Product owner và những điều cần biết

Nguyễn Đình Võ Hiệp
Edumall Engineering
3 min readMar 31, 2019

Trong một dự án, Product owner như 1 nhạc trưởng, 1 kiến trúc sư kiến thiết cho toàn bộ dự án. Công việc của Product Owner là “sở hữu” sản phẩm. Họ chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề thực tế của user khi sử dụng sản phẩm, từ đó vận hành và cải tiến sản phẩm để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.

Product Owner là người có tầm nhìn về sản phẩm, cả ngắn hạn và dài hạn. Product Owner thực hiện việc này thông qua tìm hiểu trường, khách hàng, nghiệp vụ, … Và trong thực tế thì Product Owner là người am hiểu về sản phẩm nhất, có tiếng nói cuối cùng khi đưa ra các quyết định về tính năng của sản phẩm.

Trong một số trường hợp, Product Owner cũng chính là khách hàng của sản phẩm. Điều này thường xảy ra với các ứng dụng nội bộ. Khi đó, các tính năng của sản phẩm sẽ được định hình trực tiếp bởi Product Owner. Product Owner là người am hiểu những nhu cầu cấp thiết của sản phẩm, từ đó đưa ra các yêu cầu về tính năng mà sản phẩm phải có.

Trong một số trường hợp khác, khách hàng của sản phẩm là hàng triệu người khác nhau, với những nhu cầu khác nhau. Lúc đó, vai trò của Product Owner là tương tự như vai trò của Product Manager hoặc Product Marketing Manager. Product Owner tìm hiểu và quyết định các tính năng của sản phẩm với vai trò là đại diện của khách hàng, người dùng, và các bên liên quan khác. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Product Owner so với vai trò Product Manager truyền thống đó là Product Owner tham gia tích cực vào quá trình phát triển sản phẩm, thay vì chỉ quản lý và ủy quyền cho những người khác thực hiện các quyết định liên quan đến sản phẩm.

Product Owner không có quyền chỉ định các công việc mà Nhóm Phát triểntriển khai trong một Sprint. Nhưng Product Owner có thể hoàn toàn yên tâm về cam kết của Nhóm Phát triển về mục tiêu cố định của Sprint cũng như họ luôn luôn chọn những hạng mục ở phía trên của Product Backlog, tức là những hạng mục mà Product Owner đánh giá là có độ ưu tiên cao nhất.

Công việc của Product owner là:

a. Xác định phạm vi, tính chất, cấp độ của công việc.

b. Quyết định ngày và nội dung cho mỗi lần hoàn thành công việc

c. Chịu trách nhiệm về lợi nhuận của Dự Án (ROI)

d. Xác định độ ưu tiên cho các công việc dựa trên số liệu thông tin dự án

e. Thay đổi độ ưu tiên và công việc cho mỗi lần lặp (nếu cần)

--

--