Startup Financing: It’s not bootstrapping either fundraising

Nga Linh
Nextrans
Published in
8 min readJul 5, 2020

Thời điểm những cú sảy chân của các ‘siêu kỳ lân’ phủ khắp phương tiện truyền thông thời gian vừa qua, công chúng dường như quan tâm nhiều hơn tới những câu chuyện khởi nghiệp tách biệt khỏi những thương vụ đầu tư mạo hiểm đầy khoa trương. Đây cũng là lúc chủ đề về bootstrap (tự tăng trưởng bằng toàn bộ nguồn lực nội tại mà không cần đến sự hỗ trỡ tài chính từ bên ngoài) và fundraising (gọi vốn) một lần nữa nổ ra thu hút nhiều sự chú ý. Chính vì vậy, bài viết này hướng đến một góc nhìn tổng quát hơn để người đọc có thể tìm ra đáp án phù hợp nhất khi phải đối diện với sự lựa chọn.

Source: Founder Institute

Nghịch lý của lý thuyết tăng trưởng

Sự tác động qua lại của nền kinh tế khởi nghiệp cũng tương tự “một cuộc chơi”, và hầu hết các nhà đầu tư khi bước vào cuộc chơi ấy đều đi theo một công thức chung: cung cấp nguồn lực tài chính cho startup để thúc đẩy tăng trưởng; yêu cầu tăng trưởng để đảm bảo mức tài trợ hấp dẫn hơn; duy trì và lặp lại với những công ty khả quan cho đến khi đi lên IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) hoặc phá sản. Không may là đối với hầu hết các startup, trường hợp thứ hai thường xảy ra hơn.

Theo nghiên cứu từ Harvard Business School, có tới ít nhất 75% các công ty khởi nghiệp tại Mỹ được rót vốn từ nhà đầu tư bên ngoài phải đối diện với kết cục thất bại. Vấn đề ở đây không nằm ở việc gọi vốn nói chung, hay từ phía các nhà đầu tư mạo hiểm nói riêng, mà xuất phát từ những kỳ vọng ‘đính kèm’ những khoản đầu tư kếch xù.

Dễ hiểu thôi, nhà đầu tư bỏ tiền thì họ hoàn toàn có quyền đưa ra yêu cầu đối với startup. Không ít nhà sáng lập bởi những ràng buộc thành tích ấy đã vô tình chệch hướng, quên đi mục đích ban đầu phải tạo ra giá trị trước thì mới có thể tăng trường. Với họ thì việc làm thế nào để phát triển doanh nghiệp bây giờ mới là đích đến thay vì tìm cách xây dựng một mô hình phát triển lâu dài.

Capital from investors makes it easy for you to spend money, and can be a great distraction from your money-making goals.

Sự lầm đường này trở thành nghịch lý của lý thuyết tăng trưởng. Kết cục cuối cùng của việc chỉ chăm chăm theo đuổi mức tăng trưởng trên trời không sớm thì muộn cũng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của công ty.

Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc gọi vốn. Startup cũng giống như động cơ cần phải bơm thêm nhiên liệu để duy trì, và nguồn vốn đơn giản là nguồn tiền được được thêm vào để thúc đẩy quá trình xây dựng và tăng trưởng startup.

Vậy khi nào startup cần huy động vốn?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta hãy quay lại với bản chất mà startup theo đuổi — một mô hình có khả năng lặp lại và tăng trưởng. Một startup có khả năng tăng trưởng bên cạnh việc sở hữu một ý tưởng sáng tạo cùng một mô hình kinh doanh khả thi và bền vững với vai trò hỗ trợ tăng tốc quá trình phát triển, tạo ra lợi nhuận. Để đạt được những tiêu chí đó, startup phải thâm nhập vào một thị trường đủ lớn và tham gia cuộc chiến chiếm lấy thị phần hoặc tạo ra một thị trường mới và nhanh chóng phát triển nó. Những việc này đòi hỏi nguồn vốn mạo hiểm từ bên ngoài để tạo ra nguồn cầu thị trường cùng với quy mô tương ứng.

Điều quan trọng là startup phải định vị được đúng vị thế của mình, hiểu được chính xác đâu là loại hình vốn phù hợp với công ty: liệu mô hình kinh doanh công ty có thuộc nhóm capital intensive (thâm dụng vốn) không; khoản đầu tư đó sẽ được phân bổ và sử dụng như thế nào; mục tiêu trong tương lai tập trung vào duy trì hay mở rộng; CEO/Founder có sẵn sàng chấp nhận gọi vốn đổi lấy quyền điều hành và nắm giữ công ty không?

Bootstrapping: Xây dựng giá trị cốt lõi

Bên cạnh việc huy động vốn thì founder hoàn toàn có thể lựa chọn chiến lược bootstrap. Như đã đề cập trong phần đầu, bootstrap là phương thức tăng trưởng startup với ít hoặc gần như không số vốn đầu tư từ bên ngoài.

Một trong những ví dụ điển hình của hình thức bootstrap là Mailchimp, một công ty saas (software-as-a-service) hiện nay đã đạt được mức hơn 400 triệu USD doanh thu theo năm mà vẫn chưa hề nhận một đồng đô la nào tiền đầu tư từ bên ngoài. Số lượng khách hàng của họ đi từ 85,000 lên tới hơn 12 triệu người và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Đó là kết quả của sự kiên định với lý tưởng “thành công tạo ra tiền, thay vì sử dụng nó”. Tương tự với câu chuyện của Basecamp, Viber, Shopify, rất nhiều tên tuổi thành công tăng trưởng vượt bậc như vậy đã chứng minh cho chiến lược này.

Khác với VC được ví như động cơ hỗ trợ tăng tốc quá trình phát triển của startup, ngược lại bootstrap phản ánh nước đi ‘chậm mà chắc’ — vì vậy luôn duy trì và đặt mục tiêu tạo ra giá trị lên hàng đầu. Chiến thuật của bootstrap giúp công ty tránh khỏi những sai lầm phổ biến rơi vào cái bẫy của tăng trưởng.

Phải nhớ rằng bản chất của khởi nghiệp không phải là gọi vốn mà là để giải quyết vấn đề cho nhóm khách hàng tiềm năng. Để đánh giá liệu một startup có chiến thắng trò chơi không, người ta sẽ nhìn vào mức độ hài lòng của khách hàng, số lượng người sẵn sàng quay trở lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ, và dĩ nhiên không phải thông qua số lượng vốn họ được rót vào.

Bootstrap vẫn luôn là phương thức được giới khởi nghiệp khuyến khích “ai cũng nên thử một lần”. Nhưng, bằng cách nào?

Building your business with customer cash — Đầu tư bằng doanh thu thay vì huy động vốn

Hướng đi này được xem như là bí quyết để thực hiện bootstrap thành công cùng bước nền xây dựng một mô hình kinh doanh tạo ra thu nhập, và sau đó sử dụng đúng nguồn thu này tiếp tục đầu tư vào công ty. Thông thường cách thức này sẽ được duy trì trong giai đoạn đầu của startup, trung bình kéo dài từ 2–3 năm.

Đầu tư bằng thu nhập sẽ kéo sự quan tâm của startup tập trung vào nguyên tắc kinh doanh cơ bản : chi phí sở hữu khách hàng (customer acquisition costs — CAC), vòng quay tiền mặt (cash conversion cycle — CCC),… Bằng cách này, startup sẽ tránh khỏi những hưng phấn nhất thời từ cám dỗ định vị vị thế thông qua hàng loạt các bài báo phô trương những con số ngất ngưởng tô vẽ nên thương vụ đầu tư kia. Từ đó tạo ra những tiêu chuẩn bền vững, giảm thiểu rủi ro trở thành “bong bóng startup”.

Sweat equity: Chiến lược đầu tư ‘phi tiền tệ’

Như đã bàn luận ở trên, việc đầu tư bằng chính thu nhập hứa hẹn một tương lai rộng mở với những bước đột phá ấn tượng cũng chỉ có thể duy trì trong thời kì đầu của startup. Sau khi đã đạt được vài cột mốc nhất định, công ty sẽ chuyển sang một giai đoạn mới đòi hỏi thêm nhiều nguồn lực để mở rộng và phát triển. Vậy trong hoàn cảnh này, làm thế nào để founder có thể chiêu mộ được người tài, phải trả mức lương như nào để thuyết phục họ gắn bó khi mà chẳng đủ doanh thu để tạo ra được lợi nhuận? Đây chính là thời điểm tận dụng sweat equity — phương thức đầu tư ‘phi tiền tệ’.

*Sweat Equity là cổ phần mà công ty sẽ phát hành cho nhân sự tại những vị trí key hoặc đã có quá trình gắn bó đủ lâu dài. Cách thức này cũng giúp điều chỉnh rủi ro và quản lý chính sách lương-thưởng.

Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, founder cần phải tính toán chính xác giá trị tổng thể của startup cũng như giá trị một lao động có thể đem lại cho công ty, cuối cùng để có thể đưa ra một con số thích hợp.

Công thức hoàn hảo: Sự kết hợp giữa gọi vốn và bootstrap

Một khi startup đã thành công thực hiện phương thức bootstrap, họ đã chứng minh được giá trị doanh nghiệp, và khẳng định nó bằng phản hồi từ thị trường. Và khi đó việc chấp nhận khoản đầu tư từ phía VC được xem như là một lựa chọn đúng đắn. Khi mà founding team đã thành công điều hành được công ty, họ sẽ không còn đặt nặng vấn đề nguồn tiền đầu tư bên ngoài cũng như phải lệ thuộc vào nó nữa. Vài triệu hay thậm chí cả vài trăm triệu USD được huy động sau đó về căn bản được sử dụng để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng.

Với lý do này, thời điểm thích hợp nhất để huy động vốn là khi startup đã tự mình loại bỏ được phần phần lớn những bất trắc, rủi ro từ những ngày đầu. Kinh nghiệm sẽ giúp founding team được trang bị đủ kiến thức cũng như kĩ năng cần thiết. Vì vậy rất ít trường hợp founder bị dắt mũi bởi những “VC sành sỏi”, sự tôn trọng từ cả hai bên sẽ tạo ra bản term sheets hài lòng nhất.

Lời kết

Để thật sự đạt được khả năng bootstrap thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố, nguồn lực. Không hề dễ dàng, nhưng hoàn toàn có thể làm được. Tương tự với gọi vốn từ bên các nhà đầu tư bên ngoài có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tăng nhanh hơn, nhưng nó luôn kèm theo trách nhiệm cũng như thách thức khác buộc phải giải quyết. Không có con đường nào được xem như là đúng tuyệt đối, chỉ có con đường phù hợp nhất với nội tại doanh nghiệp. Lựa chọn hướng đi nào chăng nữa, tạo lập giá trị vẫn luôn là mục tiêu xuyên suốt đối với startup.

--

--