ĐẶC TRƯNG CỦA THAM NHŨNG

Kinh Doanh Liêm Chính
7 min readJul 30, 2018

--

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện cùng với sự phát triển của nhà nước, hành vi này là biểu hiện tha hóa của một bộ phận quan chức được giao cho các quyền hạn về chính trị- kinh tế- xã hội

Tham nhũng là gì?

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện cùng với sự phát triển của nhà nước, hành vi này là biểu hiện tha hóa của một bộ phận quan chức được giao cho các quyền hạn về chính trị- kinh tế- xã hội,….gây nên hậu quả rất lớn trong tất cả mọi vấn đề của xã hội Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên toàn thế giới nói chung.

Khái niệm chung: Tham nhũng

Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc người được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo nghĩa hẹp, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (Luật phòng, chống tham nhũng- 2005).

Người có chức vụ, quyền hạn hiện nay vẫn còn giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc về hệ thống chính trị, nói theo cách khác, là những cán bộ làm việc ở cơ quan tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn và tài sản của Nhà nước.

Tội phạm tham nhũng

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tỏng Bộ luật Hình sự, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”- theo khoản 1, điều 8, Bộ Luật Hình sự.

Từ khái niệm tội phạm nói chung và khái niệm tham nhũng, chúng ta có thể nhận định: Các tội phạm về tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có chức vụ quyền hạn của mình thực hiện trong khi thi hành công vụ một cách cố ý trực tiếp xâm phạm vào hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhằm trục lợi.

Tài sản tham nhũng

Theo Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007, “tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng”.

Có thể nói, tài sản tham nhũng chính là những phúc lợi xã hội bị tước đoạt, biến thành tài sản riêng của một hoặc một nhóm người.

Đặc trưng của tham nhũng

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, tham nhũng sẽ có những đặc trưng cơ bản sau,

Thứ nhất, chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn- nhóm đối tượng có quá trình công tác, cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm. Họ thường là những người được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thể mang về thế mạnh kinh tế. Chính điều này đã khiến việc điều tra, xét xử hành vi tham nhũng trở nên khó khăn hơn.

Thứ hai, chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để vụ lợi cho mình, cho gia đình hoặc cho những người khác. Đây chính là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Đặc trưng thứ ba của tham nhũng là mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi, là hành vi cố ý. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người giữ chức vụ quyền hạn có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể phải đạt được lợi ích về mặt vật chất.

Biểu hiện của hành tham nhũng

Hiện nay, tham nhũng ở Việt Nam đang ngày càng trở nên tinh vi hơn, và trên thực tế được biểu hiện hết sức đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo Bộ luật hình sự, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, những hành vi sau đây sẽ được quy vào nhóm hanh vi tham nhũng:

Tham ô tài sản: là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Nhận hối lộ: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi: là cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào, gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm

Giả mạo trong công tác: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây:

Nguyên nhân dẫn đến hành vi tham nhũng

Tham nhũng là hiện tượng xã hội gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự hình thành giai cấp cũng như sự ra đời và phát triển của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước và các quyền lực công cộng khác.

Có thể nói sự phát triển của các hình thái nhà nước đã tạo tiền đề quan trọng để phát tham nhũng phát triển. Ngoài ra, nhu cầu về lợi ích của mỗi cá nhân cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến tham nhũng mở rộng như hiện nay. Khi yếu tố lợi ích kết hợp với sự lạm quyền của những người có chức vụ, quyền hạn thì khả năng xảy ra hành vi tham nhũng là rất lớn. Nhìn chung, có hai nguyên nhân chính dẫn tới tham nhũng.

Nguyên nhân khách quan của tham nhũng

Do hệ thống chính trị nước ta chậm đổi mới, trình độ quản lý lạc hậu. mức sống thấp, tạo ra các kẽ hở cho tệ tham nhũng nảy sinh và phát triển. Ngoài ra, tham nhũng cũng phát sinh do mặt trái của nền kinh tế thị trường, do sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rêt, hầu hết chúng ta đều phải chịu sức ép của việc kiếm tiền, khiến xuất hiện tâm lý tất cả mọi thứ đều có thể mua bán. Một số nét văn hóa như biếu, tặng quà cũng bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng.

Nguyên nhân chủ quan của tham nhũng

Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Việt Nam đang bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém. Việc cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin — cho” trong hoạt động công vụ vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý. Không những thế, sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở một số nơi chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; việc xử lý tham nhũng chưa nghiêm.

Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ thể, hữu hiệu. Ngoài ra, ở nước ta vẫn chưa có những công cụ giúp phát hiện và xử lý tham nhũng hiệu quả; việc huy động lực lượng của nhân dân và sự tham gia của lực lượng báo chí vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Thông tin về luật phòng chống tham nhũng, mời bạn tham khảo tại website của chúng tôi

Liên kết MXH:

Facebook

Google+

Twitter

DeviantArt

Diigo

Flickr

Gab

Github

Goodreads

Instapaper

LinkedIn

Minds

Pinterest

Tumblr

VK

Wordpress

Blogspot

--

--