Bạn đã hiểu về BA

Nguyễn Đình Võ Hiệp
Edumall Engineering
3 min readFeb 27, 2019

Từ các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, doanh nghiệp có mục tiêu phải giải quyết được các vấn đề này. Các mục tiêu đó gọi là Business Objectives.

Từ các Business Objective, BA sẽ làm việc với Stakeholders để đưa ra các Solution cụ thể. Các Solution này phải đáp ứng được yêu cầu của các Stakeholder.

Sau đó, BA cùng đồng bọn sẽ xây dựng và triển khai Solutions đó cho doanh nghiệp. Giai đoạn triển khai này gọi là Transition. Sẽ “biến” hiện trạng của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại thành trạng thái mong muốn trong tương lai.

Và lúc này, các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải đã được giải quyết.

Do đó, Business Analyst là một loại công việc, người nào làm một loạt các việc trên sẽ được gọi là Business Analyst.

Hiện nay BA được chia làm 3 nghiệp vụ chính như sau:

Management Analyst

Các nhà phân tích quản lý, thường được gọi là chuyên gia tư vấn quản lý, đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả của tổ chức. Họ tư vấn cho các nhà quản lý về cách làm cho các tổ chức có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu.

Systems Analyst

Một chuyên viên phân tích hệ thống là người sử dụng phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sự dụng công nghệ thông tin. Các chuyên viên phân tích hệ thống có thể coi như những tác nhân thay đổi, người xác định những cải tiến cần thiết của tổ chức, thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, đào tạo và tạo động lực cho người khác sử dụng hệ thống.

Data Analyst

Một chuyên gia phân tích dữ liệu sẽ thu thập thông tin số và kết quả hiện nay, thông thường những dữ liệu này sẽ ở dạng đồ thị và biểu đồ hoặc dưới dạng sơ đồ, bảng biểu và báo cáo. Sau đó sử dụng các dữ liệu, số liệu đó để xác định xu hướng và tạo mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Công việc chính của BA là gì?

BA thường làm các công việc sau:

Bước 1. Làm việc với khách hàng. Từ việc khơi gợi, khai thác yêu cầu, phân tích và đề xuất những giải pháp phù hợp, mô hình hóa các quy trình, tài liệu hóa yêu cầu và xác nhận thông tin với khách hàng.

Bước 2. Chuyển giao thông tin cho nội bộ team. Bao gồm cả team phát triển dự án như PM, Dev, QC,… hay những team liên quan đến dự án bạn đang thực hiện hoặc 1 module được nhúng hay tích hợp vào hệ thống mà bạn đang phụ trách.

Bước 3. Quản lý sự thay đổi của yêu cầu. Vì bản chất của Business là luôn thay đổi, vì vậy sẽ có những yêu cầu theo thời gian cần phải được cập nhật lại. Do đó, BA cần phải phân tích được những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến tổng thể hệ thống và phải quản lý được sự thay đổi đó qua từng phiên bản được cập nhật trong tài liệu.

Miễn giải quyết được Business Objectives thì đó đều là Solutions

--

--