Làm thế nào để tiết kiệm tiền nhiều hơn trong năm 2020?
“ 7 phương pháp giúp bạn tiết kiệm tiền nhiều hơn trong năm mới của Money Lover sẽ góp phần hoàn thành dự định tài chính tương lai một cách dễ dàng và nhanh chóng”
1. Lập ngân sách chi tiêu khoa học
Để đảm bảo cân đối tài chính, nên thiết lập ngân sách chi tiêu cho từng tháng. Đồng thời, theo dõi thường xuyên tiền đã đi về đâu. Từ đó phân bổ lại phù hợp hơn. Cụ thể, với tổng thu nhập 10 triệu/tháng của hai vợ chồng, chị phân bổ ngân sách như sau:
- 40% thu nhập (4.000.000 đồng) cho chi tiêu chung của cả gia đình. Bao gồm: tiền ăn, tiền điện nước, mạng internet, tiền gas và các nhu yếu phẩm khác.
- 30% thu nhập (3.000.000 đồng) cho chi tiêu riêng của vợ chồng. Trong đó, vợ 1.500.000 đồng và chồng 1.500.000 đồng. Khoản tiền này được sử dụng để chi trả các chi phí như xăng xe, điện thoại, café với bạn bè, mua sắm…
- 20% (2.000.000 đồng) dành cho con. Bao gồm học phí mầm non trường công lập (110.000 đồng/tháng), tiền ăn ở trường, tiền sữa, tiền quần áo…
- 10% (1.000.000 đồng) dành để tích lũy. Đây là khoản tiền tiết kiệm hoặc dự phòng rủi ro cho những tình huống phát sinh như con ốm, sửa chữa nhà cửa…
Với Money lover: App sẽ tự động gửi tin nhắn nhắc nhở bạn khi bạn chi tiêu 50% hay 75% số tiền giới hạn cho nhóm đã lựa chọn để cảnh báo bạn không chi tiêu quá tay.
Xem thêm: hướng dẫn tạo ngân sách trong Money Lover
2. Hãy luôn nghĩ mình có thu nhập ít hơn
Nếu mức lương hàng tháng của bạn khoảng 10 triệu đồng thì tại sao bạn lại không có suy nghĩ rằng mình sẽ có mức lương ít hơn thế, ví dụ là 8 triệu đồng chẳng hạn. Đây cũng là một cách tiết kiệm khá hay. Giả sử mặc định thu nhập trong suy nghĩ của bạn là từ 7 đến 8 triệu và bạn chỉ có thể được phép tiêu xài trong khoản ấy. Như vậy chắc chắn số tiền 10 triệu kia của bạn sẽ dư ra. Hãy cứ tiếp tục duy trì thói quen đều đặn ấy như thế thì bạn sẽ dễ dàng có được cho mình một khoản dư tương đối ổn đấy.
Với Money lover: Hãy thử ngay với tính năng giao dịch định kì bằng cách tạo Giao dịch đình kì với Nhóm là Khoản Thu Lương nhé. Giao định kì giúp bạn tự động ghi chép khoản giao dịch của bạn vào Ví. Vô cùng tiện lợi đó!!
3. Ghi chép theo dõi thường xuyên
Quá trình chi tiêu tiền bạc trong vòng 1 tháng bạn cần sắp xếp hợp lý và ghi chép theo dõi theo từng ngày. Dưới mỗi phần note tiền bạn cần tính tổng số tiền đã chi để dễ dàng kiểm soát được số dư của mình. Những con số cụ thể sẽ giúp bạn nắm được tình hình tài chính của mình để không vượt ngưỡng cho phép.
Với Money Lover: Hãy thử Tính năng nhập chi tiêu, nó sẽ giúp bạn nhanh chóng ghi chép, thêm ghi chú và phân loại các khoản chi tiêu hoặc thu nhập. Đặc biệt là tính năng Liên Kết Ngân Hàng giúp tự động ghi lại lịch sử giao dịch và phân loại.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Money Lover cho người mới bắt đầu
4. Phân tích chi tiêu:
Quản lý chi tiêu khoa học là biết cách cắt giảm những khoản chi không cần thiết, từ việc theo dõi và phân tích chi tiêu.
Phân tích các khoản chi tiêu và tính toán tổng chi phí. So sánh với hạn mức ngân sách đã đề ra. Nếu vượt quá, cần cắt giảm chi phí cho những khoản chi sắp tới.
Với Money Lover: Nhằm giúp người dùng dễ hình dung các khoản chi tiêu trước đó của mình, Money Lover cung cấp tính năng “Báo cáo” đơn giản và trực quan.
Xem thêm: Hướng dẫn xem báo cáo chi tiêu Money Lover
5. Đặt ra mục tiêu tiết kiệm và theo dõi
Nên theo dõi 3 tháng một lần để kiểm tra lại tiến trình thực hiện. Từ đó, có những biện pháp thay đổi hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
So sánh kết quả đạt được ở thời điểm hiện tại so với mục tiêu đã đề ra. Đây chính là cơ sở để bạn đánh giá tốc độ hoàn thành mục tiêu tài chính năm 2020.
Với Money Lover: Tính năng Ví Tiết Kiệm được ra đời nhằm mục đích giúp bạn lên kế hoạch , quản lý và theo dõi tiền tiết kiệm hiệu quả hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo Ví Tiết Kiệm Money Lover
6. Hạn chế mua sắm đồ không cần thiết
Cắt giảm việc mua sắm trực tuyến và vận chuyển nhanh. Điều này giúp bạn loại bỏ thói quen chi tiêu theo cảm xúc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện mục tiêu tiết kiệm tiền nhiều hơn trong năm 2020.
Lên danh sách trước khi mua sắm và áp dụng quy tắc mua sắm 24h để đưa ra quyết định thanh toán hay loại bỏ những món đồ khỏi danh sách. Hãy suy nghĩ: Bạn cần gì hơn, so với những thứ bạn muốn?
7. Thanh lý những đồ đạc không sử dụng
Thanh lý những đồ dùng không còn sử dụng hiện nay được rất nhiều các bạn trẻ áp dụng. Với tiêu chí “cũ người mới ta” và đây cũng được coi là hình thức mua bán được nhiều người quan tâm.
Do đó, với những đồ dùng không cần sử dụng đến bạn có thể thanh lý. Với mức giá bằng ½, ⅓ hay ¼ tùy thuộc vào chất lượng của từng món đồ.
👀 Đọc thêm:
Money Lover Premium trả 1 lần dùng trọn đời!! Tại sao không?