Chuyện quản lý

Karmi Phuc
Chuyện nghề IT
Published in
2 min readNov 20, 2015
(trích từ blog của anh Ngọc Hiếu — UX Designer tại ngân hàng CBA)

Nếu nói về phong cách làm việc của bản thân, mình có thể gói gọn trong câu sau:

“If you want creative workers, give them enough time to play.”

Mình không thích công việc chi li, bó buộc như quân đội hay kiểu quản lý vi mô (micro-management), vì suy cho cùng việc code kiếc này nọ cũng là sáng tạo, cần đầu óc thoải mái thì mọi chuyện mới sáng sủa, hanh thông được.

Đó là ở góc độ người chịu sự quản lý. Còn với người quản lý thực ra lại không đơn giản như vậy.

Tòa nhà công ty mình cũng thuộc dạng nhỏ, nên nó có nhiều biện pháp để giảm thiểu chi phí quản lý. Từ văn phòng đến thang máy, nhà vệ sinh đều có những chiêu để tiết kiệm. Ví dụ như nhà vệ sinh thì gắn vòi tự khóa (không phải cảm ứng) cho bồn rửa và đèn cảm ứng chuyển động để thắp sáng.

Tất nhiên về mặt hiệu quả chi phí cho nhà quản lý, điều này có lợi cho họ. Về mặt người dùng lại khác, đa phần đều thấy bất tiện.

Cái vòi nước tự khóa thì không điều khiển được lượng nước mỗi lần xả. Cái đèn cảm ứng mới bá đạo: chiều tối mà đi toilet là cứ như bị Hugo nhập, vì cứ vừa giải quyết vừa phải múa may quay cuồng cho cái cảm ứng nhận được; không thì đứng yên chút là đèn tắt phụt như đêm 30.

Thế mới thấy làm quản lý luôn phải cân não giữa 2 mặt EffectivenessUsability. Nếu trong team, mình quản lý quá chặt chẽ thì công việc sẽ đi nhanh hơn, nhưng cũng dễ làm thành viên thấy ngộp. Mà dĩ hòa vi quý quá, lại khiến nhiều việc cứ phải trông chờ vào niềm tin và may rủi khi quản lý muốn đề cao sự thân thiện, thoải mái.

In short, being a Manager is the worst. You need to be a bad guy sometimes, because you could never please everybody.

--

--

Karmi Phuc
Chuyện nghề IT

Full-stack Developer. Product Builder. Life Hacker. Google Enthusiast.