Tìm hiểu về Google AMP

Toàn Đinh
Edumall Engineering
4 min readJan 31, 2019

1. AMP là gì?

AMP viết tắt của Accelerated Mobile Page - là một dự án mã nguồn mở được khởi động và quản lý bởi Google và được áp dụng trên nền tảng web di động nhằm tạo ra một “mạng di động nhanh hơn, tốt hơn”. Một trang web được xây dựng theo chuẩn AMP sẽ có tốc độ tải trang nhanh hơn gấp 4 lần và sử dụng dữ liệu ít hơn 10 lần so với một trang web không sử dụng chuẩn này.

2. Tại sao lại sử dụng AMP, Ưu nhược điểm của AMP?

Theo báo cáo của Google, những điều khiến người dùng cảm thấy ghét nhất ghi ghé thăm một website gồm:

  • Không xem được video: 14%
  • Bị điều hướng quá nhiều: 13%
  • Thời gian load trang quá lâu: 46%
  • Gặp quá nhiều quảng cáo: 16%
  • Lí do khác: 11%

53% người dùng sẽ từ bỏ một trang web nếu nó mất nhiều hơn 3 giây để tải

2.1 Ưu điểm

Tốc độ tải trang nhanh: Khi người ta truy cập vào trang web của bạn, chỉ lưu lại vài giây ngắn ngủi, rồi thoát ra truy cập trang khác; nghĩa là bạn đã hoàn toàn chẳng làm được gì để truyền cảm hứng cho họ ở lại với trang web bạn lâu hơn.

Một lý do khiến cho họ thoát- là vì trang tải quá chậm.

Đây là một ưu điểm bạn có thể thấy khi cài đặt AMP cho website của mình, AMP giúp tăng tốc tải trang trên thiết bị di động một cách nhanh chóng. Điều này sẽ giảm tỉ lệ thoát cho website.

Cải thiện thứ hạng trên mobile, giúp chiến dịch SEO hiệu quả: Mặc dù AMP không phải là một yếu tố xếp hạng nhưng nó ảnh hưởng tích cực trên bảng xếp hạng di động do thời gian tải nhanh. Có khả năng, nếu Google bắt đầu ưu tiên AMP, nó sẽ có nhiều tác dụng hơn trên công cụ tìm kiếm.

Với AMP, các page của bạn và blog post sẽ tải nhanh chóng trên các thiết bị di động. Điều này không chỉ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, mà còn cho Google lí do chính đáng để xếp hạng website bạn tốt trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm ( SERPs).

Nếu như bạn lấy một thiết bị di động nào đó ngay lúc này và Google một từ khóa liên quan đến một sự kiện hiện tại, thì bạn sẽ thấy các kết quả bao gồm một carousel của các trang AMP tại vị trí top của SERPs. Đó là nơi mà page của bạn có thể hiển thị, nhưng chỉ khi nào bạn cập nhật AMP.

Cải thiện hiệu suất máy chủ: Nếu website của bạn có một lượng lớn truy cập từ thiết bị di động thì AMP sẽ giảm tải trên máy chủ và cải thiện hiệu suất.

2.2 Nhược điểm

Doanh thu quảng cáo giảm: Mặc dù AMP hỗ trợ quảng cáo, khả năng mang lại doanh thu lại bị hạn chế nghiêm trọng. Vì vậy AMP không phải là nơi lý tưởng để sử dụng quảng cáo.

Analytics không được hỗ trợ tốt: AMP hỗ trợ Google Analytics nhưng không phải trên 1 thẻ, mà cần phải được thực hiện trên tất cả các trang AMP. Điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian để đặt thẻ này thì mới có thể thu thập và phân tích dữ liệu.

Tải trang nhanh nhờ bộ nhớ cache: Google không cung cấp bất kỳ công nghệ cụ thể để làm cho trang web tải nhanh chóng, chỉ đơn giản đáp ứng truy cập nhanh từ bộ nhớ cache. AMP cho phép website tải nhanh hơn, trải nghiệm người dùng tốt hơn nhưng:

  • Doanh thu quảng cáo sẽ bị giảm.
  • Analytics không được hỗ trợ tốt.
  • Phụ thuộc vào Google thông qua bộ nhớ cache.

3. Phương thức hoạt động của Google AMP

3.1 Nguyên lý cơ bản của Google AMP

Các trang AMP được xây dựng dựa trên 3 thành phần chính:

  • AMP HTML: HTML mở rộng với các thuộc tính AMP tùy chỉnh.
  • AMP JavaScript: Thư viện AMP JS đảm bảo việc hiển thị nhanh các trang AMP HTML
  • AMP Cache: Bộ nhớ Google AMP cache có thể sử dụng để phục vụ các trang HTML lưu trữ trong bộ nhớ cache

3.2 Google AMP hoạt động như thế nào?

Thay vì việc để trang web tải về tất các các nguồn từ khắp mọi nơi chúng muốn, Google AMP tạo ra phiên bản mới dành cho trang đó, nó giúp tạo ra một HTML subset chỉ bao gồm những yếu tố nhất định và quan trọng nhất cần thiết để hiển thị nội dung. Phần code HTML lúc này sẽ được cache / lưu trữ bởi Google (hoặc bởi chính bạn) như là một phần tĩnh và mặc định. Lúc này thì mỗi lần bấm vào một đường link thì sẽ chỉ cần tải phần nội dung chính yếu, không cần tải phần code đã được cache nữa, góp phần tăng tốc độ tải web lên nhiều lần hơn. Ngoại trừ một số trường hợp được thỏa thuận trước, các nhà sản xuất bị cấm sử dụng JavaScript — thủ phạm chính gây ra vấn đề tải trang chậm. Những trang web được lưu trữ trên máy chủ của Google thậm chí còn được tăng tốc nhanh hơn.

--

--