Mental Model — Những khuân mẫu cho suy nghĩ giúp ra quyết định nhanh và chính xác

Kien Do
BKPirates
Published in
4 min readJun 11, 2017

Hãy hiểu Mental Model như thế này: chúng là những framework, những pattern luôn có sẵn trong đầu bạn, do bạn tìm ra bằng kinh nghiệm của bản thân, hoặc học được từ một nguồn nào khác. Những bộ khung suy nghĩ này sẽ giúp bạn có cái nhìn hoặc lối suy nghĩ về thế giới quan, giúp bạn đưa ra quyết định nhanh, chính xác và giảm sai lầm.

Tôi tổng hợp những Mental Model này từ bài viết 16 Mental Models for Founders and Leaders, gồm những Mental Model tôi thấy hay nhất và đã áp dụng, từ các Nhà sáng lập và lãnh đạo tuyệt vời trên thế giới.

Đưa ra quyết định

1. Hệ thống hai danh sách của Warren Buffett

Hệ thống này giúp bạn xác định những việc cần làm, những mục tiêu cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hai danh sáchhoạt động với 3 bước như sau:

  1. Liệt kê ra 25 gạch đầu dòng, như là 25 mục tiêu sự nghiệp, hay 25 việc cần làm trong tuần tới.
  2. Đọc lại và chọn ra 5 (hoặc 3) việc quan trọng nhất. Gọi danh sách 5 (hoặc 3) việc này là Danh sách A. 20 việc còn lại là Danh sách B.
  3. Vứt 20 việc trong Danh sách B đi. Đây là 20 việc mà bạn bắt buộc phải tránh làm (vì chính chúng là lý do khiến bạn sao lãng). Những việc bạn cần làm là ở Danh sách A. Hãy dồn toàn sức cho những việc này.
Warren Buffett

Once the Top 5 planning session was over, Warren then asked “but what about these other 20 things on your list that you didn’t circle? What is your plan for completing those?”

Steve replied confidently “Well the top five are my primary focus but the other twenty come in at a close second. They are still important so I’ll work on those intermittently as I see fit as I’m getting through my top 5. They are not as urgent but I still plan to give them dedicated effort.”

To Steve’s surprise, Warren responded sternly, “No. You’ve got it wrong Steve. Everything you didn’t circle just became your ‘avoid at all cost list’. No matter what, these things get no attention from you until you’ve succeeded with your top 5.”

2. Quy tắc 10/10/10

Khi đưa ra quyết định, chúng ta luôn để yếu tố cảm xúc ảnh hưởng, dù muốn hay không. Việc này có thể dẫn đến những quyết định sai lầm về lâu về dài. Quy tắc 10/10/10 giúp bạn có thể tránh điều đó, bằng việc trả lời 3 câu hỏi sau trước khi đưa ra quyết định:

  • Bạn cảm thấy như thế nào về quyết định này sau 10 phút nữa?
  • Sau 10 tháng nữa thì như thế nào?
  • Sau 10 năm nữa thì như thế nào?

Quy tắc 10/10/10 loại bỏ cảm xúc khỏi quá trình đưa ra quyết định, đồng thời buộc bạn phải nghĩ đến yếu tố lâu dài. Hãy dùng nó khi cần đưa ra những quyết định quan trọng, có ảnh hưởng rộng lớn.

3. Quy tắc con số 3

Tôi cực kỳ thích quy tắc này. Con số 3 là con số đẹp trong định lượng. 2 thì ít, mà 4 thì nhiều.
Tôi thường dùng Quy tắc con số 3 khi cần thuyết phục người khác. Hãy đưa ra 3 lý do. Không phải 2, không phải 4, mà là 3 lý do.
Bạn có thể dùng quy tắc này vào những ứng dụng khác như khi đưa ra đề xuất hay sắp xếp công việc ưu tiên trong ngày.

Lãnh đạo

4. Nguyên lý kim tự tháp

Trình bày ý tưởng theo hình kim tự tháp

Nguyên lý kim tự tháp đề cập đến việc khi bạn trình bày một ý tưởng hay ý nghĩ, hãy trình bày các nội dung theo hình kim tự tháp.

  • Luôn bắt đầu bằng câu trả lời (quy nạp).
  • Tổng hợp, nhóm lại những chi tiết liên quan vào một câu nói.
  • Trình tự logic được sử dụng để sắp xếp các ý, các câu nói.

Khi trình bày ý tưởng hay tranh cãi với đồng nghiệp, tôi luôn sử dụng nguyên lý kim tự tháp này. Hãy bắt đầu ngay bằng một câu chốt, tiếp theo mới là những luận điểm, sắp xếp theo trình tự logic. Điều này làm cho người nghe dễ tiếp thu hơn, dễ bị thuyết phục hơn, và ngay cả bạn cũng dễ diễn đạt ý tưởng của mình hơn.

Những Mental modal này có thể không giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn, nhưng chí ít, bạn có một công cụ, một khung sườn cụ thể để áp dụng khi bạn cần. Mong rằng bài viết này có ích, và hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách follow BKPirates.

Peace ✌️

--

--

Kien Do
BKPirates

Tech Lead @ CoderPush.com. Pass: LOGIVAN (logistics), ReasonWhy (healthcare)