Công ty luật nổi tiếng nhất ngay tại thành phố hồ chí minh

Công ty luật nổi tiếng nhất ngay tại thành phố hồ chí minh luât Đầu năm 2009, lại có thêm một vài tin buồn cho những người họat động trong ngành dịch vụ pháp lý nữa. Thứ nhất, theo các cam kết WTO của Việt Nam, ngành dịch vụ pháp lý không còn được hưởng ưu đãi thuế nữa nên Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã lọai dịch vụ pháp lý ra khỏi danh mục được hưởng ưu đãi đầu tư. Có một chút an ủi là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm còn 25% thay vì mức 28% như trước đây nhưng cũng không thấm vào đâu[1]. Thứ hai, Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 cũng quy định là đầu tư vốn của cá nhân luật sư thành viên sẽ phải chịu thuế 5% trên tiền lãi thu được từ cỗ tức, lợi tức sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các Công ty Luật Việt Nam[2]. Thứ ba, chi phí đóng bảo hiểm y tế cho luật sư và nhân viên đã tăng từ mức 3% hiện nay (2% cho người sử dụng lao động và 1% cho người lao động) lên mức 6% tiền lương, tiền công tháng kể từ ngày 01/07/2009 (trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3)[3]. Thứ tư, chi phí đóng Bảo hiểm thất nghiệp mới là 2% (1% tiền lương, tiền công tháng cho người lao động và 1% quỹ tiền lương, tiền công cho người sử dụng lao động) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009[4]. Thứ năm, đến đầu năm 2010, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ tăng từ mức 20% như hiện nay (5% mức tiền lương, tiền công cho người lao động và 15% quỹ tiền lương, tiền công cho người sử dụng lao động) lên mức 22% (6% mức tiền lương, tiền công cho người lao động và 16% quỹ tiền lương, tiền công cho người sử dụng lao động)[5]. Do đa số các Công ty Luật Việt Nam trả lương net (lương sau thuế) cho nhân viên nên tất cả các khỏan tăng mới này đều do các Công ty, Văn phòng Luật Việt Nam gánh chịu, đây cũng là một gánh nặng tài chính đáng kể, không thể bỏ qua.

Vậy các Công ty, Văn phòng Luật Việt Nam phải làm gì đây để có thể tồn tại trong thời kỳ kinh tế khó khăn này, đặt biệt là theo dự đóan của IMF là tình hình kinh tế tòan cầu trong năm 2009 chưa có gì sáng sủa cả và dự báo của Chính phủ Việt Nam cũng không có gì sáng sủa hơn. Dĩ nhiên, việc giảm chi phí là ưu tiên hàng đầu cho các Công ty, Văn phòng Luật Việt Nam trong tình huống mà khó có khả năng tăng doanh thu từ khách hàng, nhưng như đã nói ở trên, các chi phí của các Công ty, Văn phòng Luật Việt Nam hầu hết là chi phí cố định và không thể giảm nhanh được. Một số các Công ty, Văn phòng Luật Việt Nam may mắn hết hạn hợp đồng thuê văn phòng đã phải nhanh chóng tìm kiếm để dời văn phòng sang các biệt thự rẽ tiền hơn để cắt giảm chi phí dù phải cắn răng bỏ ra một khỏan chi phí không nhỏ để thiết kế lại các biệt thự cho phù hợp với mô típ văn phòng luật sư. Một số khác lại tìm cách giảm bớt các họat động vui chơi giải trí, huấn luyện, đào tạo cho nhân viên, chi phí giao tế, đi lại. Một số khác lại tìm cách đa dạng hóa các lĩnh vực dịch vụ pháp lý cung cấp để tìm kiếm thêm khách hàng nhằm giảm bớt sự giảm sút về doanh thu. Một số khác lại tìm cách tăng chi phí hợp lý, hợp lệ để giảm thu nhập chịu thuế (ví dụ như tăng tỷ lệ khấu hao tài sản theo quy định, giám sát chặt chẽ việc mua các hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn, chứng từ hợp pháp rõ ràng). Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp ngắn hạn mà thôi và đa số các Công ty, Văn phòng Luật Việt Nam nói chung là đang gặp rất nhiều khó khăn cần được hỗ trợ.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, tự cứu mình vẫn là phương cách tốt nhất để tồn tại thay vì trông chờ vào sự giúp đỡ của Chính phủ (ví dụ như giãn nộp thuế TNCN và miễn, giảm thuế TNDN năm 2009, hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Do đó, đề tài sáp nhập các Công ty, Văn phòng Luật Việt Nam lại trở lại là đề tài nóng được bàn thảo trở lại gần đây sau khi được một vài bài báo đưa tin đề cập trong năm 2006. Một số các Công ty, Văn phòng Luật Việt Nam gần đây đã trực tiếp hay gián tiếp liên hệ, trao đổi với nhau về vấn đề sáp nhập và hy vọng trong tương lai không xa sẽ có những sự sáp nhập lớn trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.

--

--