ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU ĐỀ XUẤT CRYPTO ETF ĐƯỢC CHẤP THUẬN?

KuCoin Vietnam
KuCoinExchangeVietnam
10 min readMay 31, 2019

Một trong những chủ đề cực kì nóng được bàn luận nhiều nhất thế giới tiền mã hóa và blockchain là các bước phát triển hướng đến việc thâm nhập vào thị trường truyền thống. Tiền mã hóa sẽ được giao dịch ở dạng nào và sử dụng cơ chế nào? Một câu hỏi khác là luật lệ và sự kiểm soát, vai trò cụ thể của SEC trong tương lai của thị trường tiền mã hóa.

Một khía cạnh quan trọng gây tranh cãi của tiền mã hóa là tính phi tập trung của nó và nó vận hành ngoài tầm kiểm soát của các tổ chức đầu tư tài chính truyền thống. Vì các tài sản mã hóa đang ngày càng trở nên chính thống hơn, cơ hội để tận dụng tiềm năng của chúng cũng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhiều người. Tuy nhiên, đối với các tổ chức tài chính lớn này, những đặc tính làm cho tiền mã hóa trở nên khác biệt cũng là những điều đáng lo ngại nhất.

Trong 10 năm trở lại đây, tiền mã hóa đã và đang len lỏi vào đời sống hằng ngày. Thứ bắt đầu một cuộc trỗi dậy mang tính kỹ thuật số chống lại các chủ thể kinh tế kiểm soát thị trường Goliath đã trở thành một cơ hội tìm năng cho những quỹ đầu tư. Tuy nhiên, có rất nhiều rào cản họ cần phải vượt qua trước khi các quỹ đó có thể kiếm tiền bằng sức mạnh của tiền mã hóa.

CÁC RÀO CẢN Ở THỊ TRƯỜNG TIỀN MÃ HÓA

Những tổ chức trên sẽ không thể mua và giao dịch tiền mã hóa như cách mà một người dùng cá nhân vẫn thường làm. Cùng với sự ảnh hưởng và khả năng vốn của họ, họ cũng phải chịu sự kiểm soát của các quy định mà chính phủ đặt ra: Trong thị trường này, cụ thể là SEC.

SEC (Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ), là một cơ quan chính phủ liên bang được giao nhiệm vụ duy trì sự công bằng và chức năng của thị trường chứng khoán cũng như bảo vệ nhà đầu tư tránh khỏi các hành vi sai tría và bất hợp pháp trên thị trường. Nhưng để hiểu về SECm chúng ta phải tìm hiểu bản chất chứng khoán thực sự là gì.

BÀI KIỂM TRA HOWEY

Để hiểu rõ về chứng khoán, chúng ta sẽ xem xét trường hợp năm 1946 liên quan đến SEC và W. J . Howey Co.: Trường hợp này liên quan đến việc bán và cho thuê các vườn cam ở Florida. Tuy nhiên, điểm quan trọng của sự kiện này liên quan đến việc xác định xem một khoản đầu tư có phải là chứng khoán hay không là tương đối đơn giản:

- Có đầu tư vốn hay không?

- Có phải là một doanh nghiệp đủ lớn hay không, tức là có nhiều người đang đổ tiền của họ vào doanh nghiệp này để đầu tư?

- Có kỳ vọng về lợi nhuận?

- Những nhà đầu tư có đơn vị nào ảnh hưởng đến những phần lợi nhuận này?

Nếu câu trả lời cho những câu hỏi này là có, một khoản đầu tư đáp ứng tất cả các yêu cầu trên được xem là chứng khoán và phải tuân thủ các quy tắc của SEC. Những quy định này được áp dụng để bảo vệ các nhà đầu tư khỏi bị lừa đảo bởi những trò gian lận muôn hình vạn trạng trên thị trường tài chính trước khi SEC được ra đời vào những năm 1930. Một số hình thức lừa đảo tương tự đã xuất hiện tại thị trường tiền mã hóa dưới hình thức “bơm và xả” ICOs.

Như chúng tôi đã lưu ý, các loại tiền mã hóa như Bitcoin không thể được giao dịch bởi những tổ chức tài chính lớn như cách mà các nhà đầu tư cá nhân có thể làm. Có rất nhiều lí do cho việc này. Hầu hết các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa đều diễn ra trên các sàn giao dịch không được kiểm soát chứa đựng rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Điều này là bởi vì, ở một số sàn giao dịch, người giám sát cũng là những nhà giao dịch tích cực cũng như những người tạo ra chỉ số. Điều này tạo ra một sự xung đột lợi ích rõ ràng và không thể chấp nhận. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư tìm cách tận dụng tìm năng to lớn mà các token này mang lại. Một lựa chọn đã thu hút nhiều sự chú ý là ETF (Exchang Traded Funds).

CRYPTO ETFs LÀ GÌ?

Các quỹ ETF là các nhóm cổ phiếu, trái phiếu hoặc hàng hóa được mua bán, giao dịch giống như là cổ phiểu của một công ty. Giá trị của một ETF được gắn trực tiếp với tài sản cơ bản được đại diện bởi các cổ phiếu. Một ví dụ về tài sản cơ cản của quỹ ETF là vàng. Một nhà đầu tư có thể đến và mua giá trị 100$ cổ phiếu đại diện cho 100$ vàng ở thời điểm mua. Nếu giá vàng tăng, giá trị của cổ phiếu cũng sẽ tăng. Điều này cũng tương tự ở thị trường tiền mã hóa.

Để cho một tài sản có chức năng trong thị trường, nó phải có khả năng thanh khoản đủ để được mua bán hầu như cùng lúc. Đây là điểm hay của các quỹ ETF: Họ làm tăng tính thanh khoản cho các loại tài sản nếu không chúng sẽ rất khó được giao dịch. Điều này cũng đúng trong trường hợp của tiền mã hóa. Quá trình mua, bán và giao dịch với các chức năng khóa công khai và riêng tư,… — không đủ tính thanh khoản để cso thể hoạt động trên thị trường tài chính truyền thống.

Gõ cửa SEC

Tuy nhiên, các quỹ ETF nãy cũng nằm trong phạm vi quyền hạn của SEC. Không may thay, SEC nổi tiếng là chậm chạp trong việc chấp thuận các loại công nghệ và cải tiến mới. Luôn có một sự do dự của SEC khi ra các quyết định liên quan đến tiền mã hóa. Một lý do cho việc này đó là sự thiếu hiểu biết về công nghệ blockchain và cách quản lý chúng. Một lý do khác đằng sau lý do trên là việc khó khăn trong việc tìm kiếm một phương tiện chống gian lận và thao túng giá ở thị trường này.

NHỮNG NGƯỜI ĐI ĐẦU TRONG BLOCKCHAIN ETFs

Mặc dù không có Bitcoin ETF trên thị trường, vẫn có rất nhiều blockchain ETFs dành cho nhà đầu tư những người muốn thêm tiền mã hóa và danh mục của họ. Những ETF đó tập trung vào các công ty mà đang phát triển công nghệ tận dụng khả năng của blockchain theo nhiều hướng khác nhau. Những dự án bao gồm nhiều thứ từ chia sẻ dữ liệu đồng đẳng đến phát triển công nghệ AI.

Vào tháng 02/2019, một trong số các quỹ ETF với xếp hạng cao nhất là First Trust Indxx Innovative Transaction and Process ETF. Chỉ số này chỉ bao gồm những công ty dành các nguồn lực cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain. Họ sử dụng một hệ thống 3 cấp để dành sự ứu tiên cho những công ty và xếp hạng dựa vào các chỉ số.

Cấp một dành cho các công ty phát triển công nghệ blockchain cho việc bán hàng và hỗ trợ và các công ty mà ứng dụng trực tiếp blockchain để phục vụ cho khách hàng của họ. Cấp hai là dành cho các công ty sử dụng blockchain trong mô hình kinh doanh của họ: Họ thường dựa vào công ty cấp một để có thể tiếp cận được blockchain. Cấp ba là dành cho những công ty chủ động tìm kiếm công nghệ blockchain như là một cách để giải quyết các vấn đề kinh doanh. Các cổ phiếu của các quỹ lớn nhất là Intel, Xilinex, Swisscom, Oracle và Paypal và chúng được giao dịch trên NASDAQ.

NHIỀU SỰ LỰA CHỌN HƠN

Một Crypto ETF khác là Amplify Transformational Data Sharing ETF, được thành lập vào tháng 1 năm 2018 và đặt trụ sở tại Illinois, USA. Họ tập trung vào các công ty ở Mỹ và Châu Á, với tài sản ròng hơn 100 triệu đô với hơn 52 loại cổ phiếu khác nhau và được giao dịch trên NYSE Arca. Phần lớn tài sản của Amplify liên quan đến công nghệ blockchain trên internet (39.9%), các dịch vụ tài chính đa dạng (16.9%) và phát triển phần mềm (12.2%). Họ chủ yếu nắm giữ cổ phiếu GMO Internet, Overstock, và Digital Garage.

Tuy nhiên, Không phải ai cũng tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Vanguard, một tổ chức đi đầu trong quỹ trao đổi game cũng quản lý ETFs với hơn 5.3 triệu đô trong tài sản liên quan đến tiền mã hóa. “ Chúng tôi nghĩ rằng những chiến lược thay thế và các lớp tài sản cần được đánh giá và xem xét kĩ, đó là lý do tại sao bạn sẽ không thấy Vanguard đưa ra Bitcoin ETF, bên cạnh những rào cản về luật lệ.

TIỀN MÃ HÓA VÀ SEC

Tình trạng hiện tại của SEC đối với các quỹ tiền mã hóa ETFs có thể được miêu tả ở hai từ “mắc kẹt”, gây tranh cãi và chậm chạp. Nhiều đề xuất về crypto ETFs đã được nộp lên SEC, bản đầu tiên được nộp bởi cặp song sinh Winklevoss năm 2013, quyết định chính thức duy nhất từ SEC là từ chối chấp thuận cho tất cả các quỹ Crypto ETF cho đến nay. Nhưng SEC bị chia rẽ. Trên thực tế, ủy viên của SEC, Hester Pierce, còn được gọi là mẹ của tiền mã hóa, đã đệ trình một tuyên bố bất đồng chính thức liên quan đến việc từ chối chấp thuận ứng dụng của Bitcoin ETFF vào tháng 7 năm 2018 của Winklevoss.

Pierce, người đã trở thành nhà vô địch đưa tiền mã hóa thâm nhập vào dòng chảy tài chính chính thống đã lập luận rằng, như bản chất của tiền mã hóa từ khi thành lập, việc tự điều chỉnh đóng một vài trò lớn trong việc tổ chức thị trường này. Tuy nhiên, ý tưởng của cô ấy không phải lúc nào cũng giống với các thành viên khác trong tổ chức SEC cũng như những tổ chức tài chính khác. Việc nhấn mạnh, tập trung vào việc bảo vệ nhà đầu tư và các giao thức chống rửa tiền cũng nằm trong danh sách ưu tiên liên quan đến việc đưa tiền mã hóa hòa vào dòng chảy của thị trường tài chính chính thống, như đã được làm rõ bởi cựu chủ tịch ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Gary Gensler trong cuộc tranh luận ở MIT Bitcoin Expo vào tháng 05 năm 2019.

LỢI ÍCH CỦA CÁC QUY ĐỊNH CỦA SEC ĐỐI VỚI TIỀN MÃ HÓA

Sẽ có những lợi ích cho SEC khi công nhận tiền mã hóa. Như họ đã làm ở các thị trường truyền thống khác, SEC có thể có một ảnh hưởng tích cực lên môi trường giao dịch. Các quy định và sự thực thi của SEC đã giúp chống lại các vấn đề về rửa tiền cũng như thao túng thị trường có tổ chức và một khi qui định được tạo ra, họ cũng có thể làm những điều tương tự đối với thị trường tiền mã hóa. Thông qua việc điều chỉnh và xử phạt các sàn giao dịch, SEC có thể giúp hạn chế các kế hoạch bơm và xả, rửa tiền và các hiện tượng khác như flash crash có thể gây bất ổn thị trường.

SEC cũng có thể giúp quản lý các stablecoin. Các stablecoin như Tether và TrueUSD được liên kết với các loại tiền tệ Fiat (USD) và phải có nguồn cung tiền mặt lớn để chống lưng phía sau nó. SEC có thể tạo ra một hệ thống kiểm tra đảm bảo rằng lượng token được lưu hành trên thị trường của các stablecoin là được bảo đảm đầy đủ bởi lượng tiền mặt của các quỹ, ngăn chặn lạm phát, giảm giá trị, duy trì mức giá ổn định.

Sự gia nhập của SEC vào thị trường tiền mã hóa cũng giúp thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Một khía cạnh của tiền mã hóa mà các nhà đầu tư đang lo ngại là thiếu qui định và giám sát. SEC có thể đóng một vai trò trong việc hợp pháp hóa tiền mã hóa trong mắt của những nhà đầu tư truyền thống và giúp tăng vốn hóa vào thị trường.

KHÔNG THỂ KHÔNG LÊN TIẾNG

Bất chấp sự miễn cưỡng của SEC để phê duyệt một quỹ ETF tiền mã hóa thực sự cho đến nay, phần lớn các nhà kinh tế, bao gồm của Pierce đều cho rằng trong tương lai gần, Crypto ETF sẽ được chấp thuận. “Tôi nghĩ rằng sẽ có một rủi ro lớn đối với SEC nếu SEC cố gắng tỏ ra không liên quan đến tiền mã hóa… mọi người sẽ tìm cách sỡ hữu chúng (Crypto ETFs), thị trường sẽ lan rộng ra ngoài nước”, Chuyên gia tài chính của NYU’s Stern School of Finance phát biểu, thực tế cho thấy có một nhu cầu rất lớn đối với các tài sản mã hóa. Nếu SEC muốn tiếp tục là cơ quan quản lý đầu tư hàng đầu, họ sẽ phải nhận ra tầm quan trọng của công nghệ và tìm các tạo ra chính sách xoay quanh chúng.

DANH MỤC THAM KHẢO

Cointelegraph. (2019, April 23) Bitcoin ETF: Wall Street’s Path to Crypto | Cointelegraph Documentary. Retrieved from: https://www.youtube.com/watch?v=aU2nd5aDoXw&feature=youtu.be

Gondo, N. (2019, October 19) Here’s What Vanguard Thinks About Current ETF Trends And Bitcoin. Retrieved from: https://www.investors.com/etfs-and-funds/etfs/fund-etf-vanguard-current-trends-bitcoin/

Huillet, M. (2019, March 11) SEC Commissioner Hester Pierce: Crypto Markets ShouldSelf-Regulate When Possible. Retrieved from: https://cointelegraph.com/news/sec-commissioner-hester-peirce-crypto-markets-should-self-regulate-when-possible

Huillet, M. (2018, July 27) US SEC Commissioner Dissents From Agency’s Rejection of Winklevoss Bitcoin ETF. Retrieved from: https://cointelegraph.com/news/us-sec-commissioner-dissents-from-agency-s-rejection-of-winklevoss-bitcoin-etf

Lielacher, A. (2019, March 19) Bitcoin ETFs: What They Are and How to Invest (in 2019). Retrieved from: https://www.bitcoinmarketjournal.com/bitcoin-etf/

Lielacher, A. (2019, February 12) Best Blockchain ETFs, Rated and Reviewed for 2019. Retrieved from: https://www.bitcoinmarketjournal.com/blockchain-etfs/

Oliver, D. (2018, April 27) What is the Howey Test & How Does it Relate to ICOs & Cryptocurrency? Retrieved from: https://blockonomi.com/howey-test/

--

--