Cách chăm sóc môi trị môi khô nứt nẻ mà bạn gái cần biết
Môi khô, nứt nẻ hoặc đau thường xảy ra vào những ngày trời lạnh và khô. Môi nứt nẻ mãn tính có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng nào đó, còn môi khô nẻ thông thường có thể được khắc phục bằng cách sử dụng các phương pháp trị liệu tại nhà. Hướng dẫn trong bài viết này sẽ giúp bạn biết cách trị khô môi làm cho môi mềm mọng trở lại.
Xem thêm: Công nghệ phun môi thẩm mỹ
- Nguyên nhân gây khô môi
Khô môi do thiếu nước: Một trong những nguyên nhân chính gây khô môi mà các nàng thường mắc phải, đó chính là việc để cơ thể luôn ở trạng thái “thiếu nước”. Trong khi đó, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết giúp bạn đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Vì vậy, nếu cứ tiếp tục duy trì thói quen xấu này, chẳng mấy chốc tình trạng khô môi, bong tróc thậm chí nứt nẻ chảy máu sẽ còn đeo bám bạn thường xuyên hơn.
Khô môi do di truyền: Thường thì nguyên nhân này rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên bạn cũng đừng vì thế mà “xem nhẹ” trường hợp này. Hãy chăm sóc kỹ đôi môi của mình, để chúng không trở thành khuyết điểm khiến bạn trở nên thiếu tự tin nhé.
Bên cạnh đó, nếu bạn mắc phải một số bệnh về tuyến giáp, vảy nến, hay tiểu đường hoặc nặng hơn nữa là bệnh Perleche, thì bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ và tìm ra hướng điều trị kịp thời, để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhé. Bởi đây là những trường hợp bệnh không chỉ khiến bờ môi bạn khô ráp, nứt nẻ, bong tróc mà thậm chí còn gây lở loét, đau đớn.
Khô môi do môi trường: Nắng, nóng, bụi bẩn… cũng là một trong những do khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ xảy đến với bạn. Chưa kể, với tính chất công việc thường xuyên ngồi phòng lạnh, bờ môi của bạn cũng từ đó dễ trở nên khô ráp, nứt nẻ. Vì vậy, vào mùa lạnh thời tiết hanh khô, bạn nên thoa kem dưỡng môi để cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi.
Khô môi do thiếu vitamin: Việc thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ “ghé đến”, nhất là khi cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B2 khiến cho môi của bạn không chỉ bị lột da, mà còn gay ngứa ngáy.
Khô môi do mỹ phẩm: Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng son môi, hoặc đã trải qua quá trình xăm môi. Tốt nhất, bạn nên dành chút thời gian để chăm dưỡng cho bờ môi của mình, và đừng quên tẩy trang cho môi thật sạch sau mỗi lần sử dụng nhé.
Khô môi do thói quen liếm môi thường xuyên: Cuối cùng, nguyên nhân mà dần đi vào thói quen của hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ cũng đã “lộ diện”.
2. Các cách khắc phục tình trạng khô môi
Khô môi có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, do thời tiết, hoặc do cơ địa từng người,… tuy vào tình trạng mà ta phải tìm ra các cách khắc phục khắc nhau để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. Nhiều bạn chọn các phương pháp làm đẹp như phun môi collagen để giúp cải thiện tình trạng khô môi và giữ cho môi luôn căng mọng. Tuy nhiên đó chỉ là một trong số các biện pháp.
Tẩy tế bào chết cho môi. Trước khi thoa bất kỳ thuốc bôi nào, bạn nên tẩy da chết cho môi. Việc này để lộ lớp da non và giúp chữa lành cho môi. Đừng dùng tay chà mạnh vì môi sẽ trở nên tồi tệ hơn; thay vào đó, bạn mát xa môi một cách nhẹ nhàng. Bạn có thể tẩy da chết cho môi bằng cách dùng những thứ mà bạn chọn để tẩy tế bào chết cho các phần khác trên cơ thể. Hãy thử một trong những thứ sau:
- Dùng muối hoặc đường để tẩy tế bào chết. Thoa một trong hai nguyên liệu này lên môi và mát xa theo chuyển động tròn để tẩy sạch lớp da chết (bạn cũng có thể thử dùng đường thêm một ít dầu ô-liu để tẩy tế bào chết). Môi của bạn sẽ trở nên mềm mại và tươi sáng.
- Dùng bàn chải tẩy tế bào chết. Bàn chải dễ sử dụng nhất trong trường hợp này là bàn chải đánh răng! Bạn chỉ cần đảm bảo bàn chải đã được làm sạch. Bất kỳ bàn chải nhỏ và mềm nào cũng đều dùng được. Bạn sẽ chà bàn chải lên môi theo hình vòng tròn để loại bỏ lớp da chết.
- Không dùng sản phẩm tẩy tế bào chết dạng xà phòng. Sản phẩm rửa mặt với hạt tẩy tế bào chết và loại tẩy tế bào chết dạng xà phòng sẽ khiến môi khô hơn.
Uống nhiều nước: Tốt nhất bạn nên uống 8–10 cốc nước mỗi ngày. Khi cơ thể mất nước, điều đó sẽ thể hiện ngay trên môi của bạn. Vì vậy, bạn nên uống càng nhiều nước càng tốt!
Bạn cần uống nước nhiều lần trong ngày thay vì uống nhiều nước trong một lần. Việc uống nước không giúp cải thiện tình trạng của môi ngay lập tức!
Đừng liếm hoặc bóc da khô trên môi: Khi môi khô, bạn nên tránh liếm môi liên tục hoặc bóc lớp da khô. Hai thói quen xấu này chỉ làm cho tình trạng của môi tồi tệ hơn. Việc liếm môi có thể cải thiện tình trạng tạm thời, nhưng khi nước bọt trên môi bốc hơi, môi của bạn cũng bị khô. Việc bóc lớp da khô có thể gây chảy máu, viêm nhiễm hoặc lở môi.
- Khi muốn liếm môi hoặc bóc lớp da khô, bạn nên thoa son dưỡng môi ngay lập tức.
- Thoa lại son dưỡng hoặc thuốc bôi sau khi uống nước hoặc rửa miệng.
Thoa thuốc mỡ. Hãy chọn thuốc bôi có bán ở quầy thuốc hoặc son dưỡng một cách cẩn thận để làm lành đôi môi nứt nẻ. Nhiều sản phẩm có chứa thành phần như long não (camphor) hoặc mỡ khoáng (petroleum jelly) giúp môi tạm thời tốt hơn, nhưng sẽ khiến môi khô hơn, buộc bản phải thoa sản phẩm nhiều lần.
- Tìm son dưỡng môi có chứa sáp ong, shea butter (bơ hạt mỡ), bơ dừa, dầu hạnh nhân hoặc các chất dưỡng ẩm tự nhiên khác — chỉ cần như vậy là đủ. Đừng chọn son dưỡng có nhiều thành phần mà bạn không biết cách đọc tên.
- Thuốc bôi dạng vitamin E hoặc glycerin có chứa các thành phần tự nhiên cũng rất hiệu quả.
- Tránh dùng son để cấp ẩm cho môi. Son có thể làm khô môi; vì vậy, bạn cần thoa thuốc mỡ bảo vệ ở bên dưới. Trong một số trường hợp, bạn có thể dị ứng với son hoặc màu nhuộm đỏ số 40 thường có trong các công thức son. Nếu việc này xảy ra, son có thể tạo cảm giác khó chịu hoặc các vết sưng đỏ trên môi.
Tham khảo: Các cách trị thâm môi hiệu quả tại nhà
Ngoài ra, bạn có thể dùng các phương pháp dưỡng môi từ nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, đường, dưa chuột, hoa hồng nhé! Chúc bạn luôn xinh đẹp, và có bờ môi “thu hút” mọi ánh nhìn của đối phương.