[film review] The Shining (1980)

Nguyen Hoang Bao
12 min readSep 23, 2019

--

photo credit: Warner Bros.

Genre: psychological horror

Director: Stanley Kubrick

Cast: Jack Nicholson, Shelley Duvall, Danny Lloyd

Screenwriters: Stanley Kubrick, Diane Johnson (based on the novel by Stephen King)

Cinematographer: John Alcott

Screen time: 2h26

Grade: A+

[Vietnamese below]

Most of classic horror films rarely use ghosts or demons to scare viewers, because the filmmakers believe that nothing is scarier than our own fears. Therefore, they are keen on exploiting these invisible psychological factors in order to produce highest level of horror and have enough screen time to develop their characters. This intention can also be seen in Stephen King’s novels, whom he usually used the dark side of humans as the primary horror element while supernatural element only plays a supportive role. “The Shining” is not an exception, by the excellent directing, Stanley Kubrick utilized Stephen King’s novel in order to manifest one of most classic sequences of horror genre.

photo credit: Warner Bros.

Summary

Jack Torrance (Jack Nicholson) is an unsuccessful writer and he agrees to be a caretaker for Overlook hotel in Colorado Rockies during the off-season (winter). Despite being told by the hotel owner, Stuart Ullman, about the massacre committed by Charles Grady (the ex caretaker) who murdered his two daughters and wife brutally and the motive was assumed to be the “cabin fever” syndrome, Jack is willing to take the job and move in the hotel with his wife Wendy (Shelley Duvall) and his son Danny (Danny Lloyd) throughout the winter. Danny is informed to possess “shining”, a supernatural ability of telepathy and seeing visions from the past and future, by the explanation from the hotel’s head cook, Dick Hallorann, who has the same ability. Throughout the time living in the hotel, the Torrance family witnesses many strange phenomenons and Jack starts losing his mind like the ex caretaker.

photo credit: Warner Bros.

The hotel

From the beginning scenes of “The Shining”, we receive bad feelings about Overlook hotel. Firstly by Danny’s imaginary friend Tony, who is actually the way Danny perceive his “shining” ability, tells him should not go to Overlook. After being asked for many times by Danny, Tony shows him some horrifying images of that hotel. Then there is the story of the massacre whom Jack is told to by Stuart the hotel owner and Jack’s story about the people trapped in the wood and had to survive through cannibalism. However, in contrary to the bad feelings received from beginning, when the Torrances arrives to the hotel, the family is guided by Stuart to tour all the property and they are stunned by the splendor and the monumentalism of the hotel. At first glance this is unlikely to be a haunted place because of the bright look, the comfort, the luxury from inside out and the abundant storage of food. It’s hard to believe this is where most of a horror scenes are taken.

photo credit: Warner Bros.

The horror depiction

So, what is the element of horror of this film? First of all, it’s the sound design, one of the most excellent feature of “The Shining”. Despite the fact that Stanley’s adaptation doesn’t have many jumpscares, it manages to keep the audiences’ hearts beating fastly throughout the film and provides just a few moments of calm and relaxation as due to its unique sound effects and background music. Early scenes of the hotel, there nothing happens, but because of the background sounds, the viewers are always afraid of something bad is going to happen. Moreover, Stanley didn’t use sound effects that attachs to surrounding objects in order to deliver the horror like other mainstreams that we used to see such as the sound of the planking floor, the sound of wind go through the gap in the window or the sound of slamming door. This decision was to direct the audiences to recognize that the abnormal phenomenons didn’t come from the hotel itself, but from the emotions and psychology of the characters instead. In other words, instead of making horror by the sounds of the objects, the director chose to make horror by the sounds that depicted the inner feelings of the characters (as well as the viewers).

photo credit: Warner Bros.

The supernatural interactions

Unlike other horror works when the supernatural element is inserted in order to interact with the characters (scaring) for horror generating, almost the first two-thirds of “The Shining”, besides Danny and Hallorann’s “shining” ability, most of the scary incidents are hard to tell whether they are real or just imaginations of the characters. Those incidents (the pouring blood from the elevator, the twins, the old lady in the bathroom, the bartender at the bar,…) nearly don’t have any physical impacts on the characters. Along with a non-scary hotel, the audiences easily assume that the Torrances really suffer “cabin fever” which causes them hallucination and drives them crazy with each other. The only physical contact of the supernatural element in entire film is the moment of the storage door automatically opens in order to release Jack and since then the audiences are confirmed about the supernatural force’s existence inside the hotel.

photo credit: Warner Bros.

The ending

Despite the dedication of the screenplay in almost entire film, “The Shining” drops a disappointing ending with a simple solution. Jack Torrance was developed by stories in the past which revealed through his failure of career as well as his failure of being a husband and a father. The character’s personal issue was supported by the effect of the Overlook hotel, or in other words, the supernatural force inside the Overlook hotel took advantage of his available issue in order to manipulate him. Jack was built to be a maniac murderer but struggled to kill his wife and son. In the scene of chasing Danny in the maze, Jack is easily outsmarted and left frozen to death by a kid. Perhaps, the ending attempts to show the audience that if we face our failure by hatred and vengeance, we will achieve another failure in whatever we do even when we receive the support of any outside forces. Or in a simpler point of view, Stanley just wanted to depict Jack Torrance wasn’t scary as we thought, he was just a middle-age man who was manipulated by his own ego and became lunatic and was only capable of bullying weaker people. In spite of no matter what the intention was, it’s hard to tell that this is a good ending. The photo captured in 1921 in the hotel shows a man who looks exactly like Jack Torrance, this mysterious detail plays a role of generating curiosity and interest at the end. However, with an empty winning of Danny, this detail generates more confusion rather than what is expected.

photo credit: Warner Bros.

Eventually, Stanley’s “The Shining” is inarguable one of the best of its genre. Like many Stephen King’s horror novels, the story of “The Shining” has a very unique way of scaring and choosing horror subject as well as depicting characters’ inner worlds. However, Stephen is truly stuck when ending his books and that makes many cinematic adaptations also struggle for their endings.

Nguyen Hoang Bao

[Tiếng Việt]

Phần lớn những phim kinh dị đỉnh cao thường không sử dụng ma quỷ để hù dọa, vì nhà làm phim tin rằng không có gì đáng sợ hơn nỗi sợ của chính mình. Nên họ luôn muốn khai thác yếu tố tâm lý vô hình này để làm những bộ phim có mức độ kinh dị cao nhất mà vẫn đủ không gian để phát triển nhân vật của mình. Điều này chúng ta luôn thấy ở nhiều tác phẩm của Stephen King, khi ông luôn sử dụng những mặt tối của con người để làm yếu tố kinh dị chính và những yếu tố siêu nhiên chỉ là sự bổ trợ. “The Shining” cũng không ngoại lệ, qua bàn tay tài ba của mình, đạo diễn Stanley Kubrick đã tận dụng tiểu thuyết của Stephen King để tạo ra một trong những thước phim kinh điển nhất của dòng phim kinh dị.

Tóm tắt

Jack Torrence (Jack Nicholson) là một nhà văn không mấy thành công và nhận một công việc làm quản gia cho khách sạn Overlook ở Colorado Rockies vào mùa không nhận khách (mùa đông). Dù được chủ của khách sạn, ông Stuart Ullman, kể về vụ thảm sát từng xảy ra do Charles Grady (quản gia cũ) thực hiện bằng việc giết hai con gái và vợ mình một cách tàn bạo, và động cơ của Grady đến từ chứng “cabin fever”, Jack vẫn mong muốn nhận công việc này và cùng gia đình mình gồm người vợ Wendy (Shelley Duvall) và đứa con trai Danny (Danny Lloyd) đến sinh sống bên trong khách sạn qua suốt mùa đông. Người con trai Danny được biết rằng cậu bé có khả năng “shining”, một năng lực siêu nhiên giúp cậu thần giao cách cảm, nhìn được những hình ảnh ở quá khứ và tương lai, qua những giải thích của ông đầu bếp trưởng của khách sạn, Dick Hallorann,người cũng sở hữu khả năng giống cậu. Trong thời gian sinh sống ở khách sạn, gia đình nhà Torrence gặp phải nhiều hiện tượng kì lạ và Jack bắt đầu trở nên mất kiểm soát giống ông quản gia cũ.

Khách sạn

Từ những cảnh đầu của “The Shining”, chúng ta đã có cảm giác bất an về khách sạn Overlook. Đầu tiên là qua người bạn tưởng tượng Tony của Danny, thực chất là khả năng “shinning” của cậu và cậu xem nó là người bạn tưởng tượng, bảo với cậu rằng không nên đến Overlook. Sau một hồi bị Danny gặng hỏi thì người bạn ấy mới cho Danny thấy những hình ảnh đáng sợ về khách sạn đó. Tiếp theo là lời kể về sự kiện thảm sát từ chủ khách sạn cho Jack, cũng như câu chuyện của anh về những người bị kẹt trong rừng phải ăn lẫn nhau. Nhưng trái với những cảm giác bất an ấy, khi đến khách sạn, người xem cùng với gia đình Torrence được ông chủ Stuart dẫn đi tham quan và bất ngờ với vẻ đẹp tráng lệ cũng như sự hoành tráng về không gian. Thoạt nhìn đây không hề giống một khách sạn bị ma ám mà ngược lại, khách sạn trông rất sáng sủa và đầy tiện nghi, sang trọng từ trong ra ngoài, đồ ăn dự trữ đầy đủ. Thật khó tin đây sẽ là nơi dành cho phần lớn thời lượng của bộ phim kinh dị.

Cách thể hiện sự kinh dị

Vậy yếu tố kinh dị nằm ở đâu? Đầu tiên là từ hiệu ứng âm thanh, một trong những điểm sáng nhất của phim. Dù không quá nhiều những cảnh hù dọa, “The Shining” vẫn khiến tim khán giả đập thình thịch xuyên suốt bộ phim và có rất ít không gian để mà cảm thấy nhẹ nhõng thư giãn nhờ vào những hiệu ứng âm thanh và nhạc nền rất đặc biệt. Những cảnh đầu trong khách sạn dù chưa có gì chuyện gì xảy ra, nhưng nhờ vào nhạc nền mà người xem luôn cảm thấy có điều gì đó tệ sắp diễn ra. Tuy nhiên, Stanley lại không sử dụng những hiệu ứng âm thanh gắn liền với đồ vật xung quanh nhà để tạo sự kinh dị như chúng ta vẫn thấy ở những phim khác như tiếng sàn gỗ, tiếng gió lùa qua khe cửa, tiếng của sổ đập. Lựa chọn này có thể là hướng khán giả nhận ra sự bất thường không đến từ khách sạn, mà đến từ cảm xúc và tâm lý của nhân vật. Nói cách khác, thay vì sử dụng hiệu ứng âm thanh của đồ vật để tạo sự kinh dị, đạo diễn sử dụng hiệu ứng âm thanh diễn đạt nội tâm của nhân vật (và của cả người xem) để từ đó tạo ra tính kinh dị của phim.

Những tương tác của yếu tố siêu nhiên

Khác với những tác phẩm kinh dị khác khi yếu tố siêu nhiên được đưa vào để tương tác với các nhân vật (hù doạ) nhằm tạo tính kinh dị, gần 2/3 đầu phim “The Shining” ngoài khả năng shining của Danny và ông Hallorann là yếu tố siêu nhiên thì hầu như những hình ảnh, sự kiện kinh dị đều khó phân biệt được đó là sự tưởng tượng của nhân vật hay là thật. Những hình ảnh trên (máu tuông ra từ thang máy, cặp song sinh, bà lão khoả thân trong nhà tắm, bartender ở quầy bar,…) hầu như rất ít có những tác động vật lý đến nhân vật. Với một khách sạn không có gì đáng sợ, người xem dễ dàng có cảm giác như gia đình Torrence thật sự bị “cabin fever” và họ tự tưởng tượng rồi phát điên với nhau trong đó, và tất cả những thứ kỳ lạ họ thấy đều là ảo giác. Tác động vật lý duy nhất của yếu tố siêu nhiên trong suốt bộ phim là việc cảnh cửa nhà kho tự mở để giải thoát cho Jack và kể từ đó người xem mới được xác nhận về sự tồn tại thế lực siêu nhiên trong khách sạn.

Phần kết của bộ phim

Tuy chỉnh chu về mặt kịch bản gần như cả bộ phim, “The Shining” để lại một cái kết khá hụt hẫng với cách giải quyết vấn đề khá đơn giản. Nhân vật Jack Torrence đã được xây dựng từ những câu chuyện quá khứ thể hiện qua sự thất bại cả về sự nghiệp lẫn việc làm chồng và làm bố. Vấn đề cá nhân của nhân vật được bồi đắp thêm bởi sự ảnh hưởng của khách sạn Overlook, hoặc nói cách khác, thế lực siêu nhiên trong khách sạn Overlook lợi dụng những vấn đề có sẵn của Jack để thao túng ông. Jack được thúc đẩy trở thành tên sát nhân điên loạn nhưng loay hoay mãi không thể giết nổi người vợ và đứa con trai của mình trong khi về mặt ngoại hình Wendy và Danny đều rất nhỏ bé và yếu ớt. Để rồi đến cảnh rượt đuổi Danny trong mê cung, Jack dễ dàng bị một đứa trẻ đánh lừa để rồi chết cóng trong đó. Có thể cái kết muốn cho người xem thấy khi chúng ta đối diện với thất bại bằng sự giận dữ và thù hận thì dù có được sự hỗ trợ của bất kì thế lực nào thì cái chúng ta nhận vẫn là sự thất bại trong bất kì việc gì. Hoặc ở góc nhìn đơn giản hơn, Stanley chỉ ra rằng Jack không thật sự đáng sợ như chúng ta nghĩ, ông chỉ là một người đàn ông tuổi trung niên bị thao túng bởi cái tôi của chính mình và trở nên điên loạn và đồng thời chỉ có thể bắt nạt được kẻ yếu thế hơn. Dù ý đồ là gì, cũng khó có thể nói đây là một cái kết hay. Bức hình được chụp vào năm 1921 trong khách sạn cho thấy một người đàn ông có gương mặt giống hệt Jack Torrence, sự bí ẩn này đóng vai trò tạo ra sự tò mò thú vị trước khi kết thúc phim nhưng với chiến thắng đầy hụt hẫng của Danny thì chi tiết đó gây nên nhiều sự bối rối hơn là tò mò.

Kết, bộ phim “The Shining” của Stanley rõ ràng là một trong những phim xuất sắc nhất thuộc thể loại kinh dị. Giống với nhiều tác phẩm tiểu thuyết kinh dị khác của Stephen King, câu chuyện của “The Shining” có cách đặc biệt trong việc hù dọa và việc lựa chọn đối tượng kinh dị cũng như miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật. Dù vậy, Stephen thực sự bế tắc khi kết thúc những quyển sách của ông và nó khiến cho những bộ phim chuyển thể cũng chật vật với cái kết của chúng.

--

--

Nguyen Hoang Bao

I am a coach and a cinephile. I share thoughts about films and life.