ESOP — Cách triển khai và benchmarks cho startups

Tuệ Lâm — General Partner @ Nextrans
Nextrans
Published in
6 min readFeb 17, 2020

Rất nhiều startups chưa thực sự hiểu rõ về ESOP và cách triển khai, nên hôm nay Tuệ Lâm sẽ đưa ra những thông tin cơ bản nhất giúp mọi người nắm bắt nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Shridhar Gupta @ unsplash.com

1 — Vậy ESOP (Employee Stock Option Plan) là gì?

Là quyền mua (option) cổ phần hoặc cổ phiếu công ty với mức giá ưu đãi dành cho nhân viên của công ty.

Mục đích:

(1) Thu hút và giữ chân nhân tài

(2) Tăng năng suất làm việc

(3) Giữ nhân viên align với mục đích phát triển long-term của công ty

(4) Với những tập đoàn lớn, ESOP còn được sử dụng với một số financial purposes như:

  • Lập tức huy động được vốn từ thoái vốn, trong khi việc chuyển nhượng quyền kiểm soát xảy ra từ từ và không bị ảnh hưởng quá lớn (equity transferred is fragmented)
  • Tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu
  • Hạn chế việc mua lại để kiểm soát của các bên đối thủ

2 — ESOP tại startup có gì khác?

Khác với corporations, emloyee ownership là phần tối quan trọng trong văn hoá một startup

  • Bù đắp cho rủi ro do tính chất high risk — high return của startup
  • Bù đắp cho chi phí cơ hội của nhân sự khi mức lương cho nhân sự thường không cao so với năng lực và cống hiến của nhân sự nếu đặt ở 1 công ty khác matured hơn
  • Startup cần align nhân sự vào tầm nhìn, mục tiêu dài hạn của startup, từ đó tăng commitment và effiency

ESOP tại từng stage nên được tiêu chuẩn hóa thế nào?

Tips: Khi công bố việc triển khai ESOP, có hai cách để communicate tới nhân viên:

(1) Công bố theo %: Ví dụ “Công ty sẽ grant options tương đương 0.5% equity của công ty”
- Vào early stages, đây gần như là cách duy nhất vì valuation của công ty chưa rõ ràng
- Tuy nhiên, khó khiến nhan viên “wow”, nếu con số % là quá nhỏ.

(2) Công bố theo số tiền: Ví dụ “Công ty sẽ grant options tương đương $200.000 cổ phiếu của công ty”
- Nên dùng cách này khi valuation của công ty đã được tính toán và công nhận.
- Sẽ gây ấn tượng tốt hơn với nhân viên bởi độ lớn (tương đối) của con số
- Tuy nhiên, nếu các thông tin về valuation của công ty không quá confidential, vẫn nên thông báo cho nhân viên biết lượng tiền $200.000 tương ứng bao nhiêu % valuation công ty để đảm bảo tính minh bạch, cũng như khơi gợi ownership ở nhân viên

3 — Phần quan trọng nhất: Startup nên tính toán và phân bổ ESOP như thế nào?

Có hai cách tiếp cận

  • Top down (Từ trên xuống): Quyết định lượng tổng % equity dành cho nhân viên, và phân phối shares cho từng nhân viên
  • Bottom up (Từ dưới lên): Quyết định mỗi nhân viên nên được nhận bao nhiêu tiền dựa trên lương và hệ số nhân, từ đó quy ra % của mỗi nhân viên

a) Top down:

(i) Dành bao nhiêu equity cho ESOP?

Thường thì những nhân viên không phải founder sẽ có từ 15–20% equity, một số công ty nâng lên mức 25%

(ii) Phân phối ra sao?

Với early-stage startups, lượng equity thường sẽ không fixed, nhưng benchmark thường gặp là:

  • CTO: 1–5%
  • Key developer hoặc engineer: 1–2%
  • Key member ở function khá: 0.5–1.5%
  • Senior team (không tính founding members): 10%

Phân phối theo quá trình phát triển

b) Bottom up:

5 bước, xuất phát từ lương của nhân viên, nhân với hệ số tương ứng (phù hợp với mức độ cống hiến) rồi chia cho giá shares => lượng shares cho mỗi nhân viên

(i) Phân nhánh, phân tầng nhân lực toàn công ty

Phân chia early stage team vào 3 nhóm:

  • Founders: founding partners. Nên được award ở dạng %
    Role(s): Co-founders.
  • Founding team: những người được thuê để xây sản phẩm. Nên được award ở dạng %
    Role(s): Technical & Product
  • Early stage hires: Team được xây lên khi gọi thêm vốn, mở rộng kinh doanh
    Role(s): Senior Team (C-level), Director/VPs, Functional/Technical team, Support team

(ii) Quy định hệ số nhân lương cứng (Options muliplier) cho mỗi role (thường từ 0–1x base salary)

(iii) Quy định giá trị tiền mặt cho các option được đưa ra cho mỗi nhân viên, dựa vào hệ số nhân đã quy định từ trước
Dollar value of Options grant= Base salary of employee x Options Multiplier

(iv) Tính Current Share Prices
Current Share Price = (Valuation gần nhất của công ty)/(Tổng lượng share đã issue, tính cả những phần đã bị pha loãng)

(v) Tính giá trị Options grant:
Options grant (Số lượng shares) = (Dollar value of options grant)/(Current shares price)

What’s next? — Lập kế hoạch cho Retention grants

Retention grants được dùng để khuyến khích nhân viên ở lại với công ty lâu hơn thời giạn vesting. Hãy đón đầu những nhân sự xứng đáng. Không nên đợi đến khi họ cần cân nhắc ‘đi hay ở’ thì mới đưa ra retention grants. Thậm chí founder có thể cân nhắc thời gian chu kì cho mỗi retention grants ngắn hơn (khoảng 2 năm)

Cách tính:

  • Grant date: 2 năm một lần, bắt đầu từ package ban đầu
  • Retention Multiplier: Thường bằng ½ của Options Multiplier được sử dụng để tính Options grant
  • Salary: Lấy con số lương hiện tại (sau những lần tăng lương)
  • Valuation và lượng Shares: Dùng con số gần nhất

Retention Grant = (Current salary x Retention Multiplier) / (Latest valuation / Diluted share count)

4 — Case study: Công ty sử dụng cách tính bottom-up cho ESOP của mình

  • Tại năm đầu tiên, Founding team, bao gồm CTO và Product manager, nhận 6.5% equity của công ty tương đương 10.000 shares. Lượng shares này không được quy ra tiền, vì valuation của công ty chưa được tính toán chính xác
  • Đến năm thứ 1, công ty tiếp tục phát triển và đạt mức valuation $3M. Công ty tuyển thêm Lead engineer và Lead designer. Công ty tính lượng shares dành cho 2 vị trí này theo công thức bottom up, với 2 biến là lương cứng và options multipliers.
  • Đến năm thứ 2, Founding team nhận thêm Retention grants (với thoả thuận 2 năm 1 lần tăng equity cho founding team). Với 3 nhân sự mới được tuyển trong năm thứ 2, lượng shares họ nhận được tiếp tục đc tính theo công thức bottom up.
  • Đến năm thứ 3, khi công ty gọi vốn thêm nhiều vòng nữa, cổ phần công ty đã bị pha loãng, dẫn đến sự giảm về %equity của mỗi nhân viên. Đến năm 4, những nhân viên được tuyển từ năm 2 nhận được retention grant cho 2 năm cống hiến tại công ty. Các nhân viên được tuyển trong năm 3 tiếp tục được nhận một lượng share được tính theo công thức bottom-up
Case study by Accion.

Nếu bạn đọc có bất cứ vấn đề gì cần giải thích rõ hơn, hãy comment để Lâm giải đáp nhé!

Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc bài!

Tham khảo:
- ESOP document của Slack: Document được công khai trên SEC
- Startup employee stock option plans: Overview and best practices (https://www.accion.org/)

About Nextrans

Nextrans là một quỹ đầu tư khởi nghiệp với mục tiêu hỗ trợ phát triển các startup thực hiện được tầm nhìn của mình tại thị trường Hàn Quốc, Việt Nam và Mỹ trong suốt 15 năm qua. Tính đến thời điểm hiện tại, Nextrans đã hộ trợ 50+ công ty kêu gọi thành công $400M từ những quỹ như Bon Angels, Access Ventures, Futureplay, GSShop, KB Investment, LineVentures and Naver,…

Nextrans đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ 2014, và đã đầu tư vào 10 startups sau khi review 600 startups. Một số cái tên trong portfolio của Nextrans là TopCV, Ecotruck, Base, Ecomobi,…

Apply now!

--

--

Tuệ Lâm — General Partner @ Nextrans
Nextrans

I write to contribute to shape the VC and startup ecosystem of Vietnam