Hãy nắm bắt các giải pháp UX mỗi năm để giúp sản phẩm của bạn bắt kịp nhận thức của người dùng (Image by Analisa Aza)

4 giải pháp UX tiềm năng trong năm 2018 tại Việt Nam

An : )
7 min readMay 9, 2018

--

Giữa mỗi năm luôn là khoảng thời gian thích hợp, để các nhà thiết kế sản phẩm tổng hợp và xác định các giải pháp UX thịnh hành. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ với các bạn 4 giải pháp UX tiềm năng theo mình là sẽ bắt đầu phát triển mạnh tại Việt Nam trong năm 2018.

1. Vẫn sẽ là Mobile First

Đây có lẽ không phải là lần đầu tiên bạn đọc được thuật ngữ này. Bởi từ năm 2007, khi mà chiếc iPhone đầu tiên ra mắt đi kèm các quy định bắt buộc mọi sản phẩm đều phải chú trọng đến hiển thị và trải nghiệm trên di động. Thì thuật ngữ này, đã trở thành một định nghĩa mặc định với tất cả các nhà thiết kế sản phẩm.

Apple với iPhone đã tạo nên một cuộc cách mạng vĩ đại trong trải nghiệm người dùng trên các sản phẩm số (Screenshot from Apple)

Trong năm 2018, định nghĩa Mobile First tiếp tục được coi là một giải pháp UX tối ưu hàng đầu cho trải nghiệm website và application. Bất kỳ một sản phẩm nào, cũng đặt trọng tâm phát triển trên nền tảng di động là yếu tố quan trọng nhất.

Ngoài ra, với tỉ lệ cạnh tranh trải nghiệm của người dùng trên các thiết bị máy tính hay đặc biệt là máy tính bảng so với di động đã quá chênh lệch. Bởi các hãng công nghệ, đã không còn đặt nhiều trọng tâm vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất máy tính bảng, các thiết bị ra mắt với số lượng hạn chế ít tính năng đi kèm. Dẫn đến việc không nhận được nhiều sự lựa chọn của người dùng. Từ đó khiến những nhà phát triển cũng không còn đánh giá đây là một môi trường tiềm năng, để dành thời gian xây dựng các sản phẩm.

iPad là trường hợp ngoại lệ so với ngành công nghiệp máy tính bảng đang chết yểu. Tuy nhiên, tỉ lệ lựa chọn và sử dụng thiết bị không nhiều, khiến các nhà phát triển không mấy chú trọng.

Do đó việc chú trọng vào định nghĩa Mobile First trên các sản phẩm càng trở thành ưu tiên hàng đầu, bởi hầu hết thời gian trải nghiệm của người dùng đa số là trên các thiết bị di động thông minh.

Theo một số thống kê chính mình tìm hiểu thì:

  • Trong năm 2017, tỉ lệ truy cập các website từ thiết bị di động chiếm hơn 50%.
  • Các sản phẩm dịch vụ như giải trí, ăn uống, booking, mua sắm, tin tức đều được người dùng ưu tiên trải nghiệm trên các thiết bị di động.
  • Người dùng các thiết bị di động thường có thói quen mua hàng tự phát thông qua các ứng dụng.
  • Giới trẻ và độ tuổi trung niên thích trải nghiệm và dành nhiều thời gian tương tác trên các thiết bị di động hơn là trên máy tính.
  • Tại Việt Nam, việc tiếp cận và sở hữu một thiết bị di động thông minh của một người là vô cùng đơn giản. Bởi sự đa dạng về giá cả, mẫu mã đến từ rất nhiều các thương hiệu lớn.

2. Animation (Chuyển động)

Năm 2018, bên cạnh các yêu cầu mặc định đối với một sản phẩm là sở hữu các tính năng độc đáo, giao diện đẹp và thân thiện với người dùng. Thì animation cũng đã được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong trải nghiệm người dùng.

Một sản phẩm sở hữu animation mượt mà sẽ hấp dẫn người dùng trải nghiệm nhiều hơn (UI by Ramotion)

Thiết kế, xây dựng và đảm bảo tính ổn định cho một sản phẩm có animation tại Việt Nam, đã không còn là một vấn đề quá khó. Bởi với sự phát triển của internet, đội ngũ phát triển sản phẩm đã có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn tư liệu, công cụ hỗ trợ để lên ý tưởng cũng như hiện thực hoá.

Theo nhận định, thì đa số người dùng cảm thấy thích thú và sử dụng nhiều hơn, nếu sản phẩm đó mang đến cho họ những trải nghiệm tương tác (vuốt, chạm v.v.v) mượt mà, cũng những chuyển động bắt mắt và hợp lý. Thay vì những hiệu ứng loading, giật .v.vv. một cách nghèo nàn như những năm trước đây.

Người dùng cảm thấy thích thú và hài lòng với những sản phẩm sở hữu animation bắt mắt, hợp lý (UI Zhenya Rynzhuk for Sochnik)

Animation được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng, giúp tăng sự hài lòng trong trải nghiệm của người dùng với sản phẩm. Tuy nhiên, hãy xây dựng animation cho sản phẩm một cách thông và hợp lý, phù hợp với mắt nhìn cũng như cử chỉ tương tác của người dùng bạn nhé : ).

3. Smart Suggestion (Gợi Ý Thông Minh)

Hiện nay, đã có rất nhiều sản phẩm tại Việt Nam sở hữu một lượng lớn dữ liệu người dùng. Nếu biết tận dụng và phát triển những tính năng dựa trên thói quen này, bạn sẽ luôn giữ được người dùng ở lại với sản phẩm của mình.

Muốn mang lại một trải nghiệm tối ưu cho người dùng, sản phẩm cần phải hiểu được người dùng muốn gì để đáp ứng một cách chính xác (Image by Outcrowd)

Mình sẽ đưa ra các ví dụ là các câu hỏi cụ thể để các bạn hình dung về tính năng UX này nhé. Bạn có bao giờ thắc mắc:

  1. Tại sao Tiki lại có thể gợi ý được đúng những sản phẩm mà bạn đang có nhu cầu mua chưa?
  2. Tại sao Tinhte lại có thể đăng tải những bài viết phù hợp với nhu cầu người đọc công nghệ hàng ngày?
  3. Tại sao Zalo lại có thể biết bạn quen những ai để đề xuất tạo nhóm Chat vào những dịp lễ hay kỳ nghỉ để hẹn hò đi chơi?
  4. Tại sao Spotify lại có thể tạo ra những playlist chứa những bài nhạc phù hợp với sở thích của bạn như vậy?

Các câu hỏi trên cũng chính là những tính năng thông minh, được đội ngũ phát triển xây dựng trên dữ liệu của người dùng. Nhằm mang đến cho họ một trải nghiệm hoàn hảo với tính hài lòng cao, mà không cần phải yêu cầu hay thao tác quá nhiều.

Mình chú thích cơ bản để các bạn dễ hình dung về tính năng UX này được phát triển như nào nhé

Bạn ơi: Trong mục 3. Smart Suggestion này, mình nói về tính năng UX phát triển dựa trên Big Data và hệ thống AI. Nên nếu chưa hình dung được, bạn hãy tìm hiểu thêm nha. Mình hay đọc tại:

https://machinelearningcoban.com/

Nếu là một Product Designer, UX Designer, Product Owner thì việc có thêm kiến thức về cơ sở dữ liệu, các giải pháp phân tích đặc biệt là AI (Trí tuệ nhân tạo), sẽ giúp ích được rất nhiều trong công việc về sau.

4. Chatbot

Một trong những hành vi tâm lý quan trọng của người dùng khi sử dụng sản phẩm. Đó là luôn muốn các thắc mắc hoặc yêu cầu hỗ trợ của mình được đáp ứng một cách nhanh chóng. Điều này giúp tăng sự hài lòng cũng như thúc đẩy người dùng quyết định đưa ra một hành động (mua, bán, nghe, đăng ký v..v.) nói chung là tương tác mang lại lợi ích cho sản phẩm.

Chatbot sẽ là giải pháp tối ưu giúp người dùng trải nghiệm dịch vụ trên sản phẩm của bạn tốt hơn. (UI by Valentin Salmon)

Để tối ưu và đảm bảo tính chất hài lòng đến từ trải nghiệm của người dùng. Thì giải pháp sử dụng Chatbot sẽ trở lên phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở là ở các mảng như thương mại điện tử hoặc các dịch vụ phục vụ nhu cầu sống của con người.

Ngoài ra, việc đầu tư chú trọng phát triển một hệ thống Chatbot thông minh. Sẽ giúp bạn tối ưu được nguồn lực phát triển, cũng như tăng tính tự động hoá giải quyết yêu cầu của người dùng một cách chính xác trên sản phẩm.

  • Thú vị là trong quá trình tìm hiểu về Chatbot thì mình có thấy Hekate, một team tại Việt Nam có khá nhiều bài viết cơ bản về Chatbot. Có hướng dẫn chúng ta tạo và dạy một “em" chatbot vui vẻ trên Facebook. Nếu các bạn quan tâm có thể “Follow" team này hoặc thử với bài viết bên dưới nhé:

How to creat a chatbot? < Nhấn vào để xem chi tiết

Hy vọng, với bài viết chia sẻ góc nhìn này của mình sẽ giúp mọi người có một cái nhìn tổng quan hơn để áp dụng vào công việc thực tiễn. Good luck (Chúc may mắn).

Nhắc nhẹ: Mỗi thứ 3 hàng tuần, mình sẽ đăng một bài về UX theo góc nhìn tổng hợp hoặc đánh giá. Nếu các bạn quan tâm thì theo dõi cho thư giãn nhé : ).

Xin cảm ơn, vì đã mất công đọc đến tận đây. Hãy để lại nhận xét của bạn trong bài viết này để chúng ta cùng thảo luận nhé.

Mình là An : ).

--

--