Sự khác biệt giữa PoW và PoS là gì?

Luong Trang
BrickGlobal VN
Published in
5 min readJun 26, 2020

Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS) là hai thuật ngữ khá phổ biến khi nhắc đến thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải ai quan tâm đến tiền điện tử cũng có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của hai giao thức này. Cùng Brick tìm hiểu nhé!

Proof of Work (PoW) là gì?

Proof-of-Work (viết tắt: PoW) hay Bằng chứng công việc là “ông tổ” của giao thức đồng thuận, yêu cầu thợ đào phải giải các bài toán mật mã phức tạp để hợp thức hoá block và nhận lại phần thưởng dưới dạng coin hay token mới phát hành.

Đúng với cái tên gọi “bằng chứng công việc”, bạn sẽ phải “làm việc” mới được thưởng/trả công, bằng cách:

  • Cung cấp máy móc, sức mạnh của máy.
  • Tiêu thụ điện để giải quyết các thuật toán vô cùng phức tạp. Ai có càng nhiều máy, máy càng mạnh, đốt nhiều điện sẽ giải các thuật toán nhanh hơn và chính xác hơn.
  • Sau đó, hệ thống sẽ chọn ra đáp án tốt nhất. Người nào đưa ra đáp án này sẽ trở thành Validator (người xác nhận). Và người đó có quyền khai thác block mới, xác nhận các giao dịch trong block đó.
  • Cuối cùng là nhận phần thưởng chính là coin/token.

Ưu điểm của PoW

Thuật toán Proof of Work có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công từ Ddos (Distributed Denial of Service — Tấn công từ chối dịch vụ phân tán) và các tác động khác của các phần mềm tiền điện tử của thợ mỏ. Do các chức năng hạn chế quyền hạn, thuật toán Proof of Work áp đặt nhiều chính sách nhất định đối với những người tham gia. Những người tham gia cho dù nắm giữ một số tiền lớn cũng không thể có quyền quyết định cho cả mạng lưới. Bạn cần có khả năng tính toán để tìm ra các khối mới.

Nhược điểm của PoW

Chi phí dành cho thực hiện thuật toán Proof of Work là rất lớn. Bởi lẽ với các tính toán phức tạp như vậy, thiết bị máy tính thông thường không thể đảm nhận được, cần bỏ nhiều chi phí cho việc đầu tư thiết bị chuyên dụng, chưa kể đến các loại chi phí quản lý và khai thác các mỏ. Các máy tính này cũng tiêu thụ cực nhiều năng lượng, chi phí vì thế được đội lên nhiều hơn. Điều này gây ra sự gia tăng tập trung của hệ thống.

Trong khi thực hiện các công việc tạo khối, các thuật toán không cần thiết và vô dụng là điều hoàn toàn bình thường, các kết quả có thể chẳng bao giờ được sử dụng. Các thợ mỏ sẽ muốn bảo đảm an toàn. thế nhưng tỷ lệ tấn công có thể lên đến 51%.

Proof of Stake (PoS) là gì?

Proof of Stake (viết tắt: PoS) được hiểu là Bằng chứng ký gửi hay Bằng chứng cổ phần. Khái niệm Proof of Stake nói rằng một người có thể khai thác hoặc xác nhận các giao dịch khối theo số lượng tiền mà người đó nắm giữ. Điều này có nghĩa là càng nhiều Bitcoin hoặc altcoin thuộc sở hữu của một người khai thác, thì càng có nhiều sức mạnh khai thác.

Nói nôm na cho dễ hiểu là bạn có một lượng coin, bạn stake, giống như hold, và bạn sẽ nhận được thêm coi qua thời gian. Giá trị coin lên hay xuống thì không biết, nhưng số lượng sẽ tăng. Đây được gọi là đúc coin.

Ưu điểm của PoS

  • Xử lý giao dịch nhanh chóng.
  • Ngược lại với PoW, PoS không gây hại đến môi trường.
  • Không dễ bị chính quyền tấn công: không cần lượng điện năng khổng lồ.
  • Có thể được thực hiện trên các thiết bị nhỏ hơn và yếu hơn bởi vì không cần tải xuống toàn bộ blockchain. và do không cần nhiều năng lực tính toán nên có thể dễ dàng được chấp nhận đại trà.

Nhược điểm của PoS

Không có yếu tố bên ngoài: Vì cổ phần là một phần của bản thân hệ thống nền toàn bộ “trò chơi” mang tính nội bộ. Nghĩa là ai đó có đủ tiền để đầu tư độc quyền nhằm phá hủy hệ thống này có thể làm vậy bằng cách đầu tư chỉ bằng tiền; trái ngược với Bitcoin. nơi họ cần đầu tư cả tiền, cả thời gian, chuyên môn, phần cứng, điện năng và nhiều thứ hơn nữa — tức là tất cả các yếu tố bên ngoài.

Người giàu thì càng giàu: Những người đã sở hữu Ether lâu nhất (tuổi của đồng Ether trong một tài khoản cũng đóng vai trò ngang hàng với số lượng) cũng có cơ hội lớn nhất để trở thành validator. Nghĩa là cơ hội kiếm thêm Ether trên đống tài sản hiện tại của họ cũng tăng lên. Nó khác với hệ thống “giàu càng giàu” của Bitcoin bởi vì ở đó, người giàu phải tiếp tục đầu tư vào phần cứng và kiến thức để duy trì tính cạnh tranh, họ cũng chịu tổn hại nhiều hơn nếu phá hoại mạng lưới.

Vậy là Brick đã giải thích xong cho các bạn những điểm khác nhau cơ bản của hai cơ chế đông thuận Proof of Work và Proof of Stake. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được mọi người. Chúc bạn thành công!

(Nguồn: tổng hợp từ tapchibitcoin, toiyeubitcoin,…)

Tham gia kênh của chúng mình để cập nhật tin tức và kiến thức hữu ích nhất:

--

--