Viết cho ngày Uber rời Việt Nam (08/04/2018)

Ngoc-Anh Mai
Ngoc-Anh Mai
Published in
7 min readApr 10, 2018

Qua nay newfeed tràn ngập tin Uber chấm dứt hoạt động tại Việt Nam. Cũng đúng thôi, với những người từng làm cùng mảng ride sharing như mình thì đây thực sự là một khoảng khắc nhiều kỉ niệm.

Mình may mắn được chứng kiến quá trình Uber vào VN từ những ngày đầu. Đợt đấy Uber chỉ chấp nhận thanh toán bằng Credit card nên mình dù muốn cũng ko được trải nghiệm vì lúc ấy chưa có thẻ Credit. Vẫn nhớ ngày ấy một loạt các anh có tiếng trong giới công nghệ như anh Tuấn Nguyễn VCC, anh Nguyễn Thanh Sơn, anh Cu Hiệp,… có post chia sẻ về Uber. Hầu hết đều là ấn tượng tốt. Xe đẹp, tài xế lịch sự, thanh toán qua thẻ tiện, dịch vụ ko có gì để phàn nàn. Tóm lại là trải nghiệm tuyệt vời. Cảm giác Uber match đúng như cầu của nhóm này ấy. Mình nghĩ Uber đã dùng cách viral tốt khi áp dụng chính sách referral tại thời điểm này, với nhóm khách hàng phần lớn là những người có nhiều ảnh hưởng này, cứ giới thiệu một người đăng ký thì cả người giới thiệu lần người đc giới thiệu đều đc tặng 100k để trải nghiệm dịch vụ. Đợt đấy hình như có mấy anh đc hơn 2tr tiền referral, đi cả tháng ko hết. Lúc ấy còn có nhiều câu chuyện xung quanh như có những chủ doanh nghiệp lấy xe nhà đi chạy Uber để có cơ hội trải nghiệm một dịch vụ mới, có cơ hội nói chuyện với khách hàng, rồi mấy cậu thanh niên bắt Uber black đi “tán gái”,.. càng làm cho Uber toát lên một sự sang trọng, mà lại với một mức giá chấp nhận được. Với mình, Uber luôn mang lại một cảm giác “đẳng cấp”, an toàn, dịch vụ năm sao. Cả về trải nghiệm sản phẩm (app) lẫn trải nghiệm dịch vụ. Đến bây giờ vẫn thế.

Rồi Grab vào, bắt đầu với Grabbike, Grab taxi, rồi mới đến Grabcar. Mình nghĩ Grab đã chọn cách enter vào thị trường VN hợp lý khi chọn Grabbike đầu tiên, vì xe máy ở VN là phương tiện di chuyển chủ yếu. Đánh đc phân khúc này vừa tạo được đà sang mảng khác, vừa tạo được brand. Khác với Uber, Grab cho khách hàng thanh toán tiền mặt ngay từ đầu và chạy quảng cáo cũng như hỗ trợ cho cả tài xế lần khách hàng rất nhiều. Ra đường toàn thấy màu áo xanh Grab, rồi các banner, bảng quảng cáo ở các địa điểm đẹp. Đi đâu cũng thấy Grab. Sau đấy một thời gian thì Uber bắt đầu cho thanh toán tiền mặt. Biết tin, mình đăng kí ngay. Giờ vẫn nhớ cảm giác lần đầu bước lên Uber. Mở cửa xe là ngửi thấy mùi thơm (chắc là nước hoa). Bước lên xe, chú tài xế chào mình rồi hỏi lại “anh qua … phải ko?”. Ngồi trên xe mà vẫn ko tin là mình đang được đi trên một chiếc ô tô, điều mà trước giờ chưa bao giờ nghĩ đến. Bước xuống xe, vẫn còn cảm giác lâng lâng. Sau đấy mình lấy một loạt điện thoại của bạn bè đăng ký Uber để lấy tiền giới thiệu, xong bị Uber block account vì nghi ngờ gian lận khi đăng ký nhiều tài khoản trên cùng một thiết bị. Ko dùng được mã khuyến mại của Uber, trong khi Grab vẫn đều đặn cho mã hàng tuần. Mình bắt đầu chuyển qua dùng Grab từ đấy.

Đợt Uber launch Uber motor, mình follow từ khi họ bắt đầu đăng tin tuyển tài xế trên các Group việc làm. Đợt đấy vẫn còn làm ahamove nên follow mấy đội Uber Grab rất kỹ. Kiểu bất kỳ động tĩnh nào của 2 đội này cũng để ý hết. Trong friend list đợt đấy có một bạn làm ở Uber. Một buổi tối, tự nhiên thấy bạn post một loạt tin tuyển tài xế xe máy ở các Group tuyển dụng, mình đoán ngay chắc Uber sắp ra Uber motor, vì trc đấy cũng có một số tin đồn rồi. Sau đấy đội mình có cử cả người qua Uber tham gia trainning cho tài xế.

Ngày đầu tiên Uber motor launch, mình bật app Uber đếm xem có bao nhiêu xe. Hình như khoảng 10 cái. Mình là một trong những khách hàng đầu tiên của Uber motor tại HN. Sau đấy mấy hôm bắt đầu nhiều xe hơn. Theo kinh nghiệm, mình tìm Group của đội tài xế Uber motor để nghe ngóng tình hình. Search thì thấy có thật. Đúng là anh em driver rất nhạy mấy vụ này, chạy đc mấy hôm đã có Group, nhờ book cuốc ảo để đạt đủ chỉ tiêu ngày ăn thưởng, share cách tránh chốt, share kinh nghiệm “né cuốc” giờ cao điểm…. Thời điểm ấy, mình nhớ một driver Uber motor kiếm được 1,5tr/tuần là bình thường. Sau một tháng thì Uber bắt đầu làm chặt lại các chính sách, vì lúc này đã có một lượng tài xế với khách hàng tương đối rồi. Việc follow các chính sách này cũng giúp mình rất nhiều trong thời gian làm ở Wego sau này.

Mình follow từng chính sách của Uber motor, vừa là tò mò, vừa để tìm hiểu xem tại sao họ lại ra những chính sách như thế, xem có áp dụng gì được cho đội mình ko. Giờ nhìn lại thấy lúc đấy gần như focus 100% cho việc này. Có cái tham khảo được, có cái không, nhưng đấy vẫn là một khoảng thời gian đáng nhớ. Sau này, khi vào SG, mình có dịp ngồi với một bạn Uber phụ trách vụ launch Uber motor ấy. Nghe bạn chia sẻ một số thông tin thấy hiểu hơn về cách mà Uber làm.

Về các campagin marketing thì mình thích cách làm của Uber hơn. Uber Ice cream, Uber Pink, rồi đợt chiếu phim Zootopia thì bên Mỹ có campaign Zuber. Mình hóng vụ này mãi ở VN mà ko thấy gì. Nhưng có cảm giác, những chiến dịch mkt của Uber ko đc nhiều ng biết như Grab. Trong một event của @Adrian Latortue, mình nhớ khi anh ấy hỏi có bao nhiêu bạn ở đây biết Uber đã làm những campagin nào, chỉ có lác đác vài cánh tay giơ lên. Hình như điều này cũng phản ánh target nhóm khách hàng của Uber khác với Grab?

Sau khi nghỉ ahamove thì mình ko quan tâm nhiều đến mấy đội Uber hay Grab, mà chỉ dùng Grab vì account Uber vẫn bị block. Giờ thì Uber đã rút khỏi thị trường SEA.

Nếu, uh, nếu Uber vẫn chỉ chấp nhận cho những khách hàng thanh toán bằng tiền mặt sử dụng dịch vụ thì thế nào nhỉ? Có thể Uber vẫn giữ được brand position ở một mức độ “luxury” nhất định, vẫn giữ được nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trở lên, tương tự với nhóm tài xế lịch sự. Nhưng liệu nhóm khách hàng này có đủ lớn để nuôi đội vận hành của Uber ko? Hoặc nếu chưa đủ lớn, thì tiềm năng phát triển của nhóm này có tăng kịp với kỳ vọng ko? Rồi trước áp lực của Grab khi chấp nhận cho thanh toán tiền mặt — hình thức thanh toán phổ biến hơn dùng Credit card ở VN thì Uber sẽ phải đối mặt ntn?
Mình có cảm giác, khi Uber chấp nhận cho thanh toán bằng tiền mặt thì Uber cũng thay đổi định vị brand từ “luxury” xuống “bình dân” hơn để đáp ứng nhu cầu số đông thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Uber từ vị thế leader — người tạo ra luật chơi là chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ sang follower. Có thể do Grab hiểu thị trường hơn? Nhưng nếu Uber vẫn giữ được định vị là “đi xe đẹp với giá hợp lý”, “your private car” so với định vị của Grab (có vẻ là) “giá rẻ cho mọi nhà” thì sao nhỉ? Cũng chả biết. Tất cả chỉ là “nếu”, còn thực tế thì đã có kết quả rồi.

Mình có nghe một số thông tin về Uber, cả negative lẫn positive. Nhưng khi ko phải người trong cuộc và chưa có cơ hội kiểm chứng thì mình tin vào những gì mình thấy. Mình tin rằng Uber đã làm tốt khi rất nhiều bạn nhân viên Uber đã chia sẻ sự tiếc nuối cũng như trân trọng thời gian làm việc ở Uber. Mình tin uber đã đối xử tốt với đối tác, ít nhất là với những người trong clip dưới (*) khi nhìn thấy những nụ cười, những cái ôm, những giọt nước mắt của họ. Vì mình tin, điều gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim.

Uber đã hoàn thành sứ mệnh tiên phong của mình tại SEA nói chung và VN nói riêng trong mảng ride sharing, để người dùng có cơ hội trải nghiệm những dịch vụ tốt với giá hợp lý. Bây giờ, mình lại tiếp tục chờ xem trận tiếp theo giữa Grab và Go-Jek.
— — — —
(*) Ảnh lấy từ clip: https://m.facebook.com/story.php…

--

--