VÍ DỤ VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG

Kinh Doanh Liêm Chính
4 min readAug 4, 2018

--

Tham nhũng là một trong những khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước.

Có bao nhiêu hành vi tham nhũng?

Từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong suốt những năm qua, Bộ luật phòng, luật phòng chống tham nhũng năm 2005 đã quy định các 12 hành vi sau là hành vi tham nhũng. Các hành vi tham nhũng bao gồm:

  • Tham ô tài sản
  • Nhận hối lộ
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  • Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
  • Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
  • Người có chức vụ, quyền hạn đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương để vụ lợi cho bản thân hoặc cho người khác.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà nước vì vụ lợi.
  • Nhũng nhiễu vì vụ lợi
  • Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao vì mục đích vụ lợi
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để bao che cho đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật vì mục đích vụ lợi; làm cản trở, can thiệp một cách trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì mục đích vụ lợi.

Ví dụ về tham nhũng

Những lĩnh vục có nguy cơ xuất hiện hành vi tham nhũng cao đều bắt nguồn từ những người có chức vụ, quyền lợi hoặc được giao chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đó để vụ lợi cho bản thân hoặc cho người khác. Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của vẫn nạn này và là dấu hiệu chính để chúng ta nhận thức được chính xác đâu là hành vi tham nhũng và đâu là hành vi thông thường.

Chẳng hạn, A là thủ quỹ của một đơn vị nhà nước, A đã lợi dụng quyền hạn mà tổ chức giao cho mình để lấy quỹ cơ quan và đầu tư mua bán đất riêng. Trường hợp này chính là tham nhũng. Vì A là người có chức vụ, quyền hạn (thủ quỹ) và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để đạt được mục đích hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật.

Một vụ án tham nhũng rất nổi tiếng cách đây vài năm là vụ ăn hối lộ tại trạm kiểm soát liên hợp Đồng Bành (Lạng Sơn). Trong vụ việc này, trạm trưởng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thông đồng, cho các chủ hàng nhập lậu hàng hóa qua biên giới.

Mặc dù chủ thể của hành vi tham nhũng là những người có chức quyền, nhưng không phải bất cứ người nào có chức vụ, quyền hạn nào làm trái pháp luật cũng là thực hiện hành vi tham nhũng. Một hành vi được cấu thành tội tham nhũng chỉ khi nó có yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Ví dụ, một công chức có hành vi trộm cắp tài sản của người khác của cơ quan tổ chức khác. Trong trường hợp này hành vi này và chức vụ, quyền hạn của người đó không có liên hệ gì với nhau. Hành vi trộm cắp tài sản có thể được thực hiện bởi bất cứ người nào cho dù người đó không có chức vụ quyền hạn. Như vậy, công chức thực hiện hành vi này sẽ không được quy kết thành tội phạm tham nhũng.

Trên đây là một số dấu hiệu cơ bản để xác định một hành vi có phải là hành vi tham nhũng hay không. Hi vọng các ví dụ nêu trên có thể cho bạn những cái nhìn chính xác hơn để có thể phân biệt đâu mới thực sự là hành vi tham nhũng.

Thông tin về luật phòng chống tham nhũng, bạn tham khảo thêm tại đây

Liên kết MXH:

Facebook

Google+

Twitter

Behance

DeviantArt

Diigo

Flickr

Gab

Github

Goodreads

Instapaper

Minds

Pinterest

Linkedin

Tumblr

VK

Wordpress

Blogspot

--

--