Phân loại chậu Composite

Chậu Composite cao cấp được làm từ hỗn hợp nhựa và sợi thủy tinh fiberglass kết dính lại với nhau, sau quá trình đúc, làm láng, sơn mới hoàn thiện. Nếu xét kĩ hơn thì chậu composite được phân làm 2 dòng chính đó là:

  • Chậu fiberstone: được làm từ hỗ hợp nhựa pha với sợi thủy tinh và có thêm nguyên liệu bột đá, tạo thành hỗn hợp dày nhưng tương đối giòn. Trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí nên nhiều xưởng sản xuất thường sử dụng cách này. Tuy nhiên việc pha quá nhiều bột đá khiến trọng lượng của chậu tăng rất nhiều, ngoài ra độ kết dính của vật liệu không cao, độ mịn của bề mặt theo đó mà không được đảm bảo, màu sơn trên loại chậu này cũng không được tốt dễ phai màu theo thời gian.
  • Chậu fiberglass: được làm từ hỗn hợp nhựa pha với sợi thủy tinh hoàn toàn không sử dụng bột đá. Loại chất liệu này nếu được thấy tận mắt thì bạn sẽ thấy độ dai của chúng rất cao, vừa cực kì bền chắc, vừa tạo trọng lượng nhẹ, không như các chất liệu thông thường giòn và nặng. Ngoài ra bề mặt do không ảnh hưởng của bột đá nên bề mặt chậu cây composite loại này rất mịn bóng. Màu sơn của loại chậu này cực kì tốt không phai màu và luôn sáng bóng. Loại này là loại chậu Composite cao cấp nhất hiện nay, được nhiều người yêu thích và lựa chọn.
  • Bột đá kết hợp với sợi thủy tinh nhưng lỗ sợi rất lớn. Loại này có trọng lượng khá nặng, muốn khoan lỗ thoát nước phải khoan bằng khoan bê tông, bề mặt chậu không láng bóng và mịn, sử dụng một thời gian sẽ vị mẻ và xước rất mất thẩm mỹ.
  • Bột đá kết hợp với xốp hay còn gọi là mút, phun sơn màu phủ bên ngoài. Có chất liệu xốp nên chậu khá nhẹ như chậu Composite cao cấp. Dễ khoan lỗ nhưng vì có lớp bột đá nên khi khoan dễ mẻ không gọn và xấu. Sử dụng một thời gian chậu bị bong ra rất xấu.
  • Loại thứ ba: Nhựa Resin pha loãng với hóa chất nhằm tiết kiệm nhựa. Vì vậy, chậu không chịu được nước, dễ nứt và phồng rộp sau thời gian sử dụng.

--

--