Chuyến bay bị huỷ bỏ bởi bãi công, có được yêu cầu bồi thường không?

airConcur VN Support
airConcur-vn
Published in
5 min readJan 19, 2019
Image: The Independent

Ngày 21 tháng 2 năm 2018, AIRFRANCE thông báo đến tất cả các hàng khách, những chuyến bay trong ngày 22 tháng 2 có thể bị huỷ bỏ vì lý do đình công. Ngày 18 tháng 6 năm 2017, công đoàn BRITISHAIRWAY sẽ đình công 2 tuần từ ngày 1 tháng 7 năm 2017.

Theo thông tin lúc đó, AIRFRANCE dự tính sẽ cắt giảm 50% chuyến bay đường dài, 75% số chuyến bay tầm trung không bị ảnh hưởng, 85% số chuyến bay ngắn có thể khởi hành theo kế hoạch. Vì vậy, AIRFANCE ngoài việc thông báo cho những hành khách chịu ảnh hưởng ra, cũng có thông báo đến hành khách rằng họ có thể được bồi hoàn tiền vé, hoặc cũng có thể lùi vé máy bay tới khoảng từ ngày 23 tháng 2 đến ngày 27 tháng 2, không phát sinh thêm chi phí. Nếu hành khách lựa chọn dời lịch bay qua thời gian ngày 27 tháng 2, sẽ nhận được phiếu miễn đổi, nhưng không được bồi hoàn.

Lần bãi công này của AIRFRANCE do nhiều công đoàn gây nên, tập hợp diễu hành tại trụ sở chínhcủa AIRFANCE là sân bayde-Gaulle, người biểu tình hô cao “Không có tiền thì không bay”, họ yêu cầu tăng 6% lương. Tại sao lại như vậy? Theo tìm hiểu thì từ nhiều năm nay, lãnh đạo cấp cao của AIRFRANCE luôn từ chối tăng lương với lý do kinh tế bất ổn, nhưng công đoàn nhận ra lợi nhuận của công ty đạt 150 triệu Euro, nhưng nhân viên chỉ được tăng 1% lương, vì vậy công đoàn kêu gọi lực lượng biểu tình, dẫn đến việc phải huỷ bỏ nhiều chuyến bay.

Sự kiện bãi công 2 tuần tại nước Anh vào tháng 7 năm 2017 cũng là thông qua bãi công để thể hiện sự bất mãn với chế độ lương và trợ cấp du lịch. Đồng thời công đoàn cũng đại diện gần 1400 nhân viên, khởi kiện BRITISHAIRWAYS đã trả thù bằng cách liệt những nhân viên tham gia bãi công vào danh sách đen, cắt tiền thưởng và trợ cấp của họ một cách vô lý.

Image: PA

Bãi công, không có nghĩa là quý khách phải chấp nhận điều đó

Công ty hàng không có nhiệm vụ phải chịu những trách nhiệm mà họ cần phụ trách, bất luận là phúc lợi cho nhân viên hay an toàn chuyến bay đều thuộc phạm vi đó. Trong luật hàng không dân dụng của các nước, sự kiện bãi công thường được liệt vào trường hợp đặc biệt. Mặc dù chúng ta đều cho rằng bãi công không nên liệt vào trường hợp đặc biệt, nhưng công ty hàng không, luật hàng không dân dụng của các nước, thậm chí cả bảo hiểm sự cố du lịch, đều thể hiện sẽ không bồi thường trong trường hợp bãi công.

Vì vậy trước tiên chúng ta cần phải định nghĩa những hành vi nào thuộc trường hợp đặc biệt, thông thường, ví dụ như tình trạng bãi công do nhân viên không trực thuộc công ty hàng không (nhân viên giám sát giao thông không trung, nhân viên sân bay…), những trường hợp liên quan đến an toàn như khủng bố, thời tiết xấu, bất ổn chính trị, bạo động đều được tính. Khi xảy ra những tình huống trên, bất kỳ công ty hàng không nào cũng sẽ được miễn trừ trách nhiệm, vì những trường hợp này nằm ngoài phạm vi kiểm soát của họ.

Nói một cách đơn giản, công ty hàng không không thể khống chế những tình huống trên xảy ra, vì vậy không thể yêu cầu bồi thường dựa vào điều khoản 261/2004 quy định EC của Liên minh châu Âu. Còn trong trường hợp như của AIRFRANCE và BRITISH AIRWAYS,nếu hành vi bãi công do nhân viên của công ty hàng không gây ra, theo lẽ công ty hàng không cần phải biết đang có nguy cơ tiềm ẩn, cần phải có biện pháp thương lượng hoà giải trong nội bộ, tiếc rằng vì thất bại mới dẫn đến đình công, do vậy chúng tôi mới cho rằng công ty hàng không cần có phương án phòng tránh, không thuộc trường hợp đặc biệt. Đã có bài báo chỉ ra sự kiện bãi công của BRITISH AIRWAYS:

Cơ quan kiểm soát hàng không của Anh cho rằng sẽ không thích hợp nếu đưa tình huống bãi công đã được kế hoạch và thông báo trước vào danh sách trường hợp đặc biệt.

Ý của câu nói trên là, nếu hành vì bãi công được nhân viên của công ty hàng không lên kế hoạch và thông báo trước, cơ quan kiểm soát hàng không cho rằng không thể coi đó là trường hợp đặc biệt. Nói cách khác, chuyến bay của hành khách bị huỷ bỏ hoặc bị trì hoãn quá lâu vì lý do bãi công, có thể có quyền yêu cầu bồi thường. Đương nhiên, quyết định đó có phải là trường hợp đặc biệt hay không thuộc về phía toà án, mặc dù vậy, nhưng vẫn đáng để thử, bởi hành khách thực sự đã gặp phải sự bất tiện. Do đó vẫn phải quy trách nhiệm về cho công ty hàng không vì chuyến bay bị huỷ bỏ, bị trì hoãn; với tư cách là hành khách, quý vị không cần phải chấp nhận im lặng, quý vị có quyền yêu cầu bồi thường dựa vào sự bảo hộ của điều lệ 261/2004 thuộc quy định EC của Liên minh châu Âu.

Nếu quý khách gặp phải tình trạng chuyến bay bị huỷ bỏ, bị trì hoãn do sự kiện bãi công, bảo hiểm sự cố du lịch thường sẽ không chi trả, nhưng quý khách vẫn có cơ hội nhận được tối đa 600 Euro tiền bồi thường dưới sự bảo hộ của điều lệ 261/2004 thuộc quy định EC của Liên minh châu Âu.

Khiếu nại về sự cố của chuyến bay do bãi công.

--

--