HOÁ GIẢI TẬN GỐC DỊCH COVID: P1: Lỗ hổng chết người của các chiến lược chống dịch Covid hiện nay.

Thuy Lien Nguyen
Self Hiil
Published in
18 min readMar 19, 2020

Vì sao Lột Xác là con đường duy nhất để hoá giải tận gốc dịch Covid?

Virus SARS-CoV-2 đã bùng phát ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và bắt đầu ở Châu Phi. Số người nhiễm bệnh và chết vì dịch bệnh không ngừng tăng nhanh trên hơn 170 quốc gia. Người bị tổn thương sau chữa trị đang là thực tế. Khủng hoảng tinh thần của người trong vùng dịch là có thật. Nguy cơ tái nhiễm ngày càng rõ nét. Kinh tế tê liệt. Đời sống đảo lộn. Người dân hoang mang không biết khi nào hết dịch. Doanh nghiệp thoi thóp chờ “giải cứu”. Chính phủ chật vật chia sẻ nguồn lực nhỏ nhoi để “giải cứu” đủ đường. Các chiến lược chống dịch cũng đang được tranh cãi, mổ xẻ và chưa có lời kết.

Đây có phải là những tín hiệu của việc nhân loại đang đi đúng hướng trong đại dịch Covid? Chắc chắn là không.

Điểm yếu chí tử của các chiến lược chống dịch của hiện nay là không nhìn thấy được điểm kết thúc của cuộc chiến. Tất cả đều là chiến lược cầm cự để chờ thời. Chờ đến khi ấm lên để virus tự tiêu diệt. Chờ đến khi có vacxin. Chờ đến khi hết dịch.

  • Nhưng liệu lúc đó con virus sẽ chết vì nắng ấm hay là đã biến hoá thành chủng kháng nhiệt? (Thực tế là hiện nay đã đã có bệnh nhân dương tính ở các vùng có nhiệt độ cao).
  • Liệu lúc đó vacxin có phù hợp được hết các biến chủng virus?
  • Bao giờ mới hết dịch?
  • Nếu dịch kéo dài thêm 6 tháng, 1 năm thì sao?
  • Hết dịch này thì có xuất hiện dịch khác không?
  • Bao nhiêu năm nữa sẽ xuất hiện một biến chủng xuất quỷ nhập thần virus SARS-CoV-3 ?

Tất cả các câu trả lời đều đang bỏ ngõ, chúng ta đang rượt đuổi theo virus, ngay cả ở những nơi đang được xem là kiểm soát tốt dịch bệnh. Một chiến lược không thấy rõ phần thắng là chiến lược đã thua khi mới bắt đầu. Vậy vì sao các chiến lược hiện tại không đưa ra được một tầm nhìn chung cuộc?

Ảnh sưu tầm

Bản chất của các chiến lược chống dịch hiện tại là XỬ LÝ TRÊN QUẢ. Tức là mục tiêu của các chiến lược là xử lý các hậu quả của dịch bệnh. Giải cứu bệnh nhân. Giải cứu doanh nghiệp. Giải cứu xã hội… Giải cứu chuyện đã rồi. Ngay cả việc truy về nguồn lây bệnh để kiểm soát vẫn làm một chiến lược tác động lên Quả. Nguồn lây bệnh cũng là một loại Quả. Khống chế xong Quả này thì sinh ra Quả khác. Một khi NHÂN của dịch bệnh chưa được thấu hiểu và giải quyết thì chúng ta không thể an tâm về tính chắc chắn của các chiến lược chống dịch.

Do đó, chúng ta cần phải xây dựng một chiến lược đột phá hơn. Một chiến lược mà chúng ta biết chắc phần thắng nếu như nó được triển khai. Một chiến lược từ sự thấu hiểu nguyên nhân vì sao dịch bệnh xuất hiện, phá huỷ và lây lan mạnh mẽ trên thế giới loài người.

DỊCH COVID CÓ THẬT SỰ LÀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT?

Xác định được đúng vấn đề cần giải quyết là đã đi được 50% chặng đường. Còn xác định sai vấn đề thì càng đi đúng lại càng sai thêm. Do đó, việc xác định được đúng vấn đề là chuyện chúng ta cần phải bỏ nhiều không gian và tâm sức. Trọng tâm của xác định vấn đề là thấu tỏ nguyên nhân tạo ra vấn đề. Do đó, chúng ta sẽ dành thời gian để xác định đâu mới thực sự là cái NHÂN thật sự cần được giải quyết trong dịch Covid.

Nhân-Quả có mối quan hệ tương đối. Một cái có thể là nhân của quả kia nhưng lại là quả của nhân này. Với dịch Covid cũng vậy. Chúng ta có 2 cách nhìn:

(1) Dịch Covid là nguyên nhân gây ra tất cả những hỗn loạn hiện nay;

(2) Dịch Covid, và cả những hỗn loạn hiện nay là kết quả của một nguyên nhân nào đó.

Chúng ta sẽ tuần tự phân tích cả 2 cách nhìn để chọn ra một cách nhìn tối ưu để xây dựng chiến lược.

Dịch đã lan rộng trên toàn thế giới

Cách nhìn dịch Covid là NHÂN.

Khi xem dịch Covid chính là nhân thì vấn đề chúng ta cần giải quyết chính là sự lây lan và tác động của dịch bệnh. Các biện pháp chúng ta sử dụng được chia thành 4 nhóm lớn:

  • Chữa trị cho người bệnh.
  • Truy tìm nguồn bệnh và cách ly để kiểm soát sự lây lan và giảm tải y tế.
  • Nghiên cứu điều chế vacxin để tạo miễn dịch cộng đồng.
  • “Giải cứu” các nhóm bị thiệt hại bởi dịch bệnh, ở mức độ vi mô là đơn vị sản xuất, doanh nghiệp, trường học; còn ở cấp đỗ vĩ mô là thành phố, quốc gia, châu lục.

Chúng ta dễ dàng nhận ra đây là các biện pháp chủ đạo của các quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam. Tuy thời điểm, hình thức, tốc độ, quy mô, tần suất triển khai có thể khác nhau tuỳ theo nhận thức và tiềm lực của mỗi quốc gia nhưng về bản chất, các biện pháp đều dựa trên cách nhìn dịch bệnh là nguyên nhân tạo ra sự hỗn loạn và cần dùng mọi biện pháp để chặn đứng dịch bệnh và gỉam thiểu tác hại của nó. Hướng tiếp cận này có ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm lớn nhất của cách nhìn dịch bệnh là nhân là có thể tạo cảm giác kiểm soát được dịch bệnh. Ngoại trừ các nước có sự chủ quan với dịch bệnh và vỡ trận thì với các nước có sự cẩn trọng và chuẩn bị bài bản trong công tác chống dịch như Việt Nam, Singapore thì chúng ta thấy các biện pháp đang tỏ ra có hiệu quả. Mọi người cảm thấy tạm an tâm là đang kiểm soát được vùng đỏ và vùng xanh, cố gắng kéo dài thời gian để hạ thấp đỉnh dịch, giảm thiểu các thiệt hại về nhân mạng và kinh tế cho đến khi có được vacxin để tạo miễn dịch cộng đồng hoặc hết dịch, tuỳ theo cái nào đến trước.

Tuy nhiên, tại sao gọi là “taọ cảm giác kiểm soát được dịch bệnh” mà không phải là “kiểm soát được dịch bệnh”? Chúng ta hãy phân tích nhược điểm của cách làm này.

Nhược điểm lớn nhất của cách nhìn dịch bệnh là nhân là tạo cảm giác an toàn ảo trong ngắn hạn và lãng phí các nguồn lực giải cứu.

Tại sao nói các biện pháp này đang tạo cảm giác an toàn ảo?

Ta phân tích trên từng biện pháp:

a. Chữa trị cho người bệnh. Chúng ta nghĩ rằng khi người bệnh được xét nghiệm âm tính thì là đã hết bệnh. Tuy nhiên thực tế không như vậy, bởi tác động của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể con người không như các virus thông thường. Đã có bác sĩ ví tác động của virus SARS-CoV-2 giống như của SARS và HIV cộng lại, tức là làm tổn thương đồng thời phổi và hệ miễn dịch.

Hầu hết các bệnh nhân sau khi chữa trị ngoài bị tổn thương các cơ quan nội tạng do virus tấn công, bị các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và các thuốc hỗ trợ điều trị khác, còn bị nguy cơ rối loạn tâm thần và mất sức lao động.

Ngoài ra, các bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm nhanh chứ không phải có được sự miễn dịch lâu dài như các virus khác. Nền kinh tế và hệ thống y tế, an sinh xã hội sẽ cần phải tiếp tục gồng gánh các hệ luỵ này trong nhiều chục năm sau dịch.

Rất nhiều bệnh nhân và người thân bị rối loạn tâm thần sau dịch. Image by John Hain from Pixabay

b. Truy tìm nguồn bệnh và cách ly để kiểm soát sự lây lan và giảm tải y tế. Chúng ta tích cực tìm bệnh nhân số 0, rà soát và cách ly tất cả các đối tượng nghi nhiễm nhưng với cơ chế lây lan mạnh trong giai đoạn ủ bệnh lên đến 24 ngày (thậm chí hơn nữa) của virus SARS-CoV-2 thì liệu các biện pháp cách ly có thực sự kịp thời và triệt để?

Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự bình yên giả tạo bị đánh tan khi xuất hiện một ổ siêu lây nhiễm từ những người không có triệu chứng.

Chưa kể trong giai đoạn cách ly, đặc biệt là cách ly tại nhà, người bị cách ly rất dễ xảy ra các trạng thái tâm lý bất ổn do sự cô đơn, trống vắng. Các vấn đề bản thân vốn bị gạt đi khi cuốn vào guồng quay công việc nay có cơ hội trỗi dậy cộng thêm tâm lý hoang mang khi cách ly hoặc có người thân bị bệnh rất dễ làm cho cho người cách ly chồn chân, nghĩ quẩn. Làm việc cũng không được mà nghỉ ngơi cũng không xong.

c. Nghiên cứu điều chế vacxin để tạo miễn dịch cộng đồng. Đây là một công việc đòi hỏi nguồn lực và thời gian và câu hỏi được đặt ra ở đây là:

  • Bao nhiêu con người có đủ sức khoẻ sử dụng loại vacxin đó?
  • Liệu có một vacxin toàn năng cho mọi chủng virus SARS-CoV-2?
  • Sẽ như thế nào nếu vừa tiêm vacxin xong lại xuất hiện chủng mới mà vacxin chưa giải quyết được giống như trường hợp xuất hiện virus Sars-CoV2 sau hơn 15 năm khống chế được Sars-CoV?

Vì thế ngay cả nghiên cứu được vacxin thì chúng ta cũng thể trông mong đây là giải pháp mà chúng ta có thể dựa vào trong dài hạn.

d. “Giải cứu” các nhóm bị thiệt hại bởi dịch bệnh. “Giải cứu” những nhóm người đang bị tổn thương và thiệt hại do dịch bệnh là một vấn đề đạo đức mà còn là kinh tế.

Mới nghe qua thì chúng ta thấy rằng cần phải “giải cứu” để khôi phục nền kinh tế và bình ổn xã hội. Nhưng thử đặt một vấn đề ngược lại là:

  • Những tổ chức như thế nào mà chỉ cần ngưng hoạt động có vài tháng, thậm chí chỉ mới 1 tháng mà đã cần sự giải cứu?
  • Đòi hỏi giải cứu nói lên điều gì ở khả năng sinh tồn của tổ chức đó?
  • Nếu một tổ chức có khả năng sinh tồn quá tệ như vậy thì có đáng được cứu không?
  • Giải cứu một tổ chức yếu kém thì mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế và xã hội?
  • Liệu rằng chúng ta có đang hao tổn tâm sức và tiền bạc giải cứu những giá trị ảo khỏi sự chọn lọc tự nhiên hay không?
  • Chọn đối tượng nào để “giải cứu”?
  • Giải cứu như thế nào để họ có thể tự cứu chính mình?

Chúng ta cần xem xét vấn đề “giải cứu” một cách thật tỉnh táo.

Nghiêm trọng hơn là liệu chúng ta có ảo tưởng rằng khi dịch được khống chế thì vấn đề đã được giải quyết không? Điều gì xảy ra nếu như vấn đề vẫn còn đó mà ta tưởng là đã giải quyết xong? Liệu ta có đang vô tình tiếp sức cho sự phát triển âm thầm của một cơn đại dịch Sars-CoV3? Tôi nghĩ rằng mối liên hệ giữa dịch Sars-CoV và Sars-CoV2 sẽ gợi mở cho chúng ta đáp án cho những câu hỏi này.

Như vậy chúng ta thấy là cách nhìn dịch bệnh là vấn đề sẽ thúc đẩy chúng ta đưa ra những biện pháp kiểm soát tình thế mang lại cảm giác hiệu quả trong ngắn hạn nhưng thụ động đối phó với những hệ luỵ trong giai đoạn sau dịch. Nếu như chúng ta thực hiện được các biện pháp tối ưu nhất trong cách nhìn này như chữa trị thành công tất cả các ca nhiễm, cách ly hiệu quả, sớm ra vacxin, “giải cứu” kịp thời các nhóm kinh tế thì lạc quan là có thể mang lại cảm giác hiệu quả trong giai đoạn trước và trong dịch bệnh.

Nhưng xét về bản chất thì các biện pháp vẫn bị chặn trên bởi chính cách nhìn đó, tức là cách biện pháp vẫn chứa những thiếu sót ngay trong lúc nó triển khai hiệu quả.

Nói một cách khác, với một virus đã được nâng lên một bậc đẳng cấp như SARS-CoV2, bậc tư duy phòng chống dịch cũ đã không còn hiệu quả, chúng ta cần phải nâng lên một bậc tư duy mới hoàn toàn.

Và đó là bậc tư duy nào?

Image by Peggy und Marco Lachmann-Anke from Pixabay

Cách nhìn dịch Covid, và cả những hỗn loạn hiện nay là kết quả của một nguyên nhân nào đó.

Nếu cách nhìn trước thì virus chính là tác nhân gây ra tất cả những hỗn loạn này, thì ở cách nhìn này virus chỉ là một cái duyên để cho một cái nhân nào đó được kích hoạt giống như khi cái nhân đó là một cái phôi hạt và virus là nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, hoặc chính bản thân sự xuất hiện của virus là thông điệp cảnh báo cho một vấn đề rất lớn nào đó. Để tìm ra cái nhân hoặc vấn đề đó, chúng ta có thể đặt ra 3 câu hỏi như sau:

  1. Tại sao virus Sars-CoV2 có thể tàn phá bệnh nhân với mức độ kinh khủng như vậy?
  2. Tại sao virus Sars-CoV2 có thể sinh sôi nảy nở thành đại dịch với tốc độ nhanh như vậy?
  3. Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, tại sao virus Sars-CoV2 có thể xuất hiện?

1. Tại sao virus Sars-CoV2 có thể tàn phá bệnh nhân với mức độ kinh khủng như vậy?

Câu trả lời rất đơn giản: vì hệ miễn dịch của bệnh nhân đã suy yếu. Điều này đã được chứng minh qua thực tế là không phải ai nhiễm virus Sars-CoV đều chết, các bệnh nhân được khỏi bệnh hiện nay là nhờ sức đề kháng của cơ thể, các biện pháp chữa trị chỉ mang tính hỗ trợ.

Ngoài ra, cũng có một hiện tượng rất đáng được lưu ý là hệ miễn dịch tấn công ngược lại cái mô cơ quan nội tạng của bệnh nhân làm tổn thương nghiêm trọng, chính hiện hiện tượng này đã làm cho bệnh nhân tổn thương cấp bội số.

Lý giải cho hiện tượng tự miễn này hiện nay có 2 giả thiết (1) do trí thông minh của HMD bị suy yếu nên tấn công quân nhà, nên biện pháp là cần nâng cao sức khỏe tinh thần để không bị stress giảm sự nhiễu loạn thông tin gửi đến tế bào thực bào; (2) Trí thông minh của HMD vẫn ưu việt nhưng do tế bào của các bệnh nhân đã bệnh tật, suy yếu sẵn, khi virus tấn công thì thúc đẩy nhanh quá trình “bệnh-tử” nên tế bào thực bào chỉ làm nốt việc còn lại là “dọn dẹp” rác trong cơ thể như đúng chức năng và nhiệm vụ của nó.

*Giải thích rõ hơn giả thiết (2): nếu người bệnh bị stress, suy yếu sức khoẻ tinh thần thì không riêng gì tế bào của HMD, tất cả các tế bào trong cơ thể cũng suy yếu nhưng vẫn gồng lên để hoạt động. Sự tấn công hiểm hóc của virus Sars-CoV vào phổi cắt nguồn oxi như một giọt nước tràn ly khiến hệ thống tế bào đang gồng lên này “chết ngạt” đột ngột, và thực bào phải đi dọn dẹp chiến trường như đúng nhiệm vụ của nó. Quá trình “chết ngạt” này diễn ra quá nhanh khiến chúng ta lầm tưởng là HMD tấn công vào các mô lành mạnh.

Giữa hai giả thiết (1) là HMD bị đánh lừa và (2) Người nghiên cứu bị đánh lừa, bạn nghiêng về giả thiết nào hơn? Liệu rằng tâm trí con người có thể sáng suốt hơn tạo hóa không?

Nhưng cho dù giả thiết (1) hay (2) đúng thì cả hai đều muốn nói lên một nguyên nhân sâu xa khiến cho virus Sars-CoV có thể tàn phá cơ thể người bệnh nhanh đến như vậy là do sức khoẻ bệnh nhân vốn đã suy yếu, mà trọng tâm ở đây là nội lực tinh thần đã cạn kiệt.

Vậy chúng ta hãy nhìn xem, có bao nhiêu người hiện nay dám tự tin tuyên bố mình sẽ không bị virus SARS-CoV-2 tấn công? Nếu bạn không dám tuyên bố, tức là bạn đã tự biết mình yếu.

Image by Arek Socha from Pixabay

2. Tại sao virus Sars-CoV-2 có thể sinh sôi nảy nở thành đại dịch với tốc độ nhanh như vậy?

Virus Sars-CoV-2 có một đặc điểm vô cùng khó chịu đó chính là có thể lây lan ngay trong thời kì ủ bệnh, chưa phát triệu chứng từ 14 đến 24 ngày. Thời kì ủ bệnh càng kéo dài thì cấp số lây nhiễm càng cao. Vậy vì sao thời kì ủ bệnh lại có thể kéo dài đến như vậy? Chúng ta cần làm rõ những gì đang diễn ra trong thời kì ủ bệnh.

Khi một virus xâm nhập vào trong cơ thể thì chúng bắt đầu “công thành” vào màng các tế bào.

Cuộc chiến giưã cơ thể và mầm bệnh đã chính thức bắt đầu trong thời kì ủ bệnh.

Độ dài giả định của thời kì ủ bệnh chính bằng tuổi thọ của một virus. Nếu như trong thời gian sinh mệnh đó, virus bị HMD tiêu diệt thì cơ thể chiến thắng. Nếu như hết thời gian sinh mệnh đó, virus không “phá thành” màng tế bào được thì virus cũng chết và thực bào chỉ làm việc còn lại là dọn rác, cơ thể cũng chiến thắng. Còn nếu như trong thời gian sinh mệnh đó, tế bào không bị HMD tiêu diệt mà lại còn tấn công được vào màng tế bào thì nó sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, đẩy mạnh hệ số lây lan.

Vậy thời gian sống thực tế của virus trong cơ thể quyết định hệ số lây lan của dịch bệnh, và sức khỏe nội tại của người nhiễm hoặc tiếp xúc gần quyết định khả năng xâm nhập và tồn tại của virus. Cơ chế này nói lên điều gì?

Cơ chế này nói lên chính những con người suy yếu là nhà và thức ăn cho virus.

Hiện nay bao nhiêu % con người bị suy yếu? 100%, không yếu chỗ này cũng yếu chỗ khác. Nói cách khác, con người ở cấp độ phát triển hiện nay chính là nguyên nhân khiến dịch bùng phát.

Chừng nào con người còn duy trì ở cấp độ phát triển này thì dịch bệnh chủng SARS còn, nó có thể bị gián đoạn do vacxin nhưng nó sẽ “quay trở lại và lợi hại hơn xưa” như nó đã từng.

Image by Stefan Keller from Pixabay

3. Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, tại sao virus Sars-CoV2 có thể xuất hiện?

Muốn diệt cỏ phải diệt tận gốc, muốn chấm dứt đại dịch vĩnh viễn thì phải thấu hiểu vì sao mầm bệnh xuất hiện. Như chúng ta đã biết virus Sars-CoV2 không phải là một loại virus hoàn toàn mới mà nó là một chủng mới tiến hoá từ Sars-CoV. Quá trình tạo ra chủng mới này có được nhờ cơ chế đột biến.

Cơ chế đột biến này có được nhờ 2 điều kiện: điều kiện cần là phải còn tồn tại chủng đầu tiên (Sars-CoV) để có “ba mẹ”, điều kiện đủ là số lượng của chủng đầu tiên phải đủ lớn để có xác suất cho sự đột biến. Điều này có nghĩa là gì?

Nghĩa là cho dù con người đã khống chế được Sars-CoV vào năm 2013 nhờ vacxin, nhưng Sars-CoV vẫn còn tồn tại trong giới tự nhiên, tiếp tục sinh sôi, đột biến và tiến hoá đến một mức độ có thể thích nghi được với cơ thể người trở lại.

Sự tồn tại này cũng đã được các chuyên gia nghiên cứu SARS cảnh báo, nhấn mạnh vào vật chủ là dơi, có thể là chuột, chó và không loại trừ khả năng là nó có thể tiến hoá ở để có thể lấy tất cả các động vật làm vật chủ.

Câu hỏi đặt ra là: tại sao virus có thể tồn tại được trong giới động vật?

Cơ chế này cũng tương tư như câu hỏi ở phần trước: (2) Tại sao virus Sars-CoV2 có thể sinh sôi nảy nở thành đại dịch với tốc độ nhanh như vậy? Câu trả lời chính là: giới động vật trong tự nhiên đang suy yếu.

Vậy cái gì tạo ra sự suy yếu đó? Không ai khác chính là con người hiện nay.

Con người với ngu dốt và lười biếng đã khai thác thiên nhiên quá mức để phục vụ cho lòng tham của mình. Con người huỷ hoại hệ sinh thái, tàn phá môi trường, nghiên cứu lai tạo những giống cây trồng vật nuôi năng suất cao mà yếu ớt. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên bị “đầu độc” và “rác hoá” làm cho hệ miễn dịch của tự nhiên bị suy yếu, trở thành “nhà” và “thức ăn” cho mầm bệnh sinh sôi, đột biến và tiến hoá để tấn công ngược lại vào con người.

Nói cách khác: chính loài người hiện nay đã tạo ra virus SARS-CoV2.

Như vậy, sau khi trả lời 3 câu hỏi, chúng ta thấy chúng đều quy về một nguyên nhân chung cho sự xuất hiện và lây lan của dịch bệnh Sars-CoV2 chính là con người với mức độ tiến hóa như hiện nay.

Đó là những con người yếu ớt về cả thể chất lẫn tinh thần, làm tổn hại trực tiếp và gián tiếp bản thân trong sự tham lam và ngu dốt. Con người chụp giật các cơ hội kiếm tiền, kinh doanh giá trị ảo để rồi hoang mang, sợ hãi khi thấy những giá trị ảo đó sụp đổ trước phép thử của tự nhiên và kêu gào “giải cứu”. Nếu không có virus Sars-CoV 2 thì con người yếu ớt này cũng sẽ chết vì bệnh và kinh doanh rối loạn.

Bản thân virus Sars-CoV 2 không phải là vấn đề cần phải giải quyết, nó chỉ là chất xúc tác thúc đẩy chuỗi nhân-quả này diễn ra nhanh hơn mà thôi.

Image by Gerd Altmann from Pixabay

Tạm kết:

Chúng ta cần nhận thức quyết liệt rằng cách nhìn dịch bệnh là một vấn đề cần phải là giải quyết đang bị giới hạn trong chính trình độ tư duy đã tạo ra dịch bệnh. Cách nhìn này đang thấy virus là hung thủ, còn con người là nạn nhân.

Trong khi về bản chất, con người với trình độ tư duy dựa dẫm, ăn bám tự nhiên mới là hung thủ của đại dịch này. Cho nên chừng nào con người còn chưa nâng tầm tư duy, chuyển hoá vượt bậc nội lực thể chất và tinh thần của mình thì ngày đó dịch bệnh sẽ còn tồn tại, cho dù con người có dùng biết bao nhiêu biện pháp ưu việt để tiêu diệt virus thì dịch bệnh cũng không bị mất đi, chúng chỉ bị ẩn đi để chờ ngày tái phát.

Tại thời điểm này, chúng ta chưa thể xác định là khi nào sẽ chấm dứt dịch bệnh. Nhưng có một cột mốc có thể xác quyết. Ngay lúc này chính là thời điểm con người cần phải thay đổi một cách sâu sắc và toàn diện tận gốc rễ bản thân mình để lột xác thành một cấp độ hoàn toàn mới, lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần.

LỘT XÁC là giải pháp DUY NHẤT giúp con người hoá giải được dịch bệnh SARS-CoV2 và cả các SARS-CoVn sau này.

Ưu tiên hàng đầu của các gói giải cứu đó chính là giúp con người tự giải cứu chính mình. Sau khi có con người mới, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng lại một nền kinh tế lành mạnh, một xã hội nhân bản hơn.

Đó mới chính là miễn dịch cộng đồng đích thực.

P/S: Cộng đồng “Lột xác cùng Covid” là nơi mọi người chia sẻ các phương tiện nâng cao nội lực hiệu quả và hỗ trợ nhau cùng rèn luyện để “giải cứu” bản thân, “giải cứu” cộng đồng. Hãy tham gia và cùng nhau “lột xác” chính mình để vô hiệu hoá SARS-CoV-2 ngay bây giờ!

Phần 2: Lột xác cùng Covid, bắt đầu từ đâu?

Nguyễn Thuỳ Liên

19/3/2020

--

--

Thuy Lien Nguyen
Self Hiil

An Innovative Coach for your “truly-work” self-coaching way.