Blockchain là gì?

Chainlink_VN
Chainlink Community
8 min readSep 10, 2021

Blockchain (chuỗi khối) là công nghệ nền tảng hỗ trợ đề xuất giá trị của toàn bộ hệ sinh thái tiền điện tử. Nó là thứ khiến Bitcoin an toàn và là lý do các hợp đồng thông minh Ethereum có giá trị. Là phần đầu tiên trong loạt bài Giáo dục về công nghệ blockchain, bài viết này nhắm tới việc cung cấp cái nhìn sâu sắc về định nghĩa blockchain, tại sao nó cung cấp giá trị, và cách nó đang được sử dụng để định hình lại cách quản lý lòng tin trong xã hội.

Blockchain là gì? Cách nó hoạt động?

Blockchain là một mạng lưới phi tập trung, đáng tin cậy và an toàn cao cho phép mọi người lưu trữ dữ liệu, trao đổi giá trị và ghi lại hoạt động giao dịch trong một sổ cái dùng chung không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào mà thay vào đó được duy trì bởi các máy tính trên toàn thế giới.

Sổ cái là một cuốn sách hoặc tệp máy tính theo dõi hoạt động kinh tế. Sổ cái có thể theo dõi số dư tài khoản cá nhân và/hoặc sự di chuyển liên tục của tiền trong toàn bộ nền kinh tế. Ngày nay, hầu hết các sổ cái được xử lý bởi các thực thể tập trung như ngân hàng, đơn vị này duy trì và lưu trữ sổ cái trên máy chủ của chính họ và trong cơ sở dữ liệu kém minh bạch.

Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số được lưu trữ và duy trì bởi một mạng máy tính phi tập trung. Mỗi máy tính (node) trong mạng chạy cùng một phần mềm và duy trì, lưu trữ và xác thực một bản sao của sổ cái. Các blockchain công khai sử dụng tài sản bản địa gọi là tiền điện tử để khuyến khích mặt tài chính cho các node giao tiếp với nhau và đạt được thỏa thuận (đồng thuận) về tính hợp lệ của sổ cái.

Người dùng đề xuất bổ sung vào sổ cái bằng cách gửi các giao dịch chuyển giá trị từ tài khoản này sang tài khoản khác. Tài khoản người dùng được gọi là khóa công khai (còn được gọi là địa chỉ công khai) và mỗi khóa công khai được liên kết với một khóa bí mật. Khóa công khai tương tự như một địa chỉ email và khóa bí mật tương tự như một mật khẩu mà chủ sở hữu khóa công khai phải nhập (được gọi là chữ ký số) để chuyển tiền được lưu trữ trên địa chỉ của họ.

Các giao dịch đang chờ xử lý được nhóm lại với nhau thành các “khối”, nơi chúng được xử lý và xác thực bởi mỗi node trong mạng. Việc từng node kiểm tra mỗi giao dịch đảm bảo rằng các thay đổi vào sổ cái được xác thực một cách dư thừa. Để một giao dịch có hiệu lực, khóa công khai phải có đủ vốn để thực hiện giao dịch và chữ ký điện tử phải chính xác.

Khi một khối được xác nhận, nó sẽ được thêm vào sổ cái. Sổ cái là một chuỗi các khối liên tục và do đó được gọi là “chuỗi khối” (blockchain). Các node được thưởng cho dịch vụ họ cung cấp bằng phí giao dịch và/hoặc tiền điện tử mới được đúc (được gọi là phần thưởng cho khối).

Sự khác biệt về cách xử lý tài sản của người dùng khi thanh toán qua blockchain so với hệ thống ngân hàng

Có nhiều cách để thiết kế một blockchain, với mỗi cách có ưu điểm và nhược điểm riêng.

  • Quyền truy cập và tham gia vào mạng — Blockchain có thể khác nhau về mặt hạn chế hoặc mở để sử dụng và tham gia. Có ba loại blockchain chính: công khai (hoàn toàn mở), riêng tư (đóng hoàn toàn) và được cấp phép (mở truy cập, hạn chế tham gia).
  • Cơ chế đồng thuận — Blockchain đi tới đồng thuận về giao dịch bằng nhiều cách. Một số cơ chế đồng thuận phổ biến là Proof of Work (Bitcoin), Proof of Stake (Tezos), và Proof of Authority (phần đa blockchain riêng tư)
  • Tính năng thiết kế — Blockchain hiện tại chưa thể đáp ứng tất cả tính chất mong muốn. Thay vào đó, blockchains đánh đổi vài thứ để tập trung vào tính năng quan trọng. Những tính năng thiết kế quan trọng bao gồm bảo mật, khả năng mở rộng, tính phi tập trung, quyền riêng tư, dứt khoát thanh toán, và nhiều nữa.

Tại sao blockchain lại có giá trị

Blockchain cho một số đề xuất giá trị không có trên sổ cái tập trung.

  • Bảo mật –Trong một blockchain đủ phi tập trung, có khả năng rất cao là chỉ các giao dịch hợp lệ mới được xác nhận bất chấp nỗ lực của các tác nhân độc hại.
  • Bất biến — Khi một block được dư thừa xác minh, nó sẽ trở thành một phần của sổ cái không thể thay đổi và ngày càng khó thay đổi hơn theo thời gian.
  • Tin cậy — Blockchains có mạng lưới phân tán trên toàn cầu với thời gian hoạt động 24/7. Blockchain luôn trực tuyến và không bị giới hạn về mặt địa lý hoặc chính trị.
  • Ngang hàng — Blockchains loại bỏ các bên trung gian lấy bớt giá trị từ các giao dịch. Các bên giao dịch trực tiếp với nhau mà không phải chịu bất kỳ “rủi ro đối tác” — khả năng người tham gia khác trong hợp đồng sẽ không hoàn thành nghĩa vụ của họ.

Nhìn chung, các blockchain tạo ra cơ sở hạ tầng mà hai hoặc nhiều bên có thể sử dụng để tiến hành trao đổi kinh tế có độ bảo mật cao, đáng tin cậy và không bị giả mạo. Rủi ro đối tác được chuyển từ sự phụ thuộc vào các bên thứ ba đáng tin cậy có xác suất sang phụ thuộc vào phần mềm mã nguồn mở tất định thực thi chính xác như được hướng dẫn. Các công ty trở nên hiệu quả hơn bằng cách tránh hòa giải, loại bỏ các trung gian không cần thiết và giảm rủi ro đối tác.

Cách Blockchain tạo ra giá trị

Internet là một cách chia sẻ thông tin kỹ thuật số có thể được áp dụng theo nhiều cách, chẳng hạn như email, nhắn tin, viễn thông, phương tiện truyền thông xã hội, v.v. Blockchains cung cấp cùng một ứng dụng đa dụng để trao đổi giá trị, có thể được áp dụng trong nhiều những cách độc đáo để tạo ra giá trị cho người dùng cuối.

Hệ thống tiền tệ

Bitcoin chứng minh cách một blockchain công khai không cần quyền truy cập có thể được sử dụng như là một hệ sinh thái tài chính khép kín với chính sách tiền tệ của riêng nó. Bitcoin có đơn vị tiền tệ riêng là BTC với cơ chế phân chia tích hợp sẵn và có các khuyến khích tài chính để giữ cho mạng hoạt động mà không cần trung tâm điều phối. Bitcoin có nguồn cung tiền giới hạn cứng và chống kiểm duyệt; sẽ không bao giờ có nhiều hơn 21 triệu BTC. Những đặc tính tiền tệ giảm phát này khiến một số người lập luận rằng BTC là nơi lưu trữ giá trị mạnh hơn các loại tiền pháp định lạm phát.

Hợp đồng thông minh

Ethereum cho thấy cách chuỗi khối công khai không cần quyền truy cập có thể được sử dụng như một máy tính thế giới có độ bảo mật cao và đáng tin cậy để xử lý các thỏa thuận có điều kiện được gọi là hợp đồng thông minh. Thay vì theo dõi chuyển động của một loại tiền tệ duy nhất, người dùng gửi hướng dẫn tới blockchain nêu rõ “nếu sự kiện x xảy ra, thì hãy thực hiện hành động y”. Blockchain xử lý các hướng dẫn được xác định trước này (hợp đồng thông minh) bằng cách tạo ra kết quả đầu ra (chuyển giá trị) dựa trên đầu vào (dữ liệu). Ethereum có thể xử lý song song hàng triệu hợp đồng thông minh độc lập.

Biến tài sản thành token

Có nhiều dự án đang sử dụng blockchain như một cơ quan đăng ký tài sản công khai toàn cầu. Thông qua hợp đồng thông minh, các nhà phát triển có thể tạo một token bất biến duy nhất đại diện cho quyền sở hữu tài sản trong thế giới thực như bất động sản, ô tô, thẻ bài quý hiếm, v.v…. Blockchain cung cấp tính xác thực cho quyền sở hữu tài sản, theo dõi minh bạch vòng đời của tài sản và tính thanh khoản toàn cầu cho các tài sản kém thanh khoản trước đây.

Phần mềm trung gian

Giao thức Cơ sở là một cách sử dụng blockchain (mainnet Ethereum) như một phần mềm trung gian để đảm bảo nhiều hơn hai cơ sở dữ liệu doanh nghiệp có các bản ghi phù hợp mà không cần đưa dữ liệu nội bộ nhạy cảm lên blockchain. Vì mạng chính của Ethereum luôn trực tuyến, dễ dàng kiểm tra, chống thao túng và không cần quyền để truy cập, các doanh nghiệp có thể sử dụng nó để thông báo cho nhau về các hành động mà hai bên thực hiện bằng cách lưu trữ chúng dưới dạng dữ liệu trên blockchain. Dữ liệu được lưu trữ bằng cách sử dụng một kỹ thuật bảo mật được gọi là zero knowledge proofs mà chỉ các bên trong thỏa thuận mới có thể hiểu được ý nghĩa của nó. Proof này đóng vai trò như một hệ quy chiếu chung cho trạng thái của quá trình kinh doanh; ví dụ. các điều khoản hiện tại của một thỏa thuận chiết khấu số lượng lớn giữa người bán và người mua.

Bản ghi vàng

Blockchain đóng vai trò là môi trường bất biến để lưu trữ các bản ghi lịch sử. Việc có một bộ hồ sơ có độ đáng tin cậy cao sẽ giảm bớt sự va chạm trong các thị trường bị phân mảnh thường chứa nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau. Blockchain cung cấp một “Bản ghi vàng” có thể cải thiện việc theo dõi các hợp đồng tài chính, lưu trữ hồ sơ y tế, theo dõi danh tính và nhiều nữa

Tính thiết thực

Blockchain có thể được thiết kế để cung cấp một tiện ích cụ thể. Ví dụ: sử dụng mạng lưới các node phi tập trung để cung cấp phân tán video stream, lưu trữ trò chơi trực tuyến chống giả mạo, hoặc lưu trữ tệp bất biến. Tương tự như hệ thống torrent, blockchain cung cấp cách để khai thác sức mạnh của một mạng lưới phi tập trung để tạo ra tiện ích công cộng dùng chung.

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu thêm bằng cách xem bài viết tiếp theo trong loạt bài Giáo dục về Hợp đồng thông minh. Theo dõi chúng tôi trên Facebook để biết về các bài viết sắp tới và tham gia Telegram của chúng tôi để biết tin tức mới nhất về Chainlink.

--

--