Spotify engineering culture (phần 1)

Quang Le Minh
Edumall Engineering
3 min readApr 10, 2019

Gần đây mình được a Dz cờ to giới thiệu về một công ty công nghệ mà họ rất thành công trong lĩnh vực nhạc số đó là spotify. Đối với mình thì cũng không quan tâm lắm đến mảng kinh doanh này của nó nhưng cái làm mình thấy rất hấp dẫn đó là văn hoá engineering của nó thực sự ấn tượng, vưà nhất quán lại vừa flexible. Hiện tại họ có 1,200 nhân viên trên 30 quốc gia và 94% trong số đó thấy rất enjoy khi làm việc ở đây.

Họ có làm 1 video khá thú vị:
Spotify Engineering Culture — part 1

Spotify là một công ty agile 100%, ban đầu họ sử dụng Scrum framwork tuy nhiên khi phát triển lớn hơn thì họ thấy rằng có nhiều thứ trong scrum không còn phù hợp với công ty. Cho nên họ quyết định sửa đổi một số thứ đặc trưng của scum và biến scrum role, artifacts (backlog, us), events (stum, planning) thành optional chứ không phải bắt buộc.

“Rules are a good start, then break them”

Một số điều mà có thể thấy đầu tiên trong egineering culture của Spotify là ho coi:
- Agile > scrum
- Principles > Practices (concept, nguyên tắc general, thì hơn là 1 hình thức cụ thể)
- Sevants > Master (phục vụ thì hơn là chỉ huy)
Và điều này được thể hiện ra là họ sẵn sàng sửa đổi Scrum nhưng vẫn tiên quyết theo Agile. Scrum master sẽ được chuyển thành Agile coaching vì họ muốn là 1 “sevants leader” (lãnh đạo phục vụ) chứ không phải là “process master”. Và họ cũng gọi Scrum team thành Squad team. Vậy những điều này thì đem lại lợi ích gì cho họ thì chúng ta hãy tìm hiểu dần các khái niệm này nhé.

  1. Squad team là gì?
    Là một team nhỏ cross-functional (nôm na là nhiều thành phần khác nhau vd: fronend, backend, QA, BA), self-organized (tự chủ), thường team ≤ 8 members. Các member trong team có đủ các loại skill để đảm nhiệm như team độc lập, họ làm việc cùng nhau và cùng hướng đến một nhiệm vụ dài hạn. Đặc điểm chính của squad team chính là “autonomy” ( tính tự trị).

Mỗi squad team sẽ tự chủ việc quyết định rằng họ build cái gì, bằng cách nào, và phối hợp cùng nhau như thế nào. Điều hình thành nên các squad team chính là : Squad mission, product strategy, short-term goal.

2. Tại sao lại phải tự trị (autonomy)
Tính tự trị sẽ giúp cho team nhận thức và đề cao tập thể hơn. Họ sẽ là một phần tuyệt vời , là một member tích cực của team. Điều này cũng giúp thể hiện một điều trong văn hoá là:
Trust > control (lòng tin hơn là quyền lực hoặc sự điều khiển)
Con người làm việc với autonomy, mastery, và purpose. Autonomy chính là động lực thúc đẩy con người build nhanh hơn và làm sản phẩm tôt hơn. Autonomy giúp đưa ra quyết định nhanh hơn bởi cho phép các các quyết định sẽ được tạo ra từ member chứ ko phải từ 1 ông nào đó như PM.

3. Squad role
- Vai trò leader: Trao đổi về các vấn đề cần giải quyết, và tại sao
- Vai trò của squad: Cùng nhau phối hợp để tìm ra solution tốt nhất.

4. Tại sao cần Alignment (tạm dịch: hàng ngũ)
Alignment kích hoạt Autonomy. Giúp cho đội ngũ hiểu được văn hóa của công ty, alignment của họ càng mạnh thì họ lại càng có thể tự trị tốt hơn. Autonomy kết hợp với alignment thì sẽ giúp gia tăng sự sáng tạo, chất lượng và release nhanh hơn.

https://cdn-images-1.medium.com/max/1500/1*B-0hwMt7gJKo7643fAYyNg.png

--

--