UX/UI Designer — Phần 1: ngày xửa ngày xưa

Nguyen Vuong Chung
3 min readDec 6, 2017

Ngày xửa ngày xưa, khi bạn nói từ “Design“, thì khả năng rất cao là bạn đang nói về Graphic Design. Nhưng ngày nay, thế giới công nghệ ngày càng trở nên phức tạp hơn và có rất nhiều công việc mới ra đời, điều đó đã gây nhiều sự nhầm lẫn cho những người bên ngoài và cả những người mới gia nhập nền công nghiệp thiết kế. Sự ra đời của các vị trí mới cũng đồng nghĩa với sự thay đổi về yêu cầu công việc, tư duy và kết quả cần đạt được khác nhau.

Bản đồ của User Experience Design

Tại Việt Nam, nhiều năm nay vẫn tồn tại một vị trí là UX/UI Designer, các bạn hãy tưởng tượng một người có thể làm tròn vai trò của tất cả các vòng tròn trên bản đồ. Nếu người đó có tồn tại, tôi rất hâm mộ họ.

Khoảng 10 năm trước, trong những năm đầu của cơn đổ bộ web design / app design về Việt Nam, những sự nhầm lẫn là dễ hiểu và cũng đáng để tha thứ. Thị trường nói chung trong khoảng 2 năm gần đây, cũng đã rạch ròi hơn khi tách riêng 2 vị trí UX Design và UI Design, nhiều công ty còn tách cả UX ra 2 vị trí là UX Research và UX Design vì khối lượng công việc lớn và mục tiêu khác nhau 2 vị trí này.

Một mẫu tuyển dụng UX Reseach

Tuy vậy ở nước ngoài, số lượng Job Title trong quy trình UX vẫn nhiều hơn, đặc biệt khi yêu cầu công việc đòi hỏi chất lượng cao và chi tiết.

Đây là các UX Job Titles mà một người bạn học về chuyên ngành Interactive Design bên Mỹ đã gửi cho mình (Thank Jasmine)

Mọi người hãy quay lại nhìn tấm bản đồ trong ngành UX, có rất nhiều kiến thức và kỹ năng đòi hỏi để thực sự làm tốt quy trình UX. Hơn thế nữa, các kỹ năng đều có sự giao thoa lẫn nhau dẫn tới khoảng cách của các vị trí trở nên không rõ ràng. Từ đó dẫn tới khi làm việc tạo ra những lỗ hổng không ai đảm nghiệm, cũng như những việc sẽ bị dẫm chân lên nhau. Cả 2 trường hợp đều dẫn tới giảm hiệu quả làm việc và quan trọng là khó tạo ra được những sản phẩm đỉnh cao, thực sự đem lại giá trị.

Tất cả những điều này là lý do tại sao tôi ghét cụm từ UX/UI Design. Nó thể hiện rằng nền công nghiệp Design tại Việt Nam còn sơ khai và kém phát triển, đánh đồng các vai trò vào với nhau, không hiểu về bản chất công việc và dẫn tới là các vị trí đều không thể phát triển.

Trong bài viết tiếp theo tôi sẽ chia ra định nghĩa, vai trò cơ bản về các Job Titles khác nhau dựa trên sự tổng hợp của nhiều tài liệu tôi đã tham khảo được.

UX/UI Design- Phần 2: Ngày nảy ngày nay

Nguồn tham khảo:

https://praxent.com/blog/8-designer-job-titles-why-they-shouldnt-matter-much-in-your-search-for-talent

https://visual.ly/community/infographic/computers/disciplines-user-experience-design

--

--