ĐỪNG TIN SẼ CÓ MỘT XÃ HỘI LÀM THEO NĂNG LỰC ,HƯỞNG THEO NHU CẦU

Nguyen Cong Trinh
5 min readOct 7, 2018

--

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời.

Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.
http://www.phimmoi.net/phim/dau-tien-ho-giet-cha-toi-6007/

Nguyễn Công Trình — https://www.facebook.com/NguyenCongTrinh113

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư đã nói với họ rằng: Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế !

Cuối cùng ông tổng kết:

“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi xã hội !”

“Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.”
http://www.phimmoi.net/phim/dau-tien-ho-giet-cha-toi-6007/
— — — — — —
KHOAN DUNG
John D.Rockefeller là người sáng lập ra Tập đoàn dầu mỏ Standard Oil. Ông được mệnh danh là Vua dầu mỏ và là tỷ phú huyền thoại của Mỹ và thế giới. Ông đã tạo dựng sự nghiệp từ tay trắng, và tên tuổi ông đến nay vẫn là một trong những biểu tượng tiêu biểu của nền kinh tế Mỹ thời kỳ công nghiệp hóa.

Cách đây khá lâu, một nhà điều hành sản xuất làm việc lâu năm cho một công ty dầu khí nổi tiếng đã đưa ra một quyết định sai lầm khiến công ty bị tổn thất hơn hai triệu đô la. Lúc đó John D.Rockefeller làm lãnh đạo công ty này. Vào cái ngày tin dữ đó lan truyền, tất cả những nhà điều hành khác đều vắt óc tìm cách để tránh gặp Rockefeller, kẻo cơn giận sẽ trút lên đầu họ.

Tuy nhiên, có một người không làm như vậy, đó là Edward T. Bedford, nhà điều hành sản xuất đưa ra quyết định sai lầm kia. Bedford đã có kế hoạch gặp Rockefeller vào ngay ngày hôm đó. Ông rất đúng giờ, và ông cũng đã chuẩn bị tinh thần để nghe những lời chỉ trích của Rockfeller.

Trình giáo sư viết -https://www.facebook.com/NguyenCongTrinh113

Khi Bedford bước vào văn phòng, ông chủ tịch đầy quyền uy của công ty đang cúi xuống bàn, bận viết cái gì đó bằng cây viết chì. Bedford đứng im lặng không muốn phá ngang. Sau vài phút, Rockefeller nhìn lên. Ông bình tĩnh nói: “Anh đấy à, Bedford. Tôi chắc là anh đã nghe về vụ thất thoát của công ty?”.

Bedford trả lời rằng anh đã biết mọi chuyện.

Rockefeller nói: “Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện này, và trước khi kêu anh lên đây, tôi đã ghi ra một vài điều”.

Bedford nhìn thấy trên tờ giấy có dòng chữ: “Những điểm cần trân trọng ở Bedford…”. Rồi tiếp theo là danh sách những đức tính và điểm mạnh của anh, kể cả một đoạn tóm ngắn gọn về chuyện Bedford đã giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn trong ba trường hợp khác nhau và mang về cho công ty một số tiền gấp mấy lần số tiền thất thoát mới đây do quyết định sai lầm của anh gây ra.

Bedford nói: “Tôi không bao giờ quên bài học đó. Những năm sau, bất cứ khi nào tôi muốn đổ sự tức giận lên ai, tôi cũng tự bắt mình ngồi xuống và viết ra những ưu điểm của người đó càng nhiều càng tốt. Lúc nào cũng vậy, đến khi tôi làm xong chuyện ấy, tôi đều nhìn sự việc dưới một góc độ chân thật hơn và kiểm soát được cơn giận của mình. Không cần phải nói, điều đó đã giúp tôi biết bao lần không phạm phải sai lầm đắt giá mà ai cũng thường mắc phải — đó là mất bình tĩnh. Tôi thành thật khuyên điều này với bất cứ ai làm việc chung với người khác”.

--

--