To be a great leader, you should always walk the talk!

Tuệ Lâm — General Partner @ Nextrans
Nextrans
Published in
8 min readJul 16, 2020

--

Trong cuốn “Warren Buffett invests like a girl”, tác giả có đề cập tiêu chí đầu tiên mà Warren Buffett lựa chọn cổ phiếu để đâu tư đó là nhìn vào bộ máy lãnh đạo. Ông đã phát ngôn rằng giá trị của một công ty không bao giờ vượt quá giá trị của những người đứng đầu nó.

Hầu hết các CEO sau này, khi vượt qua mọi chông gai thử thách, đưa công ty chinh phục từng milestone đáng nhớ nhìn lại đều cho rằng việc khó nhất để “build” một công ty chính là “build culture”, và hơn ai hết, những người đứng đầu luôn là tấm gương phản chiếu rõ nhất văn hóa của một công ty, dù đó là công ty 5–7 người hay những tập đoàn với hàng nghìn nhân sự toàn cầu.

Để mở đầu, chúng ta hãy cùng quay lại câu chuyện về chiến dịch bầu cử tại Mỹ 4 năm trước, khi hai ứng cử viên nặng ký nhất debate hàng ngày, thậm chí hàng giờ: Hillary Clinton và Donald Trump. Bấy giờ trên các mặt báo nóng nhất luôn là các thông tin cập nhật, bóc mẽ từng phát ngôn, những động thái nhỏ nhất của hai nhân vật này. Nếu Trump bị vạch trần hàng loạt bê bối liên quan đến những lần phá sản trong quá khứ, thái độ nhục mạ nhân viên cùng những phát ngôn đầy dâm dục, có phần khinh bỉ các nữ diễn viên Hollyhood thì cuộc tấn công vào Hillary có lẽ còn nặng nề hơn: cựu ngoại trưởng Mỹ bị cáo buộc làm lộ thông tin quốc gia qua hàng loạt email trao đổi tới hòm mail cá nhân. Sự kiện này có thể nói là dấu chấm hết cho chiến dịch tranh cử của Hillary, dù bà không bị kết tội hình sự nhưng ảnh hưởng chính trị từ đây đã phá hỏng đáng kể hình ảnh của bà.

Là ngoại trưởng Mỹ nhưng thay vì dùng mail chính phủ thì Hillary đã sử dụng hòm mail cá nhân để gửi và nhận thư. Phe đối lập ngay lập tức nhảy vào cáo buộc hành vi này có thể dẫn đến việc để lộ những thông tin tối mật vào tay kẻ thù của Mỹ. Phía Hillary và những người ủng hộ bà cho rằng việc này không nghiêm trọng như vậy, đây chỉ là vấn đề về sự thuận tiện. Sau cùng thì tất cả các ngoại trưởng trước thời John Kerry cũng chẳng ai dùng hòm mail chính phủ. Colin Powel còn dùng tài khoản AOL.

Nếu chúng ta cùng lúc cũng phải dùng cả mail cá nhân, cả mail công việc (và một vài mail khác) trên nhiều thiết bị thì hoàn toàn có thể thông cảm với Hillary. Nhưng đó mới chỉ là khởi nguồn của câu chuyện. Ngày bầu cử đến gần, phía Nga “trộm” được hàng loạt thông tin giá trị của Đảng dân chủ bằng cách hack email của John Podesta — chủ tịch chiến dịch tranh cử của Hillary. Chính đòn tấn công chí mạng này (có thể nói) đã đem lại cú hích lớn cho Trump. Cơ mà làm sao mà tụi hacker Nga có thể làm được việc tày trời tưởng như không thể này? Theo lý giải của CyberScoop (một công ty chuyên về bảo mật thông tin), sự việc là thế này:

Podesta không hề bị hacked do dùng mật khẩu đơn giản. Email ông này bị lộ do hacker gửi một email tấn công nhưng giả danh Google yêu cầu ông xác thực tài khoản với lý do tài khoản của ông đã bj hack. Đây là mánh khóe khá phổ biến đánh vào tâm lý “con mồi”, nghe có vẻ nực cười nhưng chính việc hacker giả vờ tài khoản của bạn đã bị hack và gửi mail thông báo sẽ khiến bạn chẳng ngần ngại mà click vào mấy cái link độc, không mấy bận tâm hệ quả sau đó.

Nói cách khác, Podesta bị hack tài khoản theo cách đơn giản như ăn kẹo. Cơ mà ai từng lướt qua những bài báo về bảo mật tràn lan trên mạng cũng đều biết một nguyên tắc nằm lòng bàn tay: không click vào những đường link vô danh và cung cấp mật khẩu của bạn. Những đơn vị uy tín không bao giờ yêu cầu bạn làm thế (Google, Facebook, Amazon,…). Chẳng lẽ Podesta lại “ngáo ngơ” đến vậy?

Sau đó phía Đảng Dân chủ có đưa ra lời giải thích công khai rằng Podesta đã chuyển tiếp thư đó đến bộ phận IT và hỏi xem email đó có đúng là email đến từ Google không. Bộ phận này xác nhận đây là email tấn công và khuyên Podesta nên đổi mật khẩu ngay lập tức, nhưng do lỗi đánh máy mà email đến tay Podesta lại trả lời rằng đó là email hợp lệ từ Google. Vâng, là lỗi đánh máy (typo)! Nghe thật phi lý không khác gì câu chuyện kể cho mấy đứa bé cấp 1. Tất nhiên, chúng ta đều biết kết quả rồi, Trump đã làm Tổng thống được 4 năm.

Hillary có lỗi trong chuyện này không? Khó có thể phủ nhận rằng bà là một người dày kinh nghiệm, là một lãnh đạo tài năng. Chiến dịch tranh cử của bà được thực hiện bài bản và tất cả nhân viên đều được hướng dẫn về vấn đề bảo mật. Theo dẫn chứng từ FBI, mọi người đều được yêu cầu sử dụng bảo mật xác thực 2 lớp và được training đầy đủ về vấn đề tin tặc. Nhưng có một lỗ hổng lớn ở đây: xác thực hai lớp dành cho email công việc. Thực tế, hacker đã gửi mail tấn công vào hòm mail cá nhân của Podesta. Vậy ông này “học” cách nhận mọi loại email (kể cả mail “confidential” trong công việc) thông qua email cá nhân từ đâu?

Thực ra Hillary không hề nói: “Cứ xem nhẹ vấn đề bảo mật email”. Chẳng ai lại phát ngôn ngớ ngẩn thế. Nhưng hành động của Hillary “dẫn lối” cho ngụ ý của bà, dù đó chỉ là vô tình. Mọi bước cần thiết nhằm ngăn chặn sự tấn công của hacker chả còn quan trọng, vì Podesta không làm theo những gì Hillary nói, mà bắt chước những gì chính bà làm. Lời nói thì là “Phải hết sức cẩn thận với vấn đề bảo mật email”, còn hành động nói “Làm thếnào mà cá nhân mình thấy thuận tiện thì làm”. Và trong mọi trường hợp, hành động luôn soi đường. Đó cũng chính là cách tạo ra văn hóa.

Trước khi lên án Hillary, phải nhớ trong đầu rằng chúng ta đều không hoàn hảo, ai rồi cũng mắc sai lầm. Nhưng ngay khi biết mình sai, phải thừa nhận và tìm cách sửa sai. Sự thừa nhận ấy càng công khai, càng chân thật thì càng được lòng đám đông. Và chúng ta cùng nhau sửa lỗi sai đó. Thiết kế văn hóa là “lập trình” hành động của tổ chức mình, nhưng cũng giống như mọi chương trình, văn hóa nào cũng có “bug”. Và debug văn hóa hiển nhiên sẽ khó hơn nhiều so với các programs. Hillary không hề có ý định xây dựng một chiến dịch mà sự bảo mật chẳng được ai bận tâm. (But she had bugs in her code.)

“Walking the talk” — Nói đi đôi với làm, có lẽ là kỹ năng khó nhất để một người lãnh đạo triển khai sao cho đúng.

Hôm trước, tôi có thấy một anh bạn đăng lên kết quả một cuộc khảo sát nhỏ về vấn đề tủ sách cho doanh nghiệp. Vấn đề hầu hết các công ty gặp phải là có tủ sách nhưng không ai đọc. Tôi ngay lập tức nhìn lại công ty mình: ngày nào tôi đến văn phòng cũng thấy một hai bạn đang chăm chú đọc một quyển gì đó (dù cả office của tôi chỉ có 7 người). Văn hóa đọc đươc tôi đặt ra từ đầu, các bạn nhân viên phải coi việc đọc dần dà như việc ăn, uống. Sách luôn ở đó, rất nhiều, mỗi khi các bạn muốn đọc, văn phòng luôn chào đón các bạn, dù là ngày cuối tuần. Và dù các bạn ấy có nhìn thấy tôi đọc hay không thì luôn biết có thể hỏi tôi về bất cứ thứ gì các bạn vừa đọc qua và thấy thú vị. Vậy là đủ. (Tôi không có ý định làm màu bằng việc lúc nào cũng giương giương quyển sách trước mặt). Tôi phải thành thật: nếu lãnh đạo không đọc nhiều thì đừng mong ngóng nhân viên của mình ham đọc.

Lại kể ví dụ khác về một công ty trong portfolio của chúng tôi mà tôi thực sự ngưỡng mộ văn hóa và cách họ xây dựng công ty. Trong bức thư CEO gửi tới toàn bộ công ty, anh có nhấn mạnh những năm vừa qua công ty tăng trưởng rất tốt, nhưng nếu nhìn lại mà năng lực mỗi người chúng ta không “tăng trưởng” theo thì có lẽ đó chỉ là sự may mắn, và may mắn thì rất khó lặp lại. Chính vì vậy anh kêu gọi toàn bộ mọi người hãy cùng nhau cố gắng, đem công ty và chính mình chinh phục những milestone cao hơn, và tự hào vì đó là sức lực và khả năng của mọi người. Anh luôn đến văn phòng từ sớm và ở lại rất muộn, cả ngày chỉ tập trung vào sản phẩm, thậm chí không cả dành thời gian nghe điện thoại. He did deliver the message through his walk: “WE ALL NEED TO WORK HARD”.

Và không có gì ngạc nhiên khi tất cả mọi người đều chăm chỉ hơn. Có những lần tôi đến thăm lúc 8h tối vẫn thấy 2/3 công ty đang chăm chú làm việc. Họ chinh phục được những nấc thang mới nhanh chóng, ai cũng hào hứng, quyết tâm. Đó là khi văn hoá ngấm vào từng người và tạo nên nội lực vô hình của tổ chức.

Xây dựng văn hóa là yếu tố sống còn giúp một công ty trở thành “great” hay mãi chỉ loanh quanh mức “good” (chưa kể có hàng loạt công ty còn fail trước khi đủ “good”). Đó là một việc khó, nhưng chẳng phải “lửa thử vàng, gian nan thử sức” sao?

Start a business is just a scratch, start the company’s culture is truly a big deal!

About Nextrans

Nextrans là một quỹ đầu tư khởi nghiệp với mục tiêu hỗ trợ phát triển các startup thực hiện được tầm nhìn của mình tại thị trường Hàn Quốc, Việt Nam và Mỹ trong suốt 15 năm qua. Tính đến thời điểm hiện tại, Nextrans đã hộ trợ 50+ công ty kêu gọi thành công $400M từ những quỹ như Bon Angels, Access Ventures, Futureplay, GSShop, KB Investment, LineVentures and Naver,…

Nextrans đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ 2014, và đã đầu tư vào 10 startups sau khi review 600 startups. Một số cái tên trong portfolio của Nextrans là TopCV, Ecotruck, Base, Ecomobi,…

--

--

Tuệ Lâm — General Partner @ Nextrans
Nextrans

I write to contribute to shape the VC and startup ecosystem of Vietnam