Nền Tảng, Ứng Dụng và Tiềm Năng Phát Triển của Stablecoin

Photo by CoinWire Japan on Unsplash

Ghi chú: Bài viết này sẽ tóm tắt tài liệu được cung cấp bởi Cục Dự trữ Liên bang.

Stablecoin là đồng tiền mã hoá được hậu thuẫn (peg) bởi một vật tài sản có giá trị khác, và phần lớn stablecoin hiện tại được liên kết với đồng Đô-la. Sản phẩm công nghệ này mang theo mình một vai trò lớn trong thị trường mã hoá và đã có sự tăng trưởng lớn trong thị trường vào 2021, với tổng giá trị stablecoin liên kết với đồng Đô-la (USD pegged) trong lưu thông gần tới 130 tỷ Đô-la. Nhưng đi kèm với sự tăng trưởng đó, những yếu tố như sự ổn định của peg, an ninh dành cho người tiêu dùng, mức độ chấp hành quy định pháp luật về chống rửa tiền (anti-money laundering), và hiệu quả trong thanh toán là những mối lo ngại hiện tại của stablecoin. Để có thể hiểu rõ. công nghệ stablecoin , bài viết này sẽ bao gồm: (1) nền tảng của stablecoin, (2) ứng dụng hiện tại của stablecoin và tiềm năng phát triển.

Nền Tảng của Stablecoin

Stablecoin là đồng tiền mã hoá được cố định tỷ giá với một tài sản có giá trị khác, và được hoạt động trên công nghệ sổ cái phân tán (Distributed ledger technology – DLT), đa phần các stablecoin sẽ được hoạt động trên công nghệ chuỗi khối (blockchain technology). Stablecoin có thể peg với những tài sản khác như vàng, tiền pháp định, hoặc những đồng tiền mã hoá khác, và thường stablecoin sẽ được sử dụng với mục đích trao đổi hoặc hợp nhất với những tài sản kỹ thuật số khác.

Sự phân biệt giữa stablecoin và tiền kỹ thuật số truyền thống như tiền nằm trong ngân hàng là nhờ những yếu tố như stablecoin được đảm bảo an ninh với cryptography, dẫn tới gần như sự tức thì trong giao dịch, xoá đi vai trò của trung gian, và có thể giao dịch bất kỳ lúc nào. Và stablecoin thường được xây dựng trên tiêu chuẩn của DLT, dẫn tới việc người sử dụng có thể tạo những dịch vụ tài chính trên DLT.

Những loại stablecoin

Có nhiều loại stablecoin với nhiều định nghĩa khác nhau, những ứng dụng hiện tại được miêu tả trong bài viết này cũng như stablecoin trong góc nhìn của pháp luật sẽ. chỉ bao quát một phần của tất cả những ứng dụng tiềm năng của công nghệ stablecoin.

Public reserved-backed stablecoin:

Photo by Kenny Eliason on Unsplash

Phần lớn những stablecoin công cộng hiện tại được hậu thuẫn bởi dự trữ tương đương với tiền mặt như tiền gửi ngân hàng, tín phiếu, và hối phiếu thương mại. Những stablecoin được hậu thuẫn bởi dự trữ được phát hành bởi người trung gian đóng vai trò làm người giám sát tới những tài sản được thế chấp và cung cấp sự đảm bảo cho việc đổi stablecoin với tiền Đô-la hoặc những loại tiền định danh khác. Tuy nhiên, việc được thế chấp trọn vẹn và tính ổn định của một số public reserve-backed stablecoin như Tether vẫn là một trong những điều được nghi vấn. Những loại stablecoin công cộng phổ biến được hậu thuẫn bởi tiền Đô-la bao gồm USD Coin, Binance USD, TrueUSD, và Paxos Dollar.

Public algorithmic stablecoins

Photo by Mariia Shalabaieva on Unsplash

Phần còn lại của stablecoin hoạt động trên blockchain công cộng là stablecoin thuật toán. Stablecoin được hậu thuẫn bởi dự trữ ổn định giá trị của mình bằng cách dựa vào dự trữ được sử dụng, còn với stablecoin thuật toán, sẽ ổn định giá. bằng cách sử dụng một hệ thống gồm các hợp đồng thông minh (smart contracts) trên blockchain công cộng. Quyền kiểm soát những hợp đồng thông minh này sẽ dựa vào token quản trị. Token quản trị là một vật token đặc biệt được sử dụng với mục đích bầu phiếu cho những quyết định liên quan tới cách vận hành và phát triển của một blockchain công cộng. Những người sở hữu token quản trị có thể nhận dòng lưu chuyển tiền trong tương lai từ ứng dụng của stablecoin.

Stablecoin thuật toán thường sẽ có hai cơ chế: Đảm bảo tài sản ( collateralized) và cố định tỷ giá bằng thuật toán (algorithmic peg) . Đối với collateralized stablecoin, đồng stablecoin này được tạo ra khi người sử dụng chuyển một loại tiền mã hoá có biến động lớn vào giao thức hợp đồng thông minh, và họ sẽ được nhận một khoản vay stablecoin với với tỉ lệ tài sản thế chấp lớn hơn 100%. Với algorithmic peg, cơ chế này sẽ sử dụng hợp đồng thông minh tự động nhằm mục đích bảo vệ peg bằng cách mua và bán stablecoin với token quản trị (associated governance token). Nhưng cơ chế này có thể dẫn tới sự bất ổn định hoặc lỗ hổng trong thiết kế và dẫn tới de-pegging – Khi token không còn giữ được tỷ giá được thiết lập với một tài sản khác-. Hiện tại, có những stablecoin thuật toán sử dụng một hỗn hợp giữa hai cơ chế như stablecoin công cộng IRON.

Institutional stablecoins

Photo by CHUTTERSNAP on Unsplash

Reserve – backed stablecoin hiện nay cũng được sử dụng tại những tập đoàn tài chính trên DLT riêng tư với mục đích mang lại sự hiệu quả trong việc giao dịch bán buôn và được mệnh danh là “tokenized deposit”. Một ví dụ điển hình là JPM coin, được biết rằng JP Morgan sử dụng JPM coin cho intraday repo settlements – bán tài sản cho một đối tượng và phải mua lại tài sản đó trong tương lai với mức giá được cố định trước- và quản lý thanh khoản nội bộ. Những reserve-backed stablecoin được hoạt động trên blockchain riêng tư, có nhiều tương đồng với những ứng dụng cung cấp dịch vụ giao dịch tiền tệ như Paypal hoặc Venmo. Nhưng khác nhau tại điểm là stablecoin đó được sử dụng trên DLT riêng tư, và Paypal hoặc Venmo sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung (centralized database).

Ứng Dụng Hiện Tại và Tiềm Năng Phát Triển

Photo by Shubham Dhage on Unsplash

Nhiều loại stablecoin khác nhau đang được thúc đẩy sự phát triển nhờ vào những phương thức sử dụng hiện tại. Một trong những phương thức sử dụng quan trọng nhất đó là giao dịch đồng tiền mã hoá trong blockchain công cộng, vì việc sử dụng stablecoin sẽ giúp người sử dụng có thể hoàn thành giao dịch gần như tức thì và giao dịch bất kỳ lúc nào, và người sử dụng cũng sẽ không cần phải phụ thuộc vào những hệ thống nào khác ngoài hệ thống thanh toán của DLT. Bởi vì tính chất này, kèm theo khoản phí thấp, việc sử dụng stablecoin để thực hiện giao dịch liên quốc gia sẽ hiệu quả hơn những phương thức truyền thống. Những tập đoàn cũng sử dụng stablecoin của riêng mình để quản lý thanh khoản nội bộ, và tạo điều kiện cho những giao dịch bán buôn. Việc tham gia những thị trường và dịch vụ liên quan tới tiền mã hoá trong tài chính phi tập trung (defi) cũng sử dụng tới stablecoin.

Tiềm năng tăng trưởng

Dù bản chất về an ninh và lập trình của stablecoin hỗ trợ những phương thức sử dụng hiện tại, stablecoin có tiềm năng thúc đẩy sự đổi mới, vượt qua những phương thức sử dụng hiện tại. Ví dụ như một hệ thống giao dịch và thanh toán bao trùm hơn, tạo ra những thị trường tài chính mã hoá, và hỗ trợ phát triển công nghệ như Web 3.0 bằng cách tạo điều kiện cho những giao dịch nhỏ.

Hệ thống tài chính và thanh toán bao trùm

Sự bao trùm của một hệ thống tài chính có nghĩa rằng bất cứ ai cũng có quyền lợi được sử dụng sản phẩm tài chính và dịch vụ tài chính, và với một mức giá phù hợp. Bằng cách giúp người sử dụng thực hiện giao dịch nhanh chóng với mức giá thấp hơn, stablecoin có tiềm năng thúc đẩy sự phát triển và đổi mới trong hệ thống thanh toán, điều này đặc biệt cần thiết với giao dịch liên quốc gia, khi giao dịch liên quốc gia cần nhiều thời gian và chi phí. Với stablecoin làm nền tảng, một hệ thống tài chính có thể bao trùm hơn bằng việc ủng hộ sự phát triển của DeFi. Tại thời điểm hiện tại, DeFi chỉ hỗ trợ vay nợ, trao đổi cryptocurrency hoặc NFTs, và đang đối mặt với nhiều khó khăn khác nhau như bảo mật cho người tiêu dùng, hoặc DeFi thường đối mặt với hack. Khi DeFi được hợp nhất với thị trường tài chính và trưởng thành hơn, việc này sẽ thúc đẩy một hệ thống tài chính bao trùm hơn và thu hút người tiêu dùng tới stablecoin.

Thị trường tài chính mã hoá

Với quá trình chuyển đổi chứng khoán tài chính sang tiền mã hoá trên DLT và trao đổi chúng thành stablecoin, stablecoin đảm nhận một vai trò quan trọng trong thị trường tài chính mã hoá. Đối với chuyển giao đối ứng thanh toán (DVP), việc mã hoá tiền (tokenization) sẽ giúp thanh toán với chi phấp thấp, tăng thanh khoản, tăng tốc độ thanh toán, và cung cấp sự minh bạch, đồng thời giảm đi rủi ro đối tác và những vật cản khác tới việc tham gia thị trường. Những tài sản như bất động sản có thể hưởng lợi bằng cách có được tính năng chia quyền sở hữu thành nhiều phần, giúp nhà đầu tư dễ dàng đầu tư hơn, và quá trình quyết định giá của bất động sản sẽ minh bạch hơn. Còn với giao dịch thanh toán kèm thanh toán (PvP), mã hoá token sẽ giúp thực hiện giao dịch gần như tức thì, thay vì sử dụng T+2 framework, thường mất hai ngày để có thể hoàn tất giao dịch. Việc mã hoá thị trường tài chính sẽ tăng khả năng thu hút được nhiều người sử dụng stablecoin hơn.

Những sáng kiến tiên tiến trong tương lai

Với những sáng kiến tiên tiến được sáng tạo trong tương lai, stablecoin có thể sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho những sáng kiến đó, ví dụ như công nghệ Web 3. Công nghệ này sẽ ủng hộ mạng lưới phi tập trung (decentralized network), và có thể dẫn tới sự chuyển đổi trong nguồn thu nhập của các dịch vụ Internet và nền tảng truyền thông. Cụ thể , bằng cách chuyển đổi từ việc kiếm doanh thu từ quảng cáo, và bán dữ liệu người sử dụng, các nền tảng sẽ có thể kiếm được doanh thu từ những giao dịch nhỏ, được hỗ trợ bởi một hệ thống thanh toán trực tuyến hiệu quả. Một ví dụ là một nền tảng phát trực tuyến được hỗ trợ bởi các thanh toán nhỏ bằng stablecoin từ dịch vụ, thay vì kiếm doanh thu từ các phương thức phổ thông.

Để kết luận, dù việc sử dụng stablecoin nhằm mục đích trao đổi tiền mã hoá, thanh toán PvP, và DeFi, nhưng trong tương lai, stablecoin sẽ có thể phát triển hơn nữa với những ý được nêu trên.

Nguồn tài liệu:

Liao, Gordon Y. and John Caramichael (2022). “Stablecoins: Growth Potential and Impact on Banking,” International Finance Discussion Papers 1334. Washington: Board of Governors of the Federal Reserve System, https://doi.org/10.17016/IFDP.2022.1334.

Về Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Stablecoin

Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Stablecoin là cơ quan nghiên cứu trực thuộc MMC có nhiệm vụ thu thập, nghiên cứu, và phát triển các giải pháp công nghệ và ứng dụng cho Stablecoin ở Việt Nam và trên thế giới.

Twitter / Website / Telegram

--

--