Xuân Trường:“Ship cũng là nghề cao quý và đáng tự hào”

Cuộc sống tại Lozi
lozi-teamblog
Published in
9 min readOct 15, 2019

Xin chào, hôm nay chúng ta sẽ kết nối đến một chàng trai ở team Driver đang làm việc tại thủ đô Hà Nội. Cùng xem chàng trai đó đã làm gì để Loship tại Hà Nội “ đỏ rực” như ngày hôm nay nhé.

Xuân Trường — Tại văn phòng Loship Hà Nội

Chào anh Xuân Trường, rất vui được trò chuyện với anh hôm nay. Hãy giới thiệu về bản thân mình cũng như nhiệm vụ đang đảm nhận tại Loship là gì để mọi người biết được không?

Xin chào, mình tên đầy đủ là Đỗ Xuân Trường, là một chàng trai 9x đến từ quê hương nhãn lồng Hưng Yên. Ưu điểm lớn nhất của mình là hiền lành hay giúp đỡ người khác còn nhược điểm thì ai cũng bảo mình nói nhiều mặc dù là con trai nhưng sống tìm cảm.

Công việc hiện tại là Senior LDC Executive tại thủ đô Hà Nội. Nhiệm vụ của mình tại đây chính là hướng dẫn tài xế lên văn phòng đăng kí mỗi ngày. Đều đặn mỗi ngày anh sẽ training cho người tài xế đến văn phòng mở ứng dụng và các vấn đề đi đơn. Ngoài ra còn hỗ trợ các vấn đề khác như xử lý đơn hàng sai phạm, duyệt lênh rút tiền…cho các anh em tại Hà Nội.

Cơ duyên nào đã giúp anh đến với Loship vậy Trường ?

Đó là một câu chuyện dài nhưng bắt đầu từ một cuộc gọi điện thoại…Chính xác là vào đầu mùa xuân năm 2019, mình nhận được một cuộc điện thoại của anh Trần Minh Sơn hiện đang là Giám đốc Loship tại Hà Nội. Anh gọi điện và giới thiệu cho mình công việc của vị trí Trainer Driver tại Loship. Trước đây mình đã hơn 3 năm làm việc trong ngành này nhưng do mình gặp biến cố cá nhân rất lớn nên đã tạm ngưng một thời gian. Lúc ấy, mình chưa muốn đi làm ngay nên chỉ nghĩ cuộc gặp gỡ này chỉ là một cuộc chuyện bình thường của những người trong nghề tâm sự với nhau. Với mình nghề ship cũng là một nghề để phát triển bản thân, nghề chân chính nào cũng là nghề cao quý và đáng tự hào. Do đó mình đồng ý đến gặp anh để hiểu hơn về những người làm trong ngành này nghĩ gì, cần gì và làm thế nào để phát triển nó. Bởi trên thực tế có quá nhiều công ty nước ngoài nhảy chân vào thị trường Việt Nam thì chắc chắn nó rất thú vị.

Hôm ấy trời Hà Nội vẫn còn rất rét, mình và anh Sơn gặp nhau tại The Coffee House để trò chuyện về định hướng phát triển nghề này tại Việt Nam và đặc biệt cho thị trường Hà Nội. Mong muốn của anh Sơn là có một ai đó giải quyết bài toán mang người tài xế đến với công ty để họ có thêm thu nhập qua những chuyến giao hàng. Cuộc nói chuyện đó thú vị đến mức nó thôi thúc mình phải quay về với công việc. Vốn dĩ mình làm được điều đó và còn có thể làm tốt hơn. Đúng là người không chọn được nghề mà là nghề chọn người nên mình quyết định đảm nhận vị trí trainer bắt đầu từ ngày 15/01/2019. Sau cuộc nói chuyện 7 ngày!

“ Ngoài kia còn rất nhiều điều tốt đẹp đang chờ đợi em và công việc sắp tới là của một công ty Việt phục vụ vì người Việt.” — Câu nói của anh Sơn khiến mình nhớ mãi.

Một ngày của anh tại văn phòng diễn ra như thế nào?

Một ngày làm việc của mình bắt đầu từ 8:00 sáng có mặt tại văn phòng setup lại phòng training để cho shipper đến rút tiền mặt tại văn phòng. Xử lý lệnh rút tiền và hỗ trợ shipper báo cáo lại đơn hàng để thời gian rút tiền nhanh nhất. Khi có những đơn hàng sai phạm thông báo trên LDC, mình gọi shipper để xác minh từng trường hợp để có thể hiểu shipper đang đi đơn gặp vấn đề gì? Khi không có shipper đến rút tiền mình hỗ trợ gọi mời shipper lên đăng kí trực tiếp tại văn phòng, vèo 1 cái đến 12h nghỉ trưa. Công việc tiếp tục bắt đầu vào lúc 13h30, sắp xếp lại ghế, bật TV mở bài training. Gọi hỗ trợ chỉ đường cho shipper đến văn phòng vì văn phòng hơi khó tìm xíu. Ca training bắt đầu 14h đến khoảng 15h30 hằng ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Sau khi kết thúc ca training mình duyêt lệnh rút tiền và xử lý những đơn hàng sai phạm bị miss trong thời gian training. Đến khoảng 17h30 văn phòng đã chuẩn bị về thì mình bắt đầu chuyển trạng thái chính thức cho những shipper mới đăng kí chính thức chiều nay, gửi video hướng dẫn quy trình đi đơn qua zalo cho từng shipper. Kết thúc công việc thường vào lúc 19h tối.

Công việc của mình nhìn chung rất dễ hình dung nhưng rất khó đế đi lâu dài nếu như mình không có đam mê để theo đuổi nó mỗi ngày. Nếu như tại thành phố Hồ Chí Minh các tài xế đến văn phòng thì sẽ có nhiều bộ phận khác tiếp nhận, tài xế nào gặp vấn đề gì thì sẽ có người phụ trách bộ phận đó đến xử lí, còn ở Hà Nội mình phải đảm nhận nhiều hơn một việc. Chính vì vậy mình biết được thêm nhiều thông tin thú vị bên ngoài từ chính tài xế của mình kể về. Khi các cửa hàng đối tác cần hỗ trợ thì mình sẽ chuyển thông tin về các bạn Sale thông qua các anh tài xế báo về.

Chương trình xem bóng đá tại cùng tài xế tại văn phòng Hà Nội. Ảnh là Trường và tài xế Loship Nguyễn Ngọc Hưng.

Anh đã tìm và tuyển dụng tài xế của mình như thế nào?

Khó khăn lớn nhất của mình là việc mời tài xế đến văn phòng đăng kí rất khó khăn. Khoản thời gian mới vào làm, do Loship tại Hà Nội còn rất non trẻ và hầu như chưa ai nghe đến nên lúc mình mời chẳng ai đến cả, suốt hơn 1 tuần đầu tiên thử việc của mình số lượng tài xế hoạt động rất thấp. Lúc ấy Hà Nội vẫn còn rét đông nên khó khăn lại chồng thêm khó khăn. Về sau mình dành nhiều thời gian để chuẩn bị nền tảng thông tin trước, một tuần tiếp theo đăng thông tin tuyển dụng rải đều trên nhiều phương tiện truyền thông để người tài xế nhận diện trước. Sau đó, mình tham gia vào tất cả các group facebook về tuyển dụng tài xế để tuyển dụng và nhẫn nại giải thích cho họ biết Loship là dịch vu gì. Mình trân trọng từng inbox của tài xế dù bất cứ khung giờ nào. Khi mà lượng thông tin về Loship tại Hà Nội bắt đầu phủ rộng nhiều hơn thì việc mình giới thiệu tài xế đến văn phòng cũng dễ dàng đi rất nhiều. Sau đó mình được vào Head trong thành phố Hồ Chí Minh để trau dồi kinh nghiệm thêm 1 tuần. Được trực tiếp giám đốc Driver và giám đốc điều hành Loship hướng dẫn thêm những kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc, về lại Hà Nội mình áp dụng và thấy hiệu quả hẳn. Vạn sự khởi đầu nan của mình tại Loship là như thế.

Bí quyết để giữ chân họ của riêng anh là gì?

Về bí quyết giữ chân shipper thì mình nghĩ đơn giản lắm. Khi và chỉ khi lắng nghe những lời chia sẻ của tài xế thì mình việc mình làm mới hiệu quả. Ở văn phòng Hà Nội, bộ phận làm Loship khá ít người nên mình có cơ hội tiếp xúc với tất cả tài xế đến văn phòng. Và tất cả tài xế đến đều hỏi mình, đi đơn gặp khó khăn cũng gọi mình. Khi các anh đến văn phòng để rút tiền cho các lần chạy đơn thành công mình chủ động hỏi xem ngoài đường có gặp khó khăn gì không.

“ Và tất cả những điều đặc biệt đó đã làm nên nét đặc biệt của Xuân Trường. Nỗ lực để cho người tài xế thấy đây không đơn giản là đi chạy ship ngoài đường mà nó là một gia đình, nơi anh em giúp đỡ nhau trên từng tuyến đường đi qua…”

Thách thức lớn của bộ phận Driver tại Hà Nội là gì? Anh có thể chia sẽ cách để vượt qua điều đó được không?

Để cùng đạt được mục tiêu chung của toàn quốc, Hà Nội phải nỗ lực hết mình và làm việc thật nghiêm túc hơn. Khi các chính sách từ Head chuyển ra thì mình chủ động hỏi các bạn trong team nếu như không hiểu. Hiện tại số lượng tài xế tại Hà Nội chưa đạt như kỳ vọng mình mong muốn. Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2019, nên muốn đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi mình thay đổi cách làm hiện tại. Tại Hà Nội và những tháng cuối năm thời tiêt sẽ trở nên khắc nghiệt, do đặc thù nghề ship này phải ra ngoài đường giao hàng nên cần phải tuyển dụng nhanh trước khi mùa đông đến. Do đó mình luôn tìm những kênh tuyển dụng mới và liên tục cập nhật thông tin để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.

Trước các xung đột và mâu thuẫn trong công việc, anh sẽ giải quyết như thế nào?

Trong công việc không khỏi tránh những tranh cãi về một vấn đề do mỗi người sẽ có những quan điểm riêng. Mỗi lần như vậy mình thường tìm đến anh Trung để lắng nghe lời khuyên từ anh. Sau khi lắng nghe và thấu hiểu, mình nhận lại vấn đề đang phải đối mặt là gì và vì sao lại có những quan điểm trái chiều, điều đó giúp mình nhận ra đâu là điều cần sửa đổi.

Tại Loship mình kết nối với các bạn trong team Driver thông qua Slack, việc trao đổi các vấn đề trong group chung giúp mình không bị miss thông tin. Cái hay ở Loship là trong tất cả các cuộc tranh luận mỗi quan điểm cá nhân đều được tôn trọng và lắng nghe nếu như ý kiến đó đủ chân thành hướng đến cách giải quyết vấn đề, hướng đến mục tiêu muốn team đi lên cùng công ty phát triển. Cái mình tranh luận và cùng xoay hướng để tất cả nhìn về một phía, phía của vấn đề cần giải quyết.

Do đó nếu tranh luận để giải quyết vấn đề thì điều đó thật sự cần thiết để công việc vận hành tốt hơn.

Anh đã làm việc với một số công ty lớn trước đây. Anh có nghĩ rằng làm việc với họ đã cho bạn một điểm cộng mà các công ty tự do hoặc nhỏ hơn không thể cung cấp?

A ha.. Đây là một câu hỏi thú vị vô cùng! Như mình đã chia sẻ, mình từng làm ở những công ty cùng ngành trong suốt sự nghiệp trước đó, điều mình nhận ra nằm chính ở mỗi người.. Điểm cộng không đến từ thương hiệu công ty mà nó xuất phát những giá trị mà bạn đã làm được khi ở nơi đó. Công ty lớn cũng đi từ một công ty bé mà lên, do đó quan điểm của mình khi đến một công ty làm việc thì môi trường tốt không thôi chưa đủ mà nơi đó có cho bạn cơ hội để thách thức bản thân mình hay không. Phát triển là quy luật của cuộc sống nên bắt buộc bản thân cũng phải tìm đến những khó khăn để biết rằng mình có thể làm được.

Nếu có ai đó tìm đến anh để hỏi về Loship, anh sẽ nói gì với họ?

Thật may mắn khi mình làm việc ở đây. Ở Loship, người giỏi được tôi luyện qua hàng ngàn công việc chứ không phải ở một việc. Nếu bạn chấp nhận làm việc tại đây thì bắt buộc bạn phải dấn thân khám phá và liên tục. Khi bất kì ai hỏi đến công ty mình đang làm thì mình rất tự hào nói rằng mình đang làm công ty của người Việt Nam, phục vụ người Việt, vì người Việt.

Xuân Trường và đồng nghiệp tại văn phòng

--

--

Cuộc sống tại Lozi
lozi-teamblog

Nghe người Lozi kể chuyện nghề tại Lozi để nhận ra cuộc sống này thú vị biết bao!