Xác Định Giá Bán Sản Phẩm

Tuan Anh Phan
BeeComm
Published in
4 min readFeb 13, 2021
  1. Tầm quan trọng của việc xác định giá bán trên kênh TMĐT:
  • Xác định giá bán chính là xác định cách chúng ta chọn lựa con đường phát triển bán hàng trên các kênh TMĐT ngay từ đầu;
  • Xác định giá bán đúng kèm với chọn lựa chiến lược phát triển đúng sẽ giúp chúng ta phát triển nhanh hơn, phát triển đúng với sự lựa chọn chiến lược bán hàng cạnh tranh tốt hơn trong bán hàng;
  • Xác định giá bán đúng sẽ giúp chúng ta đảm bảo có lợi nhuận khi bán hàng, giúp chúng ta có kinh phí cho các hoạt động kích cầu, marketing tiếp thị sản phẩm;
  • Xác định giá bán đúng giúp chúng ta định hình và phát triển Brand tốt hơn, phù hợp với phân khúc chúng ta lựa chọn hơn.

2. Cách xây dựng giá bán sản phẩm (thường thì sẽ có 2 cách chủ yếu để chúng ta chọn lựa để xây dựng giá bán):

Cách 1 là xây dựng giá bán theo giá trị sản phẩm, sự chọn lựa phân khúc của thương hiệu.

Với cách này việc đầu tiên là chúng ta xây dựng giá trị của thương hiệu, phân khúc thị trường chúng ta chọn vì sự lựa chọn này sẽ liên quan đến việc chúng ta lựa chọn chất lượng sản phẩm, bao bì thiết kế hay cách chúng ta marketing thúc đẩy bán hàng, sau khi lựa chọn thì chúng ta bắt đầu liệt kê ra các chi phí cần có để quyết định giá bán.

Ví dụ: sản phẩm F2C hay D2C trên kênh TMĐT.

=> Cost: chi phí sản xuất của sản phẩm, bao gồm tất cả các chi phí để sản phẩm sẵn sàng giao đến tay khách hàng thường cost tầm 30 — 40% giá bán sản phẩm.

=> Chiết khấu cho sàn TMĐT: chi phí hoa hồng cho các sàn TMĐT thường hiện tại dao động xung quanh 5,5%

=> Chi phí hỗ trợ freeship cho khách hàng: thường hiện tại dao động quanh 5%.

=> Các hoạt động liên quan khuyến mãi, tài trợ cho khách hàng (voucher, combo, quà tặng…) thường chi phí giao động quanh 6–8%.

=> Chi phí vận hành: chi phí này bao gồm lương, mặt bằng, kho bãi, đóng gói giao nhận hàng hoá… thường dao động xung quanh 15%, tuỳ mô hình và công ty mà sẽ chi tiết thêm.

=> Chi phí marketing để tạo nhận diện thương hiệu và bán hàng thường gồm ads trong sàn và chi phí media ngoài sàn, chi phí này tuỳ thuộc và sự lựa chọn cách xây dựng brand và giai đoạn phát triển brand thường giao động từ 15–20%.

=> Chi phí về thuế và các giấy tờ thủ tục dự phòng từ 1–2%.

=> Cuối cùng là lợi nhuận lợi nhuận lúc này sẽ còn lại 4,5% — 22,5%. Tuỳ giai đoạn đầu tư mà lợi nhuận sẽ khác nhau, thường giai đoạn đầu khi xây dựng thương hiệu các chi phí phải chi ra tối đa để có thị trường nên lợi nhuận sẽ thấp nhất, sau thời gian dài thường phải trên 1 năm (nhanh vì là trên TMĐT) sau đó bắt đầu tối ưu để lợi nhuận cao hơn.

Cách 2 là xây dựng sản phẩm theo hành lang giá.

Cách này thường chúng ta sẽ chọn phân khúc thị trường chọn đối thủ và xây dụng giá bán theo đối thủ trên thị trường đang có, tuỳ theo ưu nhược điểm giữa mình và đối thủ mà quyết định giá bán, thường chỉ nên sử dụng hành lang giá khi giá bán trên thị trường cáo hơn giá bán theo giá trị sản phẩm nhiều.

=> Giá bán thị trường hiện tại cao hơn giá bán theo giá trị sản phẩm: nếu chúng ta có ưu điểm giỏi về marketing thì đây là điều tuyệt vời vì nó sẽ giúp chúng ta có khoảng không hơn để đầu tư các hoạt động marketing cho thương hiệu, bên cạnh đó còn giúp chúng ta có lợi nhuận cao hơn trong khâu bán hàng.

=> Giá bán thấp hơn giá thị trường, đây là cách nhiều nhà bán hàng chọn lựa lúc này trên các kênh TMĐT, vì hiện tại đa số các nhà bán hàng cho rằng bán trên TMĐT không cần là các hoạt động marketing hay vận hành rất đơn giản, cách bán chỉ cần giá thấp hơn nhà bán đang bán tốt trên sàn là bán được.

3. Kết luận:

Dù là cách bán nào thì điều quan trọng là chúng ta cần phân tích mình mạnh yếu ra sao để chọn lựa cho phù hợp.

Cách chọn lựa nào thì cũng phải có đầy đủ các chi phí để chúng ta không bị lỗ.

Chọn giá bán cao sẽ giúp chúng ta dễ mở rộng hơn do chúng ta có khoảng không để làm các hoạt động marketing và mở hệ thống đại lí và cộng tác viên bán hàng.

Người viết: Trần Lâm

--

--