Cách để một startup thành công: Hành trình của GotIt!

Ngoc-Anh Mai
Ngoc-Anh Mai
Published in
9 min readJul 4, 2017
Câu chuyện về thành công của GotIt!

Hầu hết những câu chuyện về thành công đều không bắt đầu theo cách mà bạn vẫn nghe.

Hùng - founder của GotIt! đã xây dựng phiên bản đầu tiên của GotIt! chỉ trong vài tháng. Không lâu sau đó, Hùng phát hiện ra chẳng có ai muốn dùng sản phẩm mà họ đã làm cả.

Phải mất rất nhiều tháng sau, GotIt! mới hiểu “đủ” về người dùng để xây dựng một thứ gì đó thực sự mang lại giá trị.

6 năm sau.

GotIt! là một ứng dụng giải bài tập về nhà chỉ trong 10 phút. GotIt! đứng thứ 2 trong top ứng dụng về giáo dục trên Appstore. Họ đã gọi được hơn 10 triệu đô la và cung cấp hơn 3 triệu câu trả lời.

Sản phẩm mà bạn nhìn thấy hôm nay là kết quả của hàng trăm lần thử nghiệm.

Câu chuyện về GotIt! đã chứng minh rằng văn hóa liên tục nghiên cứu là con đường chắc chắn nhất để xây dựng một sản phẩm thành công.

Nó cũng phản ánh điều mà Caitlin Kalinnowskim — trưởng bộ phận sản phẩm của Oculus từng nói về lý do quan trọng nhất để một sản phẩm thành công là:

“Sản phẩm càng được làm đi làm lại nhiều lần thì càng tốt và ngược lại. Đơn giản là thế”

Một kỹ sư tài năng trăm năm có một

Khi Hùng bắt đầu Gotit!, anh ấy đã xây dựng xong phiên bản bằng tiếng Việt trên Linux (Vietnamese Linux distribution). Hùng là thạc sĩ và PHD ngành khoa học máy tính của đại học IOWA và tập trung vào Data Mining cũng như Big Data Analytics (phân tích dữ liệu lớn)

Và quan trọng nhất — Hùng đã có một ý tưởng vào mùa xuân năm 2011. Anh ấy đã quan sát rất kỹ vào một vấn đề mà chưa có giải pháp nào thực sự tối ưu.

Insight. (Sự thật ngầm hiểu)

Cuộc sống của một sinh viên được định nghĩa bằng cách mà họ thể hiện ở trường. Phần lớn thời gian là ở lớp. Bài tập về nhà hàng ngày sẽ “định nghĩa” hạnh phúc hạnh phúc của họ.

Vì thế, họ thường gặp bế tắc.

Họ cần sự giúp đỡ từ những người mà biết rõ hơn họ. Không biết câu trả lời là một sự thất bại — và tìm một giải pháp cho vấn đề này(tìm sự giúp đỡ từ những người giỏi hơn) thực sự rất khó.

Đây là lý do dẫn đến nhiều đêm mất ngủ.

Hiểu rõ vấn đề.

Với insight này, Hùng quyết định xây dựng một sản phẩm có thể thay đổi thế giới.

Sinh viên gặp vấn đề. Một người khác — “chuyên gia” từ một nới nào đó trên thế giới có câu trả lời. Vì thế, Hùng đã tìm một ý tưởng tốt nhất cho một trang web hỏi và trả lời.

Phiên bản đầu tiên của GotIt! nhìn giống phiên bản từ những ngày đầu của Quora.

Thiết kế đầu tiên của Quora

Tìm một chuyên gia. Nhân thông báo khi chuyên gia trả lời câu hỏi của bạn.

Thiết kế đầu tiên của GotIt!

Đó thực sự là một ý tưởng hay.

Có vẻ Hùng đã biết về cách dể xây dựng một giải pháp hợp lý vì anh ấy đã có insight đúng.

Nhìn rộng ra, dường như đây cũng là giải pháp cho những người dùng sẵn có của Gotit!.

Hùng bắt đầu xây dựng phiên bản đầu tiên của Gotit! như một sự tối ưu hóa cho giải pháp của vấn đề (an optimization problem)

Rất nhanh, Gotit! làm xong phiên bản mẫu (prototype) đầu tiên trong 3 tháng.

Nhưng Hùng đã bỏ sót vài thứ.

Phiên bản đầu tiên của Gotit! thất bại — một trong rất nhiều thất bại mà họ đã trải qua.

Không một ai muốn dùng Gotit!.

Ai cũng muốn biết trước công thức thành công khi bắt đầu một startup, nhưng đó là một điều không tưởng.

Rất dễ khi nghĩ một sản phẩm đã hoạt động tốt trong một lĩnh vực (Quora — dành cho người lớn) cũng làm tốt tại một lĩnh vực khác (giải bài về nhà — cho học sinh cấp 3).

Nhưng không may, điều này lại là một giả định khả thi hiếm hoi.

Tất nhiên, giả định không phải là một sự thay thế cho sự thật.

Giả thuyết, sự liệu lĩnh (hoặc sự tự tin) không thể thay thế được việc quan sát, nghiên cứu hành động thực tế của người dùng.

Để thành công, họ cần phải hiểu người dùng nhiều hơn nữa.

Họ cần sử dụng nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về những gì đã biết và cũng như những gì chưa biết.

Với Gotit!, điều này có nghĩa là họ cần trò chuyện với người dùng tiềm năng — những học sinh cấp 3.

Vì thế, cứ 3h chiều hàng ngày, Hùng và team ngồi ở Starbuck và nói chuyện với những học sinh vừa tan học.

Họ quan sát.

Họ tưởng tượng về cuộc sống của những học sinh này.

Họ mời cafe, đổi lại các bạn ấy sẽ test sản phẩm mẫu mới nhất.

Cho đến một ngày họ phát hiện ra….

Cuối cùng họ cũng tìm ra được một điều có giá trị.

Có 3 hoạt động chính chi phối cuộc sống một học sinh: ăn, ngủ và facebook.

Những phát hiện này giống như chìa khóa để hiểu về loại trải nghiệm có thể thu hút người dùng.

Thậm chí Quora, một cách đầy tôn trọng — mặc dù là thiết kế tốt nhất cho giao diện một website hỏi và trả lời dành cho người lớn, nhưng nó vẫn không phải là một thiết kế tốt cho học sinh trung học dùng để tìm kiếm thông tin.

Bạn thấy đấy…

Các công ty khởi nghiệp như Instagram, Facebook, Snapchat và Twitter đã tạo ra thói quen sử dụng và tương tác cho những người trẻ tuổi thông qua các cuộc trò chuyện và hình ảnh.

Những gì bạn thấy không phải là những gì được tìm kiếm. Nó được đẩy thẳng đến cho bạn sau khi bạn post một bức ảnh.

Đây là gốc rễ của vấn đề.

Khám phá này có thể không khả thi nếu thiếu sự hiểu biết sâu sắc về người dùng.

Bạn không thể xây dựng giải pháp tốt nhất bằng cách nhìn vào những giải pháp tốt đã có.

Bạn phải khám phá giải pháp tốt mà chưa từng tồn tại.

Và càng nhiều sự trái ngược mà bạn khám phá được theo những suy nghĩ bình thường thì insight mà bạn tìm được càng có giá trị.

( Câu này hơi khó hiểu nên mình để cả câu nguyên gốc ở đây: “And the more contrary what you discover is to conventional thinking, the more valuable your insight”)

Tại HackerFleet, chúng tôi mô tả quy trình khám phá này như một cuộc hành trình từ vùng đã biết đến vùng chưa biết.

Thách thức của Gotit!.

Từ khi bắt đầu, chúng tôi đã để dữ liệu định hướng (data driven) quá nhiều.

Quá trình làm việc của Hùng — một phần biến Hùng trở thành một doanh nhân tài năng cũng chính là điểm yếu nhất của anh ấy.

Bằng PHD là lý do khiến anh ấy tập trung quá mức vào dữ liệu như một giải pháp cho một sản phẩm thậm chí còn chưa định hình rõ ràng.

Đúng là sử dụng dữ liệu để quyết định thì quan trọng. Nhưng quá tập trung vào các con số lại làm trễ quá trình tìm ra insight thực sự (true insight).

Đấy là lý do vì sao mỗi người dùng thử luôn tập trung vào số liệu trên màn hình.

Những gì Hùng và team “siêu nhân” của anh ấy làm ko mang lại thay đổi gì cho đến khi họ hiểu về người dùng hơn chính họ (người dùng).

Sự kết hợp quan trọng này và sự thấu hiểu người dùng đã dẫn Gotit! đến cách hoạt động hiện tại.

Quy trình phát triển sản phẩm của Gotit! ra đời.

Chúng ta xây dựng một sản phẩm toàn cầu cho hàng triệu người dùng và thực tế là như thế. Đây là cách chúng ta làm:

1. Xác định vấn đề.

2. Đề xuất ý tưởng, chọn 1 hoặc 2 cái quan trọng nhất và cố gắng thu thập nhiều phản hồi nhất có thể.

3. Chọn một (hoặc hơn) một ý tưởng cụ thể và chốt chức năng kỹ thuật (functional spec): PN Change, UX (User experience) — trải nghiệm khách hàng, phân tích/thử nghiệm các chức năng.

4. Dự tính, xây dựng cấu trúc kỹ thuật, chức năng kỹ thuật.

5. Xây dựng sản phẩm.

6. Test nội bộ.

7. Test trong cty, marketing copy in UX Flow (luồng trải nghiệm người dùng), báo cáo sơ bộ.

8. Test tiếp nếu cần, đưa lên app store.

9. Ra mắt.

10. Chia sẻ càng nhiều càng tốt.

GotIt!’s 10 steps to product success

Gotit! dự tính thời gian để thử nghiệm.

Ngày qua ngày. Có một sự kiên định trong sự sáng tạo của họ và nó chạy chính xác như một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ.

Từ khi họ thất bại trong lần ra mắt đầu tiên 6 năm trước, họ đã làm hơn 140 thử nghiệm.

140 thử nghiệm này thể hiện sự kiên định, nghiên cứu một cách sâu sắc. Hiểu biết về những gì hoạt động và không hoạt động được tích quỹ qua chính những thử nghiệm này đã góp phần mang đến một sự thật rõ ràng hơn.

Đây là những gì mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đô la để đổi lấy.

Tiền của nhà đầu tư mua sự tin tưởng của thị trường nhiều hơn bất kỳ product iteration nào.

Phiên bản hiện tại của Gotit!

Từ sự phát hiện đến sản phẩm.

Insight — vấn đề — giải pháp — mô hình kinh doanh — tăng trưởng.

Xây dựng một sản phẩm thành công là cách bạn tìm ra ý tưởng qua insight, vấn đề và kinh nghiệm làm sản phẩm nhanh như thế nào.

Hầu hết startup đều không đến được giai đoạn này.

Điều này mất 6 tháng để thử - hoặc 12 tháng, đề chuyển từ sản phẩm đầu tiên của Gotit! sang cái mà người dùng của họ muốn.

Trước đó họ sử dụng 3 tháng để xây dựng phiên bản đầu tiên của sản phẩm.

Điều này chỉ xảy ra sau khi Gotit!đã có được key insight về thị trường mục tiêu và vấn đề mà họ cố gắng giải quyết.

Câu chuyện của Gotit! cung cấp “manh mối” cho thành công của bạn.

Hành trình của Gotit!là điều mà tất cả các công ty xây dựng sản phẩm thành công đều trải qua.

Bắt đầu với một ý tưởng. nhận ra tất cả các giả định là sai.

Thử nhiều hơn.

Thất bại cũng nhiều hơn.

Đến gần hơn với sự thật.

Nhận ra kiên trì thử nghiệm là con đường dẫn đến sự cải thiện tốt hơn.

Tất cả điều đó tạo nên một quy trình.

Nó diễn ra rất chậm, qua rất nhiều lần thử nghiệm liên tục.

Thành công, đơn giản là không bỏ cuộc.

Không bao giờ bỏ cuộc.

Cảm ơn các bạn đã đọc đến dòng cuối. Có những từ gốc mình không dịch được hoặc thấy khó dịch thoát ý nên sẽ để nguyên. Đây là lần đầu mình dịch một bài dài như thế này nên chắc chắn còn nhiều điều phải cải thiện thêm.

Link gốc ở đây. Có góp ý gì về bản dịch thì mọi người cứ comment bên dưới nha.

--

--