Câu Chuyện Giữa Những Người Đồng Sáng Lập (P. 1)

Tuan Anh Phan
Legal for Startup
Published in
3 min readJul 9, 2017

“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng những cộng sự!”

dường như trở thành một khẩu hiệu dành cho startup trong việc tìm kiếm những cộng sự để biến những ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.

Người ta ví von việc kết nối của những cộng sự cùng sáng lập một startup (co-founder) giống như một cuộc hôn phối. Khi ấy, họ sẽ gắn kết với nhau, cùng hướng về một đích đến, cùng hành động, cùng chia sẻ khó khăn, thất bại và có thể đi đến tận cùng của sự thăng hoa với những thành công.

Từ lý thuyết đến thực tế đều chứng minh một điều, tìm được một hoặc một vài cộng sự cùng hệ giá trị là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự thành công của startup. Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, không ít startup thất bại cũng bởi những bất đồng, tranh chấp nội bộ giữa những người đồng sáng lập. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả này nhưng tựu chung lại có hai nguyên nhân chính:

(1) Việc lựa chọn những người đồng sáng lập đã không được thực hiện kỹ lưỡng và mang nhiều yếu tố cảm tính. Những người đồng sáng lập muốn gắn bó với nhau đi đến đích cần phải cùng hệ giá trị. Hệ giá trị được đo bằng: sự hòa hợp về tính cách; khả năng bổ sung cho nhau về kiến thức, kỹ năng; cùng tầm nhìn và chung mục tiêu.

Chúng tôi luôn khuyên những nhà khởi nghiệp nên tham vấn những người đã có kinh nghiệm, những mentor hoặc huấn luyện của mình trước khi chọn bạn đồng hành khởi nghiệp. Việc hời hợt trong việc tìm kiếm và kết với những người đồng sáng lập theo cảm tính dễ dàng dẫn đến bất đồng, mẫu thuẫn và đỗ vỡ.

(2) Các bên đã không có những quy ước rõ ràng ngay từ khi bắt đầu hành trình khởi nghiệp. Những người đồng sáng lập khi chính thức kết nối với nhau thường tập trung ngay vào việc triển khai ý tưởng kinh doanh. Việc này dẫn đến giữa họ đã không tồn tại những thỏa thuận rõ ràng về cách thức triển khai ý tưởng, quyền hạn, nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của từng người. Khi giữa các bên không tồn tại những quy tắc ứng xử rõ ràng để ràng buộc trách nhiệm sẽ dễ dàng dẫn đến sự tùy tiện trong hành động, đặc biệt điều này thường xảy ra trong những giai đoạn đầy sóng gió của hành trình khởi nghiệp.

Còn tiếp …

Phần 2: Tại sao phải lập thỏa thuận giữa những người đồng sáng lập?.

--

--