Sổ tay công nghệ Corona Virus

Helen
Nghề Cohost — Quản gia công nghệ
8 min readApr 20, 2020

Các chuyên gia công nghệ thúc đẩy quá trình thu thâp thông tin qua crowdsourcing thông qua Sổ tay công nghệ Coronavirus. (Coronavirus Tech Handbook)

Mời mọi người tham khảo cuốn sổ tay này: tại đây

Xuyên suốt quãng thời gian vừa qua, một nhóm các nhà công nghệ đã dẫn đầu trong việc tổng hợp lại tất cả thông tin về dịch Covid19, với mục đích tạo ra một cuốn cẩm nang hỗ trợ chuyên gia các ngành chống lại sự bùng phát của dịch. Buổi trò chuyện giữa Techworld và nhà sáng lập cuốn cẩm nang Coronavirus Tech Handbook — ông Edward Saperia đã làm rõ hơn về ý tưởng, cách thức hoạt động và sử dụng của công cụ này.

Nhiều người trong chúng ta đang hàng ngày sử dụng các phần mềm quản lý công việc như Microsoft Teams, Slack và Trello. Với các tính năng ưu việt, chúng giúp mọi người thực hiện các cuộc họp dễ dàng hơn, cung cấp phương thức thay thế cho chuỗi các email dài dằng dặc, v..v. Nhờ đó việc ứng dụng các phần mềm trên vào việc quản lý, theo dõi công việc dường như đã trở thành xu thế tất yếu.

Giờ đây, một nhóm các nhà công nghệ đang xây một nền tảng với mã nguồn mở và sự đóng góp thông tin từ cộng đồng, nhằm thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức giữa các chuyên gia trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid 19.

Thoạt nhìn, Coronavirus Tech Handbook giống một phiên bản Google Doc. Nhưng thật vậy, nó chính là một Google Doc nhưng với rất nhiều cải tiến. Sự cải tiến đó chính là quá trình điều chỉnh kỹ thuật xuyên suốt trong nền tảng dữ liệu giúp cho hàng ngàn người dùng có thể đóng góp thông tin xuyên suốt mặc dù lưu lượng truy cập người dùng là rất rất cao. Dự án này là thư viện dành cho các chuyên gia, được thiết kế nhằm lưu trữ thông tin thuộc lĩnh vực kỹ thuật, đồng thời cung cấp một nguồn thông tin cộng đồng cho các chiến lược đối phó và y tế tổng quát hơn. Đồng thời nó cũng phát triển với tốc độ rất nhanh trong vài tuần.

Phiên bản ban đầu của dự án tập trung chủ yếu vào những nguồn thông tin đầu tiên về virus corona. Các bác sĩ nhanh chóng liên hệ người sáng lập dự án — ông Edward Saperia để nói rằng họ đã không thể tự phân tích được những nguồn thông tin đáng tin cậy trong thời điểm đó, họ quyết định tìm kiếm công cụ sàng lọc thông tin hữu ích và cuối cùng, họ cũng phát hiện ra cuốn sổ tay này. Đồng thời, cũng trong khoảng thời gian đó, nhu cầu tìm kiếm các thông tin hỗ trợ cho quá trình làm việc tại nhà (work from home) ngày càng tăng, đặc biệt là ngành giáo dục. Khi nắm rõ được những khó khăn trên, các nhóm hỗ trợ đã bắt đầu vào cuộc.

Với sự sắp xếp và điều phối thông tin của mình, Saperia đã tự gọi chính mình là “nhà phân loại sự khủng hoảng”

“Khi bạn gặp một vấn đề mang tính phức tạp, chuyển biến nhanh, có nhiều tác động khác nhau, thậm chí việc nắm bắt những gì đang diễn ra cũng thực sự rất khó khăn” Saperia chia sẻ với Techworld qua điện thoại.

Saperia học ngành Crowdsourcing trong vòng bảy năm, bao gồm cả việc điều hành hội nghị Wikipedia toàn cầu năm 2014 và hiện đang là trưởng khoa Công nghệ chính trị tại trường Đại học Luân Đôn — với chức năng chính là thúc đẩy sự hợp tác giữa cơ quan thuộc chính phủ với các tổ chức tình nguyện, các nhà hoạt động,…

Cuốn sổ tay bao gồm mọi thứ, từ phương thức phản ứng công nghệ, cho đến luật lao động, bộ dụng cụ ứng phó tại nhà, cách thức nuôi dạy con cái hoặc các khung sườn hỗ trợ tổ chức sự kiện từ xa.

Một bộ phận đã đứng ra hỗ trợ cho hơn một nghìn nhóm cộng đồng đồng xuất hiện chỉ trong vài tuần kể từ khi đại dịch nổ ra ở Anh Quốc. Nhiệm vụ của họ bao gồm liệt kê ra các phương thức phản ứng, theo dõi thông tin từ các chính phủ, hỗ trợ các gia đình bị mất người thân, hình thành biểu đồ dịch tễ học và kỹ thuật — bao gồm các mô hình, dự báo cũng như các thiết kế 3D cho các nguồn mở.

Cuốn cẩm nang như một nguồn thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ, xúc tích và toàn diện — nhất là đối với một thư viện mới được mở ra chỉ trong vài tuần. Đồng thời, rất nhiều người dùng đã truy cập để đóng góp thông tin, với mong muốn chia sẻ dữ liệu và thu thập những nguồn tin chính xác trên nhiều lĩnh vực.

Bối cảnh thực hiện:

Trước khi xây dựng cuốn sổ tay vào đầu tháng ba, một sinh viên của Saperia học chuyên ngành dự báo (forecasting) đã nhận định rằng cuộc khủng hoảng Covid 19 sẽ chuyển biến tồi tệ hơn. Cả nhóm đồng ý về mức độ nghiêm trọng của Covid 19 và bắt đầu thiết kế một thư viện nhằm lưu trữ và tổng hợp các nguồn thông tin.

Cuốn cẩm nang này không phải là nơi để công chúng nhận được những lời khuyên, mà là sân chơi để “các chuyên gia cộng tác và đảm bảo các giải pháp tốt nhất nhanh chóng được chia sẻ và triển khai”.

“Điều gây ấn tượng với tôi là: ‘Trời ơi, chỉ trong một tuần nữa thôi, một tỷ người sẽ nghĩ làm thế nào có thể góp phần họ vào cuộc chiến này? Và nếu không có ai đứng đầu, nó sẽ là một mớ hỗn độn”, Saperia nói.

“Có một khái niệm gọi là “dịch vụ công” trong xã hội dân sự, điều này giống như một hệ sinh thái được ra đời để đáp ứng với những thứ khó lường và không dự đoán trước như tình huống hiện tại. Khi một sự việc xuất hiện đòi hỏi phải hành động nhanh, mọi người sẽ có xu hướng chỉ đảm bảo tốc độ mà thiếu đi sự tỉ mỉ, giống như tôi làm việc này không phải cho chính tôi mà là làm thuê cho nhà hàng xóm vậy.

“Nhưng toàn bộ những gì đang diễn ra lại chứng minh điều ngược lại, mọi thứ đều đang được vận hành một cách rất tỉ mỉ và tinh tế, và một hệ sinh thái phức tạp đang được cấu thành từ những bộ phận phù hợp, cho phép chuyên môn hóa, và tồn tại được trong một khoảng thời gian dài. Điều chính bạn cần làm là phát triển thêm và bảo tồn cấu trúc đó càng nhiều càng tốt, để khi bạn có trong tay một đội quân hùng hậu những người tình nguyện viên, bạn cần gửi họ thực hiện nhiệm vụ cho toàn bộ xã hội, không chỉ là những nhiệm vụ khẩn cấp.”

“Nhưng điểm thiết yếu của khái niệm này là nó rất tinh vi, giống một hệ sinh thái phức tạp bao gồm rất nhiều thành phần và nó cho phép biệt hoá các đặc tính đã diễn ra trong một thời gian dài. Điều quan trọng bạn cần làm là cố gắng bảo tồn hình thái đó càng lâu càng tốt, vậy nếu bạn có số lượng lớn tình nguyện viên, bạn cần gửi họ đến toàn bộ xã hội dân sự, giống như việc giải quyết vấn đề từ gốc rễ chứ không chỉ giải quyết mỗi vấn đề từ ngọn”

Để khởi động một ứng dụng xây dựng và quản lý thông tin do nhiều người cùng phát triển như The Coronavirus Handbook, không phải là không có những trở ngại của nó.

“Lý do khiến việc này trở nên khó khăn là nếu quá trình sử dụng Cẩm nang khó hơn những gì mọi người thường làm thì họ sẽ không quan tâm đến nó nữa”, Saperia nói. “May thay, Google đã hướng dẫn mọi người sử dụng Google Docs nên người dùng đã suy nghĩ rằng: Đằng nào tôi cũng có ý định tạo một Google Doc và chia sẻ trên mạng thì tại sao lại không sử dụng luôn The Coronavirus Handbook?”

Trang web hiện đang gặp gánh nặng lớn về đường truyền kỹ thuật và Google có xu hướng hoạt động không được mượt mà cho lắm khi có khoảng 100 người đóng góp đang hoạt động cùng lúc trên một tệp tài liệu. Vì vậy, nhóm đã chỉnh sửa lại trang Google Doc này phù hợp hơn với những người dùng tạm thời không truy cập cẩm năng. Trong trường hợp người dùng muốn chỉnh sửa lại tài liệu của mình, họ sẽ ấn vào một nút trên thanh công cụ để có thể tiếp tục thao tác. Môt cảnh báo hiện ra khi trang đang tải nói rằng hệ thống đang xử lý kỹ thuật rất lớn, người dùng sẽ có thể truy cập sớm nhất có thể để tiếp tục công việc.

Những điều tích cực:

Trong quá trình trò chuyện, Saperia có thổ lộ với mọi người về lo lắng của anh ấy và giống như nhiều người khác đó chính là phải làm việc không ngừng nghỉ. Mặc dù vậy, trong khi ông đang khủng hoảng về sự bùng phát này, ông cũng hi vọng rằng một cơ sở hạ tầng vĩnh viễn, lấy con người làm trung tâm có thể mọc lên từ đống tro tàn của cuộc khủng hoảng này.

“Giống như trong thời chiến, thời điểm chưa có sự xuất hiện của điện thoại cá nhân, nhưng đặc biệt đối với cuộc chiến này mọi chuyện ngược lại. Tất cả mọi người đều sử dụng tất cả các loại thiết bị công nghệ, chỉ là không được đi ra ngoài.”

“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm thấy những sự phát triển lớn, sự hồi sinh của xã hội dân sự và khả năng phục hồi của cộng đồng trong thời gian sắp tới. Những nhóm hỗ trợ này sẽ gắn kết mọi người trong suốt phần đời còn lại của họ. Ít nhất, đó có thể là những điều tích cực”

“Đừng quên rằng Dịch vụ Y tế Quốc gia được hình thành từ chiến tranh — vì vậy chúng ta có thể hy vọng vào những điều tích cực”

Nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ, Saperia kêu gọi các chuyên gia nhận thức rằng “Các kỹ năng của họ rất có giá trị và hữu ích đồng thời rất nhiều người cần sự giúp đỡ của họ. Mặc dù những kỹ năng cá nhân đó rất giá trị, nhưng ở đây đề cao tính tập thể, hoặc sử dụng nó vào những hoạt động mang tính tập thể, mọi người cần phối hợp nhịp nhàng với nhau.”

“Hầu hết, đó sẽ là nhận thức của bạn về những gì có thể làm được, những gì không thể làm được và những cơ sở hạ tầng nào đã tồn tại” Saperia chia sẻ.

© Được dịch từ techworld bởi Đức Anh

--

--

Nghề Cohost — Quản gia công nghệ
Nghề Cohost — Quản gia công nghệ

Published in Nghề Cohost — Quản gia công nghệ

Các kinh nghiệm để làm Airbnb hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tăng thu nhập, kết bạn năm châu.

Helen
Helen

Written by Helen

Currently ready to new adventures. Vietnamese young girl into travelling and discovering all places all around the world. Thanks for following my post @Medium.