How NFT Tokenization Can Revolutionize Asset Ownership

黎城仑
Ambros App
Published in
14 min readJul 25, 2022

Despite certain issues, the benefits of NFTs tokenization — especially in terms of increasing ownership of assets, are undeniable.

Before you can own and manage assets like real estate, bonds, artwork, or other collectibles, you’ll have to go through dozens of intermediate steps. They are not only time-consuming but also costly in terms of money.

The blockchain era has changed this situation. The tokenization process makes owning and managing assets easier than ever.

What is NFTs Tokenization?

Simply put, tokenization is the conversion of physical or virtual assets into digital units that can be bought and sold. Tokenization removes territorial barriers and intermediaries while allowing proportional ownership of assets.

The concept of tokenization has been around since the 1970s, when it was used by financial companies to secure customer information such as credit card numbers, personal data, financial statements, etc. Now, tokenization has been increasing along with the explosion of blockchain technology. Almost any asset can be tokenized, from artwork to gold to real estate.

Usually, people divide tokens into two categories: utility tokens and security tokens.

  • Utility Tokens give owners access to specific features of products and services. You will not be able to trade them on any exchange.
  • Security Tokens are digital assets that represent the owner’s legal ownership of an asset. Holders of these tokens can make purchases and sales, as well as participate in voting on important project decisions.

However, there is another way to classify tokens based on their interchangeability. In this way, tokens are classified into:

  • Fungibility tokens, which refer to assets that are divisible and not unique. They hold their inherent value, and you can easily exchange one token for another without having to dispute their value. In this sense, most of the cryptocurrencies on the market like Bitcoin, Ether, etc. are all possible tokens. 1 BTC is worth 1 BTC, no matter where it is issued.
  • Non-fungible tokens (NFTs), meanwhile, are designed to hold special value. After the tokenization process, each NFT owns a unique, indivisible, and non-interchangeable value. For example, each picture has a unique value. You cannot tear it apart or exchange its value with any 1 picture.

Thus, it can be seen that there is one thing in common between fungible and non-fungible properties in the storage capacity. The main difference between them lies in the content they store. While fungible tokens store value, non-fungible tokens store data.

For ease of understanding, we can see the difference between “reward points” and “citizen identity”. “Reward points” can be exchanged for a reward, but “citizen identity” cannot, as they are unique and separate.

How Does Tokenization Promote Property Ownership?

Reduce intermediaries

Let’s say your company wants to issue shares to the market. You will then need an underwriter and a host of other intermediaries, including custodians, brokers, registrars, and more. Each of these intermediaries adds complexity and transaction costs.

Tokenization will cut out the intermediaries, helping owners raise capital faster and cheaper. The issuance of tokens is fast and reduces the cost of intermediaries.

Not only that, instead of taking days or weeks like before, NFTs tokenization with smart contracts integrated into the blockchain will help many stages in the asset transaction process that can take less time.

As such, it can be said that this is an important feature, especially with assets such as works of art, because their authors are often individuals and often have difficulty solving problems.

Reduce Barriers to Property Ownership for Investors

While NFTs are indivisible, encryption can help break down asset ownership into smaller bits, with each bit represented by a token. This feature creates liquidity in the market, making tokenized assets a lucrative investment while reducing barriers to entry and providing more opportunities for everyone.

Works of art are great examples of the coding process. Imagine a Picasso painting valued at $200 million. Through the NFTs tokenization process, this picture is divided into 10 million tokens. As such, the threshold to invest in this artwork has been reduced to 20 USD per token. This opens the door for more people to have access to Picasso’s works of art, instead of museums and super-rich collectors like before.

Immutability

Unlike a traditional database, anything recorded on the blockchain is permanent — meaning it cannot be altered or tampered with.

This is very important, as it makes it possible to track the history or origin of an asset. You can track its origin, release date, transaction history, and change of ownership. Immutability greatly reduces theft and the potential for investment fraud.

Remaining issues

Besides the undeniable benefits, NFT tokenization still has many outstanding problems and challenges, the most prominent of which are:

Lax regulations

The novelty of blockchain technology makes the regulations on tokenization activities so far very lax.

What’s more, countries have different privacy laws and standards. An asset classified as a security in one country may be classified as a utility token in another. This disparity creates confusion for token holders and makes regulatory compliance difficult.

The valuation process is very emotional

In fact, the controversy surrounding how work is valued has been a never-ending topic with works of art. With the tokenization process, the controversy over emotional valuation is magnified many times over.

The reason for this is because of each person’s taste and perception, so there will be a scene where crazy fans are willing to pay a high price, while others set a low price.

What’s more, the market still doesn’t have a common standard for creating and managing digital tokens. The lack of connectivity between the market and the interoperability between the components of the blockchain network makes NFTs not yet widely accepted and easily traded.

Hacks and scams

The tokenization of on-chain assets opens up the possibility of safe, secure, and more efficient storage than traditional collectors. But that’s not to say that the token economy is immune to scams. In contrast, investors have seen trading platforms constantly being attacked by hackers, while cases of fraud or impersonating others to make trades are also on the rise.

High risk for small investors

Although NFT sales have spiked in 2021, it is still relatively new to the vast majority. Therefore, one problem of NFTs that can easily be recognized is poor liquidity. Furthermore, there is a divergence in the value of NFTs. While Twitter CEO Jack Dorsey’s NFT sold for $2.5 million, many other NFTs, such as the NBA’s Top Shot NFT video clip which featured professional basketball stars, are sold for less than $100.

That leads to risks for small investors. Many see NFTs as an asset class to speculate on, hoping to profit from the heat of the market. However, the strong and rapid volatility of the market can cause the value of NFTs to collapse, causing heavy losses.

Conclusion: The future of NFTs tokenization

Despite the problems, the benefits of NFTs tokenization — especially in terms of increasing ownership of assets, are undeniable.

In the financial sector, tokenization will make transactions faster and cheaper. It also opens up the opportunity to expand the market for specific assets (such as paintings, photographs, and works of art). Tokenization also helps investors — especially newcomers, to have new investment channels at a lower cost.

For real estate, tokenization offers an opportunity to improve liquidity in the market. Real estate transactions could become more transparent and easier to execute. In addition, virtual real estate is also becoming a valuable asset and is expected to soon become “expensive” in the near future.

Meanwhile, digital art is an area to look forward to as the tokenized economy develops. With tokenization, the opportunity for artists to introduce their work to the public has become easier than ever. It also means that the dominance of auction houses and wealthy collectors in the field is coming to an end.

At the moment, the biggest problem facing the development of blockchain-based tokenization is regulatory laxity. However, along with the development of the cryptocurrency market, this issue will soon be taken care of by governments. Therefore, the “token economy” remains a promising future.

Cách NFT Tokenization có thể cách mạng hóa Quyền sở hữu tài sản

Trước khi có thể sở hữu và quản lý các tài sản như bất động sản, trái phiếu, tác phẩm nghệ thuật hay các đồ sưu tầm khác, bạn sẽ phải trải qua hàng tá các bước trung gian. Chúng không những mất thời gian, mà còn tốn kém về tiền bạc.

Kỷ nguyên blockchain đã làm thay đổi thực trạng trên. Quá trình token hóa khiến cho giờ đây, quá trình sở hữu và quản lý tài sản đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhờ đâu mà token hóa có thể làm được điều này, và nó đang làm thay đổi quyền sở hữu tài sản của chúng ta như thế nào?

NFT Tokenization là gì

Hiểu một cách đơn giản, tokenization là việc chuyển đổi các tài sản vật lý hoặc tài sản ảo thành các đơn vị kỹ thuật số có thể được mua và bán. Token hóa loại bỏ các rào cản về mặt lãnh thổ và các yếu tố trung gian, trong khi cho phép sở hữu tài sản theo tỷ lệ.

Khái niệm token hóa đã xuất hiện từ những năm 1970, khi nó được các công ty tài chính sử dụng trong hoạt động bảo mật thông tin khách hàng như số thẻ tín dụng, dữ liệu cá nhân, báo cáo tài chính, v.v. Giờ đây, token hóa đã và đang gia tăng cùng với sự bùng nổ của công nghệ blockchain. Hầu hết mọi tài sản đều có thể được mã hóa, từ tác phẩm nghệ thuật, vàng cho đến bất động sản.

Thông thường, người ta chia các token thành hai loại: token tiện ích và token bảo mật.

  • Token tiện ích: cung cấp cho chủ sở hữu quyền truy cập vào các tính năng cụ thể của sản phẩm và dịch vụ. Bạn sẽ không thể giao dịch chúng trên bất cứ sàn giao dịch nào.
  • Token bảo mật: là tài sản kỹ thuật số đại diện cho quyền sở hữu hợp pháp của người sở hữu đối với một tài sản nào đó. Người sở hữu token này có thể thực hiện các giao dịch mua bán, cũng như tham gia bỏ phiếu đối với các quyết định quan trọng của dự án.

Tuy nhiên, có một cách khác để phân loại mã thông báo dựa trên khả năng thay thế của chúng. Theo cách này, các token được phân loại thành:

  • Fungibility token đề cập đến loại tàn sản có thể phân chia được và không phải là duy nhất. Chúng giữ giá trị vốn có, và bạn có thể dễ dàng trảo đổi một token này để lấy một token khác mà không gặp phải tranh chấp về giá trị của chúng. Theo nghĩa này, hầu hết các loại tiền điện tử trên thị trường như Bitcoin, Ether, v.v. đều là các token có thể. 1 BTC có giá trị bằng 1 BTC, bất kể nó được phát hành ở đâu.
  • Trong khi đó, các mã thông báo không thể thay thế (NFT) được thiết kế để giữ các giá trị đặc biệt. Sau quá trình token hóa, mỗi NFT sở hữu một giá trị duy nhất, không thể phân chia và không thể hoán đổi cho nhau. Ví dụ, mỗi một bức tranh có giá trị là duy nhất. Bạn không thể xé nhỏ ra từng phần hoặc đổi ngang giá trị của nó với 1 bức tranh bất kỳ.

Như vậy, có thể thấy có một điểm chung giữa tài sản fungible và tài sản nonfungible là ở khả năng lưu trữ. Sự khác biệt chính giữa chúng nằm ở nội dung mà chúng lưu trữ. Trong khi các fungible tokens lưu trữ giá trị, thì nonfungible tokens lưu trữ dữ liệu. Để dễ hiểu, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa “điểm thưởng” và “căn cước công dân”. “Điểm thưởng” có thể dùng để hoán đổi lấy một phần thưởng, nhưng “căn cước công dân” thì không, vì chúng có tính độc nhất và riêng biệt.

Token hóa thúc đẩy quyền sở hữu tài sản như thế nào?

Giảm khâu trung gian

Giả sử công ty của bạn muốn phát hành cổ phiếu ra thị trường. Khi đó, bạn sẽ cần người bảo lãnh phát hành và một loạt bên trung gian khác, bao gồm người giám sát chứng khoán, người môi giới, công ty đăng ký v.v.. Mỗi bên trung gian như vậy đều làm tăng độ phức tạp và chi phí của giao dịch.

Token hóa sẽ cắt bỏ các khâu trung gian, giúp chủ sở hữu huy động vốn nhanh hơn và rẻ hơn. Việc phát hành mã thông báo diễn ra nhanh chóng và cắt giảm tối đa các chi phí trung gian.

Không chỉ có vậy, thay vì phải mất vài ngày hoặc vài tuần như trước đây, Tokenization với các hợp đồng thông minh được tích hợp vào blockchain sẽ giúp nhiều khâu trong quá trình giao dịch tài sản có thể mất ít thời gian hơn.

Như vậy, có thể nói rằng đây là một tính năng quan trọng, đặc biệt là với các tài sản như các tác phẩm nghệ thuật, bởi vì tác giả của chúng thường là các cá nhân và thường gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề trung gian.

Giảm rào cản khi sở hữu tài sản cho các nhà đầu tư

Mặc dù các NFT không thể phân chia, quá trình mã hóa có thể giúp chia quyền sở hữu tài sản thành các bit nhỏ hơn, với mỗi bit được đại diện bởi một token. Tính năng này tạo ra tính thanh khoản trên thị trường, biến tài sản đã được mã hóa trở thành một kênh đầu tư sinh lợi, đồng thời giảm các rào cản gia nhập và cung cấp nhiều cơ hội hơn cho mọi người.

Các tác phẩm nghệ thuật là những ví dụ tuyệt vời cho quá trình mã hóa. Hãy tưởng tượng một bức tranh của Picasso được định giá ở mức 200 triệu USD. Qua quá trình token hóa, bức tranh này được chia thành 10 triệu token. Như vậy, ngưỡng để đầu tư vào tác phẩm nghệ thuật này đã giảm xuống còn 20 USD với mỗi token. Điều này mở ra cơ hội để nhiều người có thể tiếp cận với các tác phẩm nghệ thuật của Picasso, thay vì các viện bảo tàng và các nhà sưu tập siêu giàu như trước đây.

Tính bất biến

Không giống như cơ sở dữ liệu truyền thống, bất kỳ thứ gì được ghi lại trên blockchain là vĩnh viễn — có nghĩa là nó không thể bị thay đổi hoặc làm giả.

Đây là tính chất rất quan trọng, vì nó giúp bạn có thể theo dõi lịch sử hoặc nguồn gốc của tài sản. Bạn có thể theo dõi nguồn gốc, ngày phát hành, quá trình giao dịch và thay đổi quyền sở hữu của nó. Tính bất biến làm giảm đáng kể hoạt động trộm cắp và khả năng gian lận trong đầu tư.

Những vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, NFT tokenization vẫn còn nhiều vấn đề và thách thức còn tồn tại, mà nổi bật nhất là:

Các quy định còn lỏng lẻo

Sự mới mẻ của công nghệ blockchain khiến các quy định về hoạt động token hóa cho đến nay còn rất lỏng lẻo.

Hơn thế nữa, các quốc gia có các luật và tiêu chuẩn bảo mật khác nhau. Một tài sản được phân loại là chứng khoán ở một quốc gia có thể được phân loại là một token tiện ích ở một quốc gia khác. Sự khác nhau này tạo ra sự nhầm lẫn cho chủ sở hữu mã thông báo và gây khó khăn cho việc tuân thủ quy định.

Quá trình định giá còn nhiều cảm tính

Thực ra, những tranh cãi xoay quanh việc một tác phẩm được định giá như thế nào đã là một chủ đề không có hồi kết với những tác phẩm nghệ thuật. Với quá trình token hóa, những tranh cãi về quá trình định giá mang tính cảm tính càng được phóng đại lên nhiều lần.

Nguyên do của điều này là bởi sở thích, cảm quan từng người, nên sẽ có cảnh fan cuồng sẵn sàng trả giá cao, trong khi những người khác thì định giá thấp.

Hơn thế nữa, thị trường vẫn chưa có tiêu chuẩn chung nào để tạo và quản lý mã thông báo kỹ thuật số. Sự thiếu kết nối giữa thị trường và khả năng tương tác giữa các thành phần của mạng lưới blockchain khiến cho NFTs vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi và dễ dàng mua bán.

Hack và lừa đảo

Việc token hóa các tài sản trên chuỗi mở ra khả năng lưu trữ an toàn, bảo mật và hiệu quả hơn so với thú sưu tầm đồ truyền thống. Thế nhưng nói như vậy không có nghĩa là nền kinh tế mã thông báo miễn nhiễm với lừa đảo. Ngược lại, các nhà đầu tư đã chứng kiến các nền tảng giao dịch liên tục bị tin tặc tấn công, trong khi những vụ việc lừa đảo hoặc giả mạo người khác để thực hiện giao dịch cũng ngày càng tăng.

Rủi ro cao đối với các nhà đầu tư nhỏ

Mặc dù doanh số bán NFT đã tăng đột biến trong năm 2021, nó vẫn còn tương đối mới đối với đại đa số. Do đó, một vấn đề của NFTs có thể dễ dàng nhận ra là thanh khoản kém. Hơn thế nữa, đang có sự phân hóa về giá trị của các NFTs. Trong khi NFT của CEO Twitter Jack Dorsey được bán với giá 2,5 triệu USD, thì nhiều NFT khác, chẳng hạn như video clip Top Shot NFT của Liên đoàn bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) về các ngôi sao bóng rổ chuyên nghiệp, lại chỉ được bán với giá dưới 100 đô la Mỹ.

Điều đó dẫn đến những rủi ro đối với các nhà đầu tư nhỏ. Nhiều người coi NFTs là một loại tài sản để đầu cơ, với hy vọng thu được lợi nhuận từ sức nóng của thị trường. Tuy nhiên, sự biến động mạnh mẽ và nhanh chóng của thị trường có thể khiến giá trị của các NFT sụp đổ, gây ra thiệt hại nặng nề cho nhà đầu tư.

Tạm kết: Tương lai của token hóa

Mặc dù còn nhiều vấn đề, những lợi ích của token hóa — đặc biệt là trong việc nâng cao khả năng sở hữu tài sản, là không thể phủ nhậnn

Trong lĩnh vực tài chính, token hóa sẽ thúc đẩy các giao dịch trở nên nhanh hơn và rẻ hơn. Nó cũng mở ra cơ hội mở rộng thị trường cho các tài sản mang tính đặc thù (như tranh, ảnh và các tác phẩm nghệ thuật). Token hóa cũng giúp các nhà đầu tư — đặc biệt là những người mới, có thêm các kênh đầu tư mới với chi phí thấp hơn.

Đối với bất động sản, token hóa mang đến cơ hội cải thiện tính thanh khoản trên thị trường. Các giao dịch bất động sản có thể trở nên minh bạch hơn và dễ thực hiện hơn. Ngoài ra, các bất động sản ảo cũng đang trở thành một loại tài sản có giá trị, và được dự báo sẽ sớm trở nên “đắt hàng” trong thời gian tới.

Trong khi đó, nghệ thuật kỹ thuật số là một lĩnh vực đáng được mong đợi khi nền kinh tế token hóa phát triển. Với token hóa, cơ hội để những nghệ sĩ giới thiệu các tác phẩm của mình đến với công chúng đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nó cũng đồng nghĩa với việc sự thống trị của các nhà đấu giá và những người sưu tầm giàu có trong lĩnh vực này đang dần đi đến hồi kết.

Ở thời điểm hiện tại, vấn đề lớn nhất mà sự phát triển của token hóa dựa trên blockchain phải đối mặt là sự lỏng lẻo về quy định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường tiền điện tử, vấn đề này sẽ sớm được các chính phủ quan tâm. Bởi vậy, “nền kinh tế token” vẫn là một tương lai đầy hữa hẹn.

--

--