Tổng quan về dự án Ravencoin (RVN)

Giant Club
Giant Club — Giant Finex
13 min readJul 9, 2019

Ngày 12/3/2018, giá RavenCoin (RVN) lên sàn là khoảng 300st, chỉ nửa tháng sau, vào ngày 27/3/2018 giá đã tăng gấp 3 lần. Hiện tại, giá RVN đang giao dịch 0.047838 đô la, mức tăng này đã khiến nhà đầu tư ngạc nhiên vì sức tăng phi mã chỉ trong thời gian ngắn. Vậy Ravencoin là gì? Việc tăng giá sẽ tiếp tục trong bao lâu?

Giới thiệu tổng quan dự án RavenCoin (RVN) — Dự án đào coin không ICO

Thông tin dự án RavenCoin (RVN)

  • Tên: Ravencoin
  • Mã Token: RVN
  • Tiêu chuẩn ERC20: Không
  • Trang web: https://ravencoin.org/
  • Thông tin kỹ thuật: https://ravencoin.org/whitepaper/
  • Tổng lượng token cung cấp: 21,000,000,000 RVN
  • Tổng lượng token hiện đang lưu hành: 4,164,170,000 RVN
  • Giá RVN khi mới lên sàn: 300st

Vấn đề ASIC?

ASIC là gì? ASIC có nghĩa là Application Specific Intergrated Circuit, nó là một mạch tích hợp được thiết kế đặc biệt để phục vụ riêng cho một mục đích cụ thể nào đó.

Có một điều mà ít người biết, Satoshi người sáng lập ra Bitcoin với dự định là chỉ sử dụng CPU để khai thác đồng tiền này, nhưng sau này những người khai thác mỏ đã phát hiện ra hiệu quả vô cùng lớn khi sử dụng card đồ họa GPU và sau đó là ASIC.

ASIC chỉ dành cho những người đầu tư có nhiều tiền:

  • Ưu điểm của ASIC là: Đào coin mạnh, có khả năng nâng cấp để đạt được hiệu quả đào tốt hơn cả card màn hình GPU và CPU, ít tiêu tốn điện năng.
  • Nhược điểm của ASIC: Giảm bớt tính phi tập trung trong đào coin.

Mỗi cryptocurrency có một thuật toán hash riêng như SHA256 cho Bitcoin, sau đó Scrypt cho Litecoin, Ethash cho Ethereum, CryptoNote cho Monero, X11 cho Dash, tiếp theo là X13, X15, và X17,… và các máy đào ASIC được thiết kế để khai thác bằng cách sử dụng thuật toán cụ thể đó.

Máy đào Bitcoin ASIC thực sự được thiết kế để tính toán thuật toán hash SHA-256. Trong trường hợp của Litecoin là Scrypt. Điều đó có nghĩa là về mặt kỹ thuật họ có thể khai thác bất kỳ loại coin nào khác nếu có cùng một thuật toán, mặc dù thông thường mọi người sẽ mua máy đào ASIC được thiết kế với một đồng tiền nhất định nào đó và tiến hành đào coin đó.

Thời gian gần đây, Bitman tuyên bố đã ra mắt máy đào ASIC dành cho Siacoin, Monero và Ethereum.

Đề tài “kháng ASIC” ngày càng hot trên thị trường tiền điện tử

Monero, một trong những đồng tiền ảo hàng đầu về đặc tính ẩn danh, đã tiến hành đợt Hard Fork mới, nhằm kháng ASIC, được cho là bảo vệ Monero khỏi hoạt động đào coin tập trung, khi Bitmain đã phát triển máy đào ASIC Monero.

Monero tranh luận điều này với ba lợi ích chính của việc kháng lại ASIC: Thứ nhất, đào coin phi tập trung. Thứ hai, nó sẽ làm giảm áp lực đối với việc tập trung hóa ở các trung tâm dữ liệu lớn. Thứ ba, chính phủ sẽ khó quản lý các nhà sản xuất phần cứng.

Không chỉ Monero và hầu hết các đồng coin đều có mục tiêu kháng lại ASIC nhằm đảm bảo sự phi tập trung đào coin ở mức tối đa bằng việc lựa chọn các thuật toán phù hợp của họ.

Ai đứng đằng sau RavenCoin (RVN)?

Team phát triển của Ravencoin ẩn danh, cộng đồng chính là những người phát triển RVN từ việc góp mã nguồn để xây dựng và nâng cấp nó trong tương lai.

Tuy nhiên, theo thông tin tìm hiểu được thì CEO của Overstock, Patrick Byrne, tiết lộ rằng công ty đã đầu tư hàng triệu USD cho đội Dev để phát triển Ravencoin.

Overstock là công ty đầu tiên trên thế giới chấp nhận thanh toán Bitcoin. Ông cũng chia sẻ rằng công ty bán 50% và giữ lại 50% Bitcoin.

Theo Byrne, Ravencoin có “tương lai” và có hiệu suất năng lượng gấp 1.000 lần so với Bitcoin và có thể kháng ASIC.

Byrne nói với Business Insider rằng Overstock đã đưa hàng triệu đô la vào đầu tư cho đội phát triển Ravencoin, tự tin khẳng định “đồng tiền này thực sự có một tương lai”.

“Đó là Bitcoin, nhưng năng lượng hiệu quả gấp ngàn lần.”

Dự án Ravencoin (RVN) là gì?

Raven là dự án với mục đích tạo ra một Blockchain tối ưu hơn Blockchain hiện tại của Bitcoin, Ravencoin là một blockchain nền tảng được tối ưu để chuyển các tài sản, chẳng hạn như token từ người này đến người khác. Dựa trên sự phát triển và thử nghiệm rộng rãi của UTXO trong giao thức Bitcoin, Ravencoin được xây dựng trên mô hình UTXO của Bitcoin. Ravencoin là một mã nguồn mở. Tất cả RavenCoin (RVN) đều được ban hành và khai thác công khai, minh bạch bằng cách sử dụng Proof of Work (POW — Bằng chứng công việc), thuật toán đào được sử dụng là X16R. Tương tự như Ethereum, RVN không có tổ chức, cá nhân hoặc người sở hữu riêng biệt.

Ravencoin hoàn thành công nghệ vào đúng ngày sinh nhật thứ 9 của Bitcoin nhưng mãi đến 3/1/2018 nhóm dev mới cho chạy.

Mục đích của dự án RavenCoin (RVN)

RavenCoin được sinh ra với mục đích là ưu tiên bảo mật, riêng tư và được người dùng kiểm soát. Raven là một mã nguồn mở để sử dụng và phát triển trong bất kỳ phạm vi nào, cho phép bổ sung các tính năng đơn giản dựa trên nhu cầu của người dùng.

RavenCoin được thiết kế để xử lý hiệu quả một chức năng cụ thể, đó là chuyển giao tài sản. Mục đích của giao thức Raven là tạo ra một trường hợp sử dụng blockchain và nỗ lực phát triển nó, nghĩa là nếu các blockchain khác quá đa nhiệm thì với Raven, nó sẽ chỉ tối ưu cho một loại tính năng đặc biệt và phát triển nó lên mức độ cao nhất. Người sử dụng có thể xây dựng các token riêng biệt trên blockchain của RVN (tương tự như Ethereum).

Thuật Toán X16R RavenCoin (RVN) hoạt động như thế nào để kháng ASIC?

RVN được khai thác bởi thuật toán đào X16R, nói sơ lược về các thuật toán đào thì thuật toán đầu tiên bắt đầu với SHA256 cho Bitcoin, sau đó Scrypt cho Litecoin, Ethash cho Ethereum, X11 cho Dash, tiếp theo là X13, X15, và X17. X16R là bước tiếp theo trong quá trình phát triển này để tìm ra một thuật toán khai thác tốt hơn.

Thuật toán đào X16R được tạo ra nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các ASIC miner (các thợ đào sử dụng ASIC).

Như chúng ta đã biết, ban đầu Bitcoin được sinh ra để tất cả các máy tính đều có thể tham gia đào và sở hữu nó, theo ngày tháng khi giá trị Bitcoin tăng dần, các hãng máy tính, phần cứng đã liên tục sản xuất và cho ra các ASIC, các ASIC này được sinh ra chỉ 1 mục đích là để đào Bitcoin, điều này gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng, các máy đào ASIC sẽ được tập trung lại tại các mỏ, nơi mà giá điện sinh hoạt thấp, sinh ra sự thiếu công bằng.

Với thuật toán PoW, chúng ta chỉ hưởng được phần thưởng khi giải mã được 1 block, tuy nhiên việc các ASIC liên tục được nâng cấp, các mỏ lớn ngày càng nhiều thì việc cá nhân tự đào, tự giải được các mã hash nhằm lấy phần thưởng sẽ ngày càng khó khăn.

Điều này khiến cho các miner ngày càng phụ thuộc vào hệ thống các mỏ, phải tham gia vào các mỏ lớn nếu muốn được nhận phần thưởng. Điều này có nghĩa người giàu sẽ càng giàu, người nghèo thì càng phải phụ thuộc nếu muốn có phần thưởng từ việc khai thác crypto, việc tập trung các mỏ đào và ASIC khiến cho những người nhiều tiền có thêm cơ hội sở hữu coin, càng sở hữu được nhiều coin thì họ sẽ càng dễ chi phối thị trường và gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác.

Sau này thì Ethereum đã cải thiện thuật toán, giảm đáng kể quá trình tập trung như vậy.

Đến Dash, đã sử dụng thuật toán X11, tức là kết hợp 11 thuật toán có từ trước, tạo ra quá trình giải hash khó hơn và bảo mật cao hơn, đồng thời làm giảm quá trình tập trung hóa khai thác mỏ, tức là việc tạo ra 1 hệ thống chip ASIC chuyên khai thác Dash sẽ chậm lại. Ví dụ: ví dụ với dạng SHA 256, việc tạo ra 1 ASIC mất khoảng 5 năm kể từ khi BTC xuất hiện, thì nay việc tạo ra 1 ASIC chắc mất khoảng 7 năm.

Và sau X11 là x13, 15, 17, về cơ bản nó giống x11 chỉ khác là thêm vào các thuật toán nhưng vị trí các thuật toán không đổi nên nếu tạo ra được ASIC X11 thì ngay sau đó ko lâu sẽ có ASIC X13, 15, 17. Nên về đánh giá tính cách mạng người ta chỉ nêu tên X11.

Đối với các thuật toán như X11, X13, X15, X17 v.v.. thì cách để giải một mã tiếp theo là dựa vào đáp án từ hoặc đuôi từ mã của block đã được giải trước đó. Đây chính là yếu điểm cũng như cách để các ASIC liên tục nâng cấp phần cứng, chỉ cần tối ưu phần cứng, gia tăng tốc độ giải mã của ASIC thì các thuật toán trên trở nên yếu ớt và dễ bị khai thác hơn bao giờ hết.

RVN giải quyết vấn đề trên bằng cách đưa ra thuật toán X16R.

X16R về cơ bản hơn hẳn x11, x13, x15, và x17 một bậc

X16R cũng lấy nền của x11 là kết hợp 16 loại hàm nhưng khác biệt ở chỗ RVN lấy 16 mã cuối của hàm băm, sau khi giải của block trước đó, để xác định vị trí của các hàm. Ví dụ X11 vị trí các hàm là 123456789 thì sang block sau vẫn thế. X16R thì tính khác, ví dụ hàm băm của block trước vừa giải là xxxxxx135789013891133 thì cái dãy 16 số cuối kia được lấy để gán vị trí cho 16 thuật toán giải hash của block tiếp theo. Thuật toán này sẽ liên tục làm gián đoạn việc giải mã của các máy đào, thứ tự đầu vào để giải mã cho block kế tiếp sẽ liên tục bị thay đổi. Việc làm này không hoàn toàn vô hiệu hóa cho các ASIC nhưng sẽ gây khó khăn, từ đó chia đều cơ hội cho các miner khác.

Thuật toán đào X16R bao gồm 16 thuật toán hash hoạt động trong chuỗi thứ tự phụ thuộc vào 8 bytes cuối cùng (16 nibbles) của mã hash thuộc block trước. Các thuật toán như sau:

Ví dụ:

Hash của Block trước là: 0000000000000000007e8a29f052ac2870045ae3970270f9 7da00919b8e86287

8 byte cuối cùng sẽ là 0x7da00919b8e86287

Mỗi chữ số sẽ quyết định thuật toán được sử dụng tiếp theo

cubehash -> shabal -> echo -> blake -> blake -> simd -> bmw -> simd -> hamsi -> shavite -> whirlpool -> shavite -> luffa -> groestl -> shavite -> cubehash

Các thông tin về việc khai thác RVN

  • Thời gian khai thác 1 khối: 1 phút
  • Phần thưởng cho 1 khối: 5.000 RVN
  • Khi đạt đến khối 2.100.000 thì phần thưởng sẽ giảm đi ½, và cứ mỗi 2.100.000 được khai thác thì phần thưởng sẽ tiếp tục giảm ½ cho đến khi không còn giảm ½ được nữa.
  • Thời gian dự kiến đạt khối 2.100.000 đầu tiên: 1458.33333 ngày

Lộ trình dự án RavenCoin (RVN) như thế nào?

Giai đoạn 1 — Hoàn thành

Ravencoin (RVN) được khai thác bởi Proof of Work và được xây dựng trên mô hình Bitcoin UTXO. Cũng như Bitcoin, đồng tiền của RVN được phân phối cho những người làm tăng mạng Raven bằng cách khai thác mỏ Raven.

Giai đoạn 2: Kháng ASIC

Kháng ASIC — Một cam kết đã công bố đối với những nỗ lực liên tục chống lại ASIC. Nếu các ASIC được tạo ra cho x16r, RVN sẽ fork tại một số block cụ thể, sửa đổi một trong các thuật toán để thêm Equihash, EthHash hoặc những nỗ lực tương tự để tăng sức kháng cự đối với các thợ mỏ ASIC đang đào Raven.

Kích thước khối

Raven có thể tăng khối lượng từ 1 MB lên X MB để cho phép có nhiều giao dịch trên mạng.

Giai đoạn 3 — Phần thưởng

Khả năng thưởng sẽ được thêm vào để cho phép thanh toán cho tất cả chủ sở hữu của token trên blockchain của RVN. Khoản thanh toán của RVN sẽ được phân phối cho tất cả các chủ sở hữu tài sản theo tỷ lệ. Điều này rất hữu ích cho việc trả cổ tức, phân chia các khoản thanh toán hoặc thưởng cho một nhóm chủ sở hữu token.

Ví dụ: Một công ty phần mềm nhỏ phát hành một token GAMECO đại diện cho một phần của dự án. Token GAMECO có thể được giao dịch với người khác. Khi công ty phần mềm có lợi nhuận, lợi nhuận đó có thể được phân phối cho tất cả các chủ sở hữu của GAMECO bằng cách gửi lợi nhuận (thông qua RVN) cho tất cả các chủ sở hữu GAMECO.

Giai đoạn 4 — Tài sản độc nhất

Các token có thể được tạo ra độc nhất với chi phí 5 RVN. Từ thời điểm này token có thể được di chuyển từ địa chỉ này sang địa chỉ khác và có thể được truy xuất nguồn gốc của nó.

Chi phí để thực hiện các tài sản độc nhất sẽ được thanh toán bởi người gửi và miner sẽ là người nhận các phần này.

Giai đoạn 5 — Bỏ phiếu

Việc bỏ phiếu sẽ được thực hiện bằng cách tạo ra và phân phối các thẻ song song cho người giữ thẻ. Những thẻ này có thể được gửi tới các địa chỉ của RVN để ghi lại một phiếu bầu.

Đánh giá tiềm năng dự án RavenCoin (RVN)

  • Ravencoin là dự án không ICO
  • Ravencoin được hỗ trợ đầu tư hàng triệu đô bởi Overstock, công ty đầu tiên hỗ trợ Bitcoin
  • Điểm đặc biệt nhất của Ravencoin chính là thuật toán X16R, Ravencoin đã nhìn ra được sự hạn chế trong các thuật toán trước đây, khiến cho các nhà sản xuất ASIC tạo ra sự mất cân bằng về khai thác mỏ diễn ra nghiêm trọng. Với X16R thì việc này sẽ bị hạn chế, cơ hội khai thác sẽ được chia đều cho tất cả miner, từ đó khiến cho giá trị của RVN sẽ ít bị chi phối, can thiệp bởi các tổ chức, các nhân sở hữu lớn.
  • Ravencoin tiềm năng sẽ gây sự chú ý cho giới ASIC trong tương lai
  • Hiện Ravencoin đã có 15 Pool đào, dự kiến sẽ tăng lên 25 Pool đào trong thời gian tới

Kết Luận Dự án RavenCoin (RVN)

Công ty thích cung cấp cho người dùng quyền nói theo cách này, vì vậy mọi người quan tâm đến Ravencoin.

Sau sự nổi lên của Ravencoin, truyền thông xã hội đã bắt đầu chia sẻ những poster đầy màu sắc về chủ đề này.

Người dùng Twitter NinjaBits #StackingSats đã chia sẻ hình ảnh chú quạ đang đứng cạnh xác của con gấu tạo nên sự phấn khích cho các nhà đầu tư.

Nhìn chung, đây là dự án tốt cả về đầu tư ngắn hạn lẫn dài hạn, sẽ rất nhiều người đặc biệt giới công nghệ mong muốn dự án này thành công.

  • Về mặt ngắn hạn, bạn tham gia mua Ravencoin ngay từ khi lên sàn đã ăn X2-X3.
  • Về mặt dài hạn, đây là một đồng nên ôm một ít về mặt lâu dài, có thể sẽ có bất ngờ trong thời gian dài hạn. Tiềm năng dài hạn của đồng coin này là $1 và có thể cao hơn nếu may mắn được cộng đồng đón nhận. Rủi ro giảm giá hơn so vơi giá lúc mới lên sàn 300st là thấp. Các bạn nên mua hold ở mức giá 300st cho an toàn.

Khi chúng ta nhìn vào làn sóng tăng giá gần đây trong Ravencoin , chúng ta thấy rằng họ đã thu thập được những thành quả của sự ổn định lâu dài. Tương tự như vậy, khi chúng ta xem xét cả phương tiện truyền thông xã hội và lệnh giao dịch, có thể nói rằng Ravencoin đang duy trì xu hướng tăng của nó.

Các cổng thông tin của GiantFinex tại thị trường Việt Nam — Giant Club:

--

--