Điều tôi học được trong năm 2019 (phần 1)

Andy Le
5 min readDec 29, 2019

--

Trong năm 2019, mình học được khá nhiều điều, từ sách vở cũng như trong đời sống hàng ngày. Một số kinh nghiệm về phát triển & tổ chức nhân lực, mình sẽ hệ thống lại và trình bày trong thời gian tới.

Sau đây là một số điều thú vị mà mình học được trong năm qua dưới góc nhìn của một kỹ sư công nghệ.

Phát biểu vấn đề

Thái độ rất quan trọng trong giải quyết vấn đề. Có một câu rất hay rằng:

“Vấn đề không phải là vấn đề, vấn đề là thái độ của bạn về vấn đề đó”

Nhưng nhiều khi dưới nhiều góc cạnh, vấn đề của người này chưa chắc là vấn đề của người khác. Cũng như thế, nhiều người nhìn thấy vấn đề mà người khác không nhìn ra. Và việc biết phát biểu gọn gàng các vấn đề nhiều khi quan trọng hơn việc người ta giải quyết vấn đề. Vì thực tế là sẽ có nhiều cách giải quyết cho cùng một vấn đề, cũng như sẽ có nhiều implementation cho một abstraction. Dường như cuộc sống có sẵn lời giải cho mọi câu hỏi rồi.

Vì thế, câu ở trên có thể thành

Vấn đề không phải là vấn đề. Vấn đề là bạn có nhìn thấy vấn đề và phát biểu đúng bài toán cần giải hay không.

Năng lực phát hiện vấn đề nói trên cần phối hợp nhiều loại tư duy, bao gồm:

  • Tư duy mở (open thinking): Lạc quan lên, thế giới còn nhiều thứ phải học và trải nghiệm.
  • Tư duy phản biện (critical thinking): Đừng vội chấp nhận những thứ bạn biết, có thể bạn sẽ có lời giải tốt hơn.
  • Tư duy sáng tạo (creative thinking) để có thể connecting the dots.

Cuối cùng quan trọng không kém là tư duy ngôn từ (verbal thinking) thể hiện qua việc viết lách (writing). Vì biết tổ chức chặt chẽ các ý tưởng & trình bày cho người khác hiểu cũng là một phần rất quan trọng trong phát biểu bài toán. Nhìn rộng ra một chút thì trong thời đại số hiện nay, writing là một hình thức networking khá hiệu quả, là một loại công phu cần tu tập mà bất cứ kỹ sư nào cũng nên làm.

Writing is the most scalable professional networking activity — stay home, don’t go to events/conferences, and just put ideas down. (By David Perell)

Sau cùng, tổ chức nào cũng có vấn đề cả. Năng lực giải quyết vấn đề (bao gồm: phát hiện, phát biểu & giải quyết) là một kỹ năng tối cần thiết để bạn có thể phát triển, mang lại nhiều giá trị hơn cho tổ chức & cộng đồng.

Doanh nghiệp

Nếu nhìn doanh nghiệp như một mô hình kinh doanh (business model), bạn sẽ có định nghĩa sau:

A business model describes how you create, deliver, and capture value back from your customers.

Business Model Canvas là công cụ hay để giúp bạn mô hình hóa Business

Tuy nhiên, để giúp doanh nghiệp có business trường tồn, chúng ta cần có chiến lược xây dựng tổ chức (Organization strategy), theo đó, mình có thể định nghĩa:

An organization model describes a funnel of how a company attract, grow & employ people

Trong các tổ chức mới như startup, việc có được funnel như trên có thể chưa là một vấn đề. Nhưng khi tổ chức đông người lên, điều này thực sự quan trọng, đặc biệt trong quá trình cần đổi mới tổ chức, cần có những góc nhìn mới để giải quyết vấn đề.

Trong năm 2019, ZaloPay Edu được tổ chức để trở thành chương trình đào tạo bài bản cho fresher là một điều mình thấy tự hào. Việc chọn bước grow (trong funnel trên) là một quyết định chiến lược vì:

  • People-first. Nếu một tổ chức không quan tâm tới phát triển cá nhân (personal growth) thì sẽ không có năng lực giữ được nhân tài.
  • Giúp đào tạo ra những con người theo hướng phát triển, có mindset phù hợp.
  • Khi có những con người phù hợp, nhận diện vấn đề, trao cho họ quyền (delegate), motivate họ, bạn sẽ thực sự build được một tổ chức scalable.
  • Quan trọng không kém, grow là bước giữa trong funnel Attract — Grow — Employee. Nếu grow làm tốt, sẽ buộc 2 bước xung quanh tự đổi mới theo.

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa tuy là thứ không giúp doanh nghiệp kiếm thêm tiền, nhưng lại có vai trò tác động gián tiếp để xây dựng doanh nghiệp trường tồn. Và văn hóa doanh nghiệp thường được định bởi Founder.

Nhiều doanh nghiệp thường treo các từ (khẩu hiệu) như: Integrity, Care, Passion… để mô tả các giá trị văn hóa doanh nghiệp mình.

Gần đây, mình rất bất ngờ với quan điểm của CEO Netflix (Reed Hasting)

The actual company values, as opposed to the nice-sounding values, are shown by who gets rewarded, promoted, or let go

Tức là, văn hóa doanh nghiệp được tỏa ra từ những nhân sự đang làm việc, theo hướng nhìn top-down (từ trên xuống). Có những giá trị hay nhưng CEO không thấy, không nuôi dưỡng thì sẽ không được phát triển.

The best CEOs think systematically about their people: which roles they play, what they can achieve, and how the company should operate to increase people’s impact.

Nếu bạn quan tâm, bạn có thể xem thêm về slide trình bày khá hay của Reed về cách Netflix phát triển văn hóa doanh nghiệp tại đây. Điều đáng ngạc nhiên là mình thấy có biểu tượng Âm-Dương, triết lý của văn hóa Phương Đông, trong slide của một công ty phương Tây.

Mọi thứ không phải tự nhiên mà có được nếu không thấm nhuần triết lý và có chiến lược thực hiện hiệu quả

Các bạn có thể xem tiếp phần 2 ở đây.

--

--

Andy Le

Engineer that loves big systems, history & entrepreneurship. 👨‍🎨 Now I’m working for ZaloPay as a principal engineer. 🏡 About me: https://bigsonata.com