HOÁ GIẢI DỊCH COVID-P3: Cách ly trên nhân

Thuy Lien Nguyen
Self Hiil
Published in
16 min readMar 24, 2020

Làm sao để dịch mà vẫn sinh hoạt bình thường?

Cách ly là để cắt đi cơ hội tiếp xúc với nguồn thức ăn của virus. Khi virus không còn thức ăn, nó sẽ tự chết. Cho nên trong dịch bệnh, cách ly là quan trọng hàng đầu, nếu không muốn nói là biện pháp DUY NHẤT để hoá giải dịch bệnh ngay ở biên cương, giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng. Ngoài ra, khi cách ly nghiêm ngặt, số người lây nhiễm giảm nhanh, chúng ta có thể rút ngắn chu kì dịch bệnh.

Do đó, chúng ta không có gì phải ngạc nhiên với những chính sách cách ly quyết liệt của chính phủ Việt Nam cũng như một số quốc gia hiện nay. Khi biết cách ly là biện pháp duy nhất rồi thì việc còn lại của chúng ta là chọn cách tự cách ly tối ưu nhất.

Cách ly là biện pháp duy nhất để hoá gỉai nhanh dịch bệnh. Hình sưu tầm.

Cách ly. Một từ nghe rất quen, cảm thấy như ai cũng hiểu nó. Nhưng thực chất trên quan sát của tôi, đặc biệt là hiện tượng tiếp tế quá mức tại các khu cách ly mấy ngày gần đây, đa số mọi người đang CÁCH LY TRÊN QUẢ, dẫn đến vừa cách ly chưa triệt để vừa rối loạn cuộc sống đến mức chẳng biết cách ly và không cách ly nó khác nhau như thế nào. Thế nên, bài viết này sẽ mổ xẻ tường tận về vấn đề cách ly theo các câu hỏi sau:

  1. Bản chất của cách ly là gì? Thế nào là Cách ly trên NHÂN và cách ly trên QUẢ?
  2. Cách ly như thế nào cho triệt để?
  3. Người không bị nghi nhiễm có cần cách ly không?
  4. Hạn chế của cách ly là gì?
  5. Những vấn đề phát sinh khi cách ly?

Bản chất của cách ly là gì?

Cách ly là các biện pháp nhằm khống chế khả năng lây lan của dịch bệnh bằng việc hạn chế tối đa khả năng virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Như vậy chúng ta thấy rằng đối tượng chúng ta cần cách ly là VIRUS, chứ không phải con người. Cho nên:

Cách ly tại NHÂN chúng ta làm các biện pháp nhằm giảm hết mức khả năng virus xâm nhập với chúng ta dựa trên sự thấu hiểu con đường lây lan và xâm nhập của virus. Còn hạn chế tiếp xúc với con người là cách ly tại QUẢ.

Nếu không hiểu rõ đối tượng chúng ta cần cách ly là virus và con đường xâm nhập của virus chúng ta dễ rơi vào 2 thái cực sau đây:

Thái cực 1: Co cụm, sợ hãi, không tiếp xúc với con người, không hoạt động gì cả, làm cho sinh hoạt bị tê liệt.

Đúng là virus cần nhờ vật chủ là con người để sinh sống và làm trung gian gây bệnh, nhưng không có nghĩa là hễ tiếp xúc với con người thì sẽ lây bệnh. Vấn đề là tiếp xúc như thế nào sẽ tăng nguy cơ lây bệnh? Tiếp xúc như thế nào là an toàn? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần tìm hiểu cơ chế lây lan của SARS-CoV-2.

Theo Đông y, con người có 9 cửa (cửu khiếu) để giao hoà với vũ trụ, và virus có thể xâm nhập qua 9 cửa này. Mỗi loại virus có đặc trưng riêng và phù hợp với các cửa khác nhau. SARS-CoV-2 thì lây lan qua giọt bắn vào các cửa mắt, mũi, miệng.

Vậy tiếp xúc an toàn là chúng ta không để cho virus có cơ hội xâm nhập qua các cửa, mũi, miệng khi tiếp xúc với con người chứ không phải là tuyệt đối không tiếp xúc với con người. Do đó, việc sợ hãi, xa lánh con người, đặc biệt là người nghi nhiễm, người nhiễm là không cần thiết, thậm chí phản tác dụng vì tạo ra stress không cần thiết.

Như nhân viên y tế chữa trị cho bệnh nhân, mặc dù bệnh nhân chứa rất nhiều mầm bệnh nhưng nhân viên y tế vẫn không lo lắng. Vì sao? Vì người họ đã có hiểu biết về cơ chế lây lan của mầm bệnh và thực hiện đầy đủ các biện pháp cách ly. Và chúng ta cũng làm như vậy để có thể cách ly mà vẫn có thể sinh hoạt, làm việc và không gây hoảng loạn tinh thần. Bạn biết đấy, stress cũng làm suy yếu hệ miễn dịch.

Nhưng không phải vì thế mà chúng ta vẫn thoải mái đi gặp gỡ người khác trong mùa dịch. Bởi vì sao? Bởi vì các biện pháp tiếp xúc an toàn dù kỹ đến cỡ nào cũng có sơ hở cho virus xâm nhập. Càng ít tiếp xúc thì càng ít cơ hội cho virus xâm nhập vào chúng ta.

Như vậy thì làm sao để giảm đi các gặp gỡ mà vẫn duy trì được cuộc sống bình thường?

Đó chính là chúng ta cần tổ chức lại cuộc sống của mình cho khoa học hơn. Trước giờ chúng ta sống tuỳ tiện, thích ai thì đi gặp, hứng lên thì đi, không có mục đích/ lợi ích rõ ràng. Nên bây giờ với cơ hội tiếp xúc ít lại, chúng ta cần sàng lọc lại ai buộc phải gặp trực tiếp? ai chỉ cần video call? Ai được ra ngoài mua đồ ăn? Và khi gặp thì hai bên phải hợp tác với nhau như thế nào để tránh lây lan virus? Tôi rất tâm đắc với những chia sẻ sau của Lương Y Núi Xanh:

Cách ly là chuyển từ LỐI SỐNG tuỳ tiện, tự phát sang lối sống lề lối, có định hướng.

Cách ly không phải là không làm việc mà là việc ai người ấy làm, chuyện nào đáng thì làm, không đáng thì không làm.

Cách ly không phải là tuyệt đối không giao lưu mà là giao lưu có sàng lọc và kiểm soát quá trình tiếp xúc. Nếu cần vui thì vui nhưng phải vui có điều kiện.

Từ góc độ này chúng ta thấy cách ly là một cơ hội tốt để chúng ta cải tiến lối sống của mình, và lối sống này hoàn toàn có thể duy trì sau khi hết dịch vì tính khoa học của nó.

Nguồn Zing

Thái cực 2: Nghĩ mình đã tiếp xúc an toàn, thậm chí không gặp người lạ rồi thì đã cách ly xong.

Khì mình nhầm lẫn đối tượng cách ly là con người, cách ly tại Quả, thì mình sẽ có nguy cơ bỏ qua các lỗ hổng khiến virus có thể xâm nhập vào. Bởi vì sao?

Bởi vì virus siêu siêu nhỏ và có thể tồn tại trên các bề mặt nhiều tiếng đồng hồ, chưa kể là còn có thể có các đặc tính khác mà chúng ta chưa phát hiện ra. Nên dù chúng ta có thực hiện các biện pháp tiếp xúc an toàn đến mấy thì vẫn có nguy cơ virus đã xâm nhập vào.

Còn nếu bạn luôn ở nhà, không gặp người lạ thì sao? Thì vẫn có khả năng người thân của bạn lây cho bạn nếu như họ vô tình bị virus xâm nhập khi tiếp xúc xã hội. Trong một gia đình, luôn có người đi ra ngoài để làm việc hoặc mua thức ăn mà đúng không?

Do đó, khi cách ly tại nhân thì ngoài các biện pháp hạn chế virus xâm nhập chúng ta sẽ làm thêm các biện pháp để ĐẨY virus ra khỏi cơ thể trước khi chúng thực sự xâm nhập vào điểm tử huyệt của chúng ta: cổ họng.

Như vậy là khi xác định đúng đối tượng cách ly là virus chứ không phải là con người, chúng ta sẽ tìm các biện pháp cách ly vừa triệt để vừa không làm rối loạn cuộc sống của mình.

Cách ly như thế nào cho triệt để?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ trả lời câu hỏi các câu hỏi khác:

  • Ai cần cách ly? Cách ly với ai?
  • Phạm vi cách ly đến đâu?
  • Làm sao để tiếp xúc an toàn?
  • Làm sao để đẩy virus ra khỏi cơ thể trước khi nó xâm nhập vào cuống họng?

Ai cần cách ly? Cách ly với ai?

Mục đích của tự cách ly là khống chế sự lây lan của dịch bệnh từ người bệnh sang người khoẻ. Vì thế lưu ý quan trọng là hạn chế lây nhiễm chéo trong cộng đồng cách ly. Vấn đề đặt ra là làm sao biết người nào có bệnh mà tránh?

Môi trường là nguồn sống chung để lây bệnh. Virus Corona có thể lây trong thời gian ủ bệnh với thời gian ủ bệnh lên đến 14 ngày (một số nghiên cứu chỉ ra thời gian ủ bệnh còn có thể kéo đến 24 ngày). Vậy thực tế là chúng ta không thể biết ai đang ủ bệnh và ai đang không ủ bệnh, trong đó có chúng ta. Nên với vấn đề này, Mình rất tâm đắc với câu nói của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “ Lường tình huống xấu hơn để tình huống không xấu đi. Lường tình huống xấu nhất để tình huống xấu nhất không xảy ra”.

Vận dụng vô cách ly thì: Chúng ta xem hãy tất cả những người mà chúng ta tiếp xúc đều có chứa mầm bệnh, và cả chính bản thân chúng ta cũng có thể có chứa mầm bệnh.

Làm như vậy có thái quá không? Tôi thấy không thái quá chút nào khi mà thời gian ủ bệnh của virus là 14 ngày và có thể lên đến 24 ngày với tốc độ lây lan rất nhanh. Vấn đề cần quan tâm ở đây là chúng ta kỹ lưỡng nhưng không lo lắng, hoang mang thái quá. Chúng ta tư duy như vậy để quản trị rủi ro chứ không phải để rủi ro khống chế chúng ta.

Qua quan sát thực tế thì vẫn có người có suy nghĩ là sớm muộn gì rồi cũng bị nhiễm thôi, bị nhiễm thì đi bệnh viện chữa, chỉ cần nâng cao sức đề kháng thôi chứ tự cách ly kỹ quá làm gì cho ảnh hưởng công việc?

Cá nhân tôi thì thấy rằng, sinh mạng là quan trọng nhất nên điều mình ưu tiên làm là thay đổi cách thức làm việc hết mức có thể để tự cách ly chứ không phải lấy công việc để làm cái cớ cho việc không nỗ lực tự cách ly.

Vì 3 lý do chính sau:

(1) Nếu tự cách ly tốt thì sau này rất thuận lợi cho việc sàng lọc, chữa bệnh tập trung;

(2) Giảm tỉ lệ xâm nhập của mầm bệnh. Ví dụ như nếu không tự cách ly sẽ bị nhiễm 10 phần thì tự cách ly sẽ chỉ còn nhiễm 3–4 phần. Khi cơ thể có sức đề kháng yếu thì mức độ nhiễm nhẹ sẽ giúp bản thân có thêm cơ hội để chữa khỏi.

(3) Cho bản thân có thời gian (hoãn binh) để nâng cao nội lực, tăng sức đề kháng.

Trong đó, tôi thấy lý do thứ 3 vô cùng quan trọng. Như trong bài Lột xác cùng Covid, bắt đầu từ đâu?, tôi đã đề cập đến ý tưởng “ngủ dịch” để nói về cách con người nên học hỏi hiện tượng “ngủ đông” của động vật hoang dã trong điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm.

Chủ động cách ly tốt sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho chúng ta “ngủ dịch để lột xác” thành một con người hoàn hảo hơn và vô hiệu hoá dịch bệnh.

Phạm vi cách ly đến đâu?

Với những người thuộc đối tượng cách ly bắt buộc theo lệnh của chính quyền thì tuân theo các chỉ dẫn của chính quyền. Với những người không thuộc đối tượng cách ly bắt buộc thì tự giác cách ly sâu với 3 cấp độ:

  • Cá nhân với cá nhân
  • Gia đình với hàng xóm
  • Các cộng đồng với nhau.

Với mỗi cấp độ, chúng ta tiến hành tổ chức lại lối sống cho thật khoa học và tối ưu với tiêu chí của “ngủ dịch”: Ưu tiên các hoạt động bảo toàn và tăng trưởng nội lực.

Tuy nhiên đó là phạm vi phân theo cách ly trên Quả, còn theo cách ly trên Nhân thì phạm vi cách ly là từ các tiếp xúc của cơ thể với các VẬT CHUNG (không khí, tay nắm cửa…) đến tiếp xúc của virus và cổ họng, thậm chí các vùng sâu hơn trong cơ thể của chúng ta.

Từ đây, chúng ta sẽ đưa ra 2 giai đoạn cách ly như sau: (1) Tiếp xúc an toàn và (2) Đẩy virus ra khỏi cơ thể trước khi nó xâm nhập sâu.

Icon sưu tầm từ Lotus.vn

Làm thế nào để tiếp xúc an toàn?

Theo Lương Y Núi Xanh, nguyên lý của tiếp xúc an toàn là:

Dùng VẬT SẠCH để tiếp xúc với các VẬT CHUNG.

Vận dụng ra cuộc sống chúng ta sẽ lưu ý tối thiểu là cần:

  • Mang khẩu trang khi giao tiếp xã hội.
  • Chuyển đổi các hình thức giao tiếp trực tiếp sang di động, video call và các hình thức online khác. Khi cần tiếp xúc thì nên tránh tiếp xúc đối diện, ngồi góc xéo
  • Có thể dùng khăn giấy, găng tay, tăm để tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kim loại của xe cộ, thang máy, tay nắm cửa.
  • Sau hoặc tiếp xúc xong thì cất/ bỏ/ rửa VẬT SẠCH và không quên rửa tay ngay bằng dung dịch rửa tay khô.
  • Cách ly tay với mắt, mũi, miệng.
  • Làm sạch môi trường: giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
  • Người trong gia đình không uống chung ly tách và các vật dụng vệ sinh khác.
10 điều nằm lòng để chống Covid-19. Trích từ Tuổi trẻ online

Làm thế nào để đẩy virus ra khỏi cơ thể trước khi nó xâm nhập sâu?

Nguyên lý: thực hiện các biện pháp diệt virus ngay tại những điểm virus có thể xâm nhập sâu vào cơ thể.

Các điểm đó là: da, cuống họng và và hệ hô hấp.

Ngoài biện pháp thông thường như khi đi từ bên ngoài về thì ngay lập tức thay khẩu trang, quần áo, rửa tay, tắm rửa bằng xà phòng và súc họng, tôi rất tâm đắc với phương pháp xử lý sâu của Lương Y Núi Xanh.

Xông sau khi về nhà là điều bắt buộc phải làm trong mùa dịch. Ảnh sưu tầm tại Chodocu.com

Cách của Lương Y Núi Xanh dựa trên giả định là có thể virus đã tấn công cổ họng của chúng ta và thậm chí có thể đã đi vào khá sâu ở bên trong. Nên cách làm là sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc hiệu quả bằng nguyên lý: TĂNG LƯU THÔNG MÁU, DẪN MÁU ĐẾN CỔ HỌNG và XÔNG ĐỂ ĐẨY TÀ KHÍ (năng lượng có hại từ virus). Cụ thể như sau:

Biện pháp tức thì khi RA NGOÀI và NGAY SAU KHI VỀ NHÀ trong mùa dịch

❤2 nguyên tắc cơ bản:

🌼 Luôn giữ CƠ THỂ nóng ấm và CỔ HỌNG/KHOANG MIỆNG ẩm và ấm khi ra ngoài, có thể nói là MỌI LÚC MỌI NƠI, nhất là khi tiếp xúc người ngoài.

🌼Thanh tẩy cơ thể SỚM NHẤT có thể khi VỀ ĐẾN NHÀ hoặc BẤT CỨ NƠI NÀO TIỆN LỢI bằng combo: đánh gừng/ăn hành/chích/xông. Trong đó XÔNG là BẮT BUỘC.

❤Giữ Cơ thể ấm nóng: Đánh gừng ngay trước khi ra ngoài và luôn đem theo gừng trong lộ trình/thời gian làm việc.

❤ Giữ cổ họng/khoang miệng không chỉ ẨM mà còn cần NÓNG ẤM bằng nước ấm gừng. Đem theo bình giữ nhiệt cá nhân và pha gừng đủ cay (có thể tham khảo chai cốt gừng của Đức), ngấp từng ngụm nhỏ áng chừng 2ml-3ml-4ml tùy nhưng đảm bảo đủ dùng cho đến khi tới được trạm dừng mới hay về nhà. Do lượng nước ít nên cần NƯỚC GỪNG pha đủ cay.

Bạn nào có ngâm RƯỢU THUỐC của Lương Y Núi Xanh có thể dùng trong trường hợp này thay thế nước gừng, áng chừng 1–2ml/ngụm.

🌼Tính cay nóng của gừng/rượu sẽ giúp kéo máu tới vùng hầu họng của chúng ta, góp phần nâng cao khả năng chiến đấu với virus nếu có bị xâm nhập vào🌼

❤Combo XÔNG là bước cuối cùng để “trả virus về với hành tinh của nó”.

🌼 Ai có bệnh nền về tim mạch, huyết áp,…cần chú ý khâu này. Các bạn có thể tham khảo kỹ hơn cách đánh gừng/ăn hành/chích/ xông trong Group Lương Y Núi Xanh.

Như vậy để cách ly triệt để nhất, chúng ta cần làm cả song song 2 việc: tiếp xúc an toàn và đẩy virus ra khỏi cơ thể bằng thanh từ tà khí, nâng cao chính khí.

Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi Thủ tướng khuyên nguời trên 60 tuổi nên ở nhà. Lời khuyên này vô cùng đúng đắn vì người già chính khí suy kiệt, sức đề kháng giảm sút nên là đối tượng cần được tự cách ly nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trong gia đình vẫn còn người trẻ đi giao tiếp xã hội và họ có thể mang mầm bệnh về lây cho người già.

Do đó, biện pháp “đẩy virus ra khỏi cơ thể bằng cách thanh từ tà khí, nâng cao chính khílà việc vô cùng cần thiết để hạn chế triệt để rủi ro cho người già.

Vào khu vực khoanh đỏ để tìm hiểu các phương pháp nâng cao chính khí của Lương Y Núi Xanh

4. Hạn chế của Cách ly?

Cách ly là biện pháp tối quan trọng nhưng không phải là biện pháp toàn năng. Chúng ta có thể hoàn toàn an tâm là mình sẽ hoàn toàn không bị nhiễm bệnh khi tự cách ly sâu không? Tất nhiên là không. Vì những biện pháp cách ly chúng ta làm tuy sâu nhưng mà thô, còn virus thì siêu siêu nhỏ.

Cho nên tính an toàn của tự cách ly chỉ có tính tương đối và có cần phối hợp với các biện pháp NÂNG CAO NỘI LỰC để mang lại hiệu quả phòng chữa bệnh toàn diện hơn.

Tôi sẽ viết sâu hơn về vấn đề này trong bài sau.

5. Những vấn đề phát sinh khi cách ly?

Sau khi khám phá bản chất của cách ly cũng như biện pháp cách ly triệt để, chúng ta đã tự giác cách ly thì còn vấn đề gì phải giải quyết nữa không? Có, một vấn đề không hề nhỏ tí nào.

Đó chính là cảm giác bị SỐC khi chuyển từ lối sống thường xuyên giao tiếp xã hội sang lối sống độc lập, thậm chí cô độc. Đã rất nhiều người cảm thấy rất bứt rứt khó chịu khi không được ra ngoài đường, cứ chồn chân muốn đi đâu đó khuây khỏa nhưng lại sợ lây nhiễm, lẩn quẩn lòng vòng.

Bình thường chúng ta bận tối mặt tối mũi không có rảnh để mà stress, nhưng khi cách ly, rảnh rỗi 1 chút là stress ập đến nuốt chửng chúng ta.

Nhưng như vậy cũng không kinh khủng bằng việc đối diện với cảm giác cô đơn, trống vắng, chênh vênh cuộc đời khi không còn những thú vui, công việc để trốn vào như thường ngày. Đặc biệt với những ai bị tổn thương sâu, tôi không dám chắc họ sẽ không làm chuyện rồ dại.

Có thể bạn sẽ tìm một group tám, xem phim, chơi game, làm việc cho giết thời gian nhưng rồi cũng sẽ chán. Tệ hơn nữa là những việc đó làm cho người chúng ta mệt mỏi, uể oải, làm suy giảm sức đề kháng.

Nên cách tốt nhất để hoá giải “tác dụng phụ” này của cách ly, chúng ta cần tận dụng thời gian cách ly để NÂNG CAO NỘI LỰC CẢ THÂN LẪN TÂM, vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể, vừa hoá giải những vấn đề nội tâm mà bình thường chúng ta không có thời gian giải quyết.

Để hỗ trợ mục đích nâng cao nội lực cả thân lẫn tâm, các bạn có thể tham gia 2 cộng đồng sau:

  1. Lột xác cùng Covid: đây là cộng đồng thực hành các phương pháp nâng cao sức khỏe từ gốc (chính khí). Hoạt động nổi bật của cộng đồng chương trình 7 NGÀY LỘT XÁC.

Các thành viên đặt ra mục tiêu hoàn thành MỘT bài tập nâng cao chính khí trong 7 ngày liên tục để “bật công tắc” cơ thể sang một thói quen chăm sóc sức khỏe mới. Ngoài ra, các thành viên rất tích cực chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành mục tiêu. Link vào cộng đồng: https://www.facebook.com/groups/lotxaccungCovid/

Tham gia cộng đồng Lột xác cùng Covid để nâng cao chính khí

2. Cộng đồng self-coaching: đây là cộng đồng chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm tự khai vấn (self-coaching) để nâng cao sức khỏe tinh thần. Hoạt động nổi bật của cộng đồng là luyện sự TẬP TRUNG VÀ TỰ CHỦ TINH THẦN với chatbot Proself Gym (miễn phí) vô cùng mới lạ.

Ngoài ra, những ai chơi “gym não” có thành tích cao sẽ được nhận học bổng từ 50–100% khoá self-coaching online: “Giaỉ pháp HOÁ CỘI NGUỒN STERSS, làm chủ hệ miễn dịch”. Link vào cộng đồng: https://www.facebook.com/groups/congdongselfcoaching/

Tham gia cộng đồng self-coaching để nâng cao sức khoẻ tinh thần

Thay lời kết.

Cách ly là việc làm đúng, nhưng chúng ta cần làm đúng việc cách ly trên Nhân để hạn chế tối đa hết mức có thể nguy cơ bị virus xâm nhập bằng 2 cơ chế: tiếp xúc an toàn và xử lý đẩy virus ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, cách ly là không chỉ biện pháp DUY NHẤT để hoá giải nhanh dịch bệnh mà còn là CƠ HỘI VÀNG cho chúng ta “ngủ dịch để lột xác” bản thân mình. Trong thời gian cách ly, thay vì sợ hãi, co cụm, hãy “mài bén lưỡi cưa của mình” để hết dịch mình sẽ “chơi” trở lại và lợi hại hơn xưa.

Nhưng quan trọng hơn hết, đây là cơ hội để bạn thay đổi triệt để bản thân và lên kế hoạch cho cuộc đời mình hậu Covid. Bởi Covid chỉ là một giọt nước tràn ly cho những gì con người đã gây ra cho tự nhiên, nếu nước đã tràn mà con người không thay đổi nữa thì sẽ có CoV-3, CoV-4, thậm chí là một loại virus khác đến buộc chúng ta phải thay đổi.

Cũng đã có 2 cộng đồng để bạn tung hoành. Xin đừng đánh mất dịp may cách ly để mình trở thành con người hoàn hảo.

Phần 4: Nâng cao nội lực, tự chữa bệnh khi chưa bệnh (còn nữa)

Nguyễn Thuỳ Liên

24/3/2020

--

--

Thuy Lien Nguyen
Self Hiil

An Innovative Coach for your “truly-work” self-coaching way.