Sinh viên Ngoại thương học những thứ mới như thế nào?

Tung C.Nguyen
TheBreakeven
Published in
3 min readNov 11, 2018

Không cần phải nói quá nhiều, sinh viên Ngoại thương đều rất giỏi, không có điểm mạnh này thì sẽ có điểm mạnh khác. 3 năm ở đây có lẽ là chưa đủ để mình cảm nhận được hết, nhưng mình tin rằng chúng ta đều có chung 3 điểm mạnh sau: tự tin, quyết tâm và sự linh hoạt, thích nghi nhanh (flexibility/agility)

Vậy chúng mình học và đạt được những kiến thức mới như thế nào? Dưới đây là 3 cách:

Cách 1: Đi làm

Cách tốt nhất để tự khám phá ra bản thân chính là dấn thân vào một môi trường làm việc mới, nơi bạn có một sự đam mê nhất định về ngành nghề kinh doanh, danh tiếng công ty hoặc đơn giản là chị Boss quá đỉnh. Câu này có 2 điều kiện, thứ nhất là môi trường mới, thứ 2 là bạn có sự thích thú. Một môi trường mới sẽ thử thách cả về năng lực chuyên môn và kĩ năng con người, kết hợp với đam mê sẽ khiến thời gian bạn gắn bó lâu hơn, đồng nghĩa với việc bạn học được nhiều hơn và đạt nhiều kết quả tốt hơn.

Điểm mạnh: Học được nhiều, và về nhiều mặt trong cuộc sống;

Điểm yếu: Cần 1 thời gian đủ dài để thử và nâng cao trình độ, chính vì thế mà theo mình, bạn phải có đam mê.

Cách 2: Đi thi

Nếu như ở cách Đi làm, đối thủ của bạn sẽ là KPI hay Project nào đó, thì ở cách này, đó còn là các thí sinh cùng tham gia khác, tính cạnh tranh lại được đặt lên hàng đầu hơn là học hỏi. Sự khốc liệt đến từ danh tiếng cuộc thi, số lượng thí sinh tham gia, giải thưởng và độ gấp rút trong thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, không nên đặt yếu tố cạnh tranh để chiến thắng lên hàng đầu, mà mình đơn giản nghĩ rằng đạt được những thứ mới qua cuộc thi và tiến bộ hơn phiên bản chính bản thân mình trước khi thi mới là điều quan trọng nhất. Khi bạn thực sự đam mê, quyết tâm và không ngừng nỗ lực, bạn đã chiến thắng bản thân mình, còn cộng thêm vài yếu tố may mắn, bạn sẽ vô địch cuộc thi.

Điểm mạnh: Tiếp cận được nhiều kiến thức mới, kĩ năng mềm trong ngắn hạn, thử sức với áp lực lớn, thưởng thức cảm giác chiến thắng

Điểm yếu: Không vào sâu thì khó mà học được nhiều, và qua một cuộc thi/chương trình thì không nói lên tất cả.

Cách 3: Đi làm + Đi thi

Haha được thế thì còn gì bằng. Về ngắn hạn, bạn liên tục được đặt mình vào những tình huống khó khăn, vừa phải research, vừa phải làm việc nhóm, áp lực cao, từ đấy mà cũng cứng hơn nhiều. Về dài hạn, bạn hiểu nhiều điều đúng đắn và to tát hơn, trở nên giỏi giang và trách nhiệm hơn. Nhưng cùng một lúc vừa thi vừa làm thì sợ là không đủ nguồn lực, bởi làm cái gì cũng nên hết mình vì nó.

Vậy tại sao không có Đi học? Bởi đây là 3 cách mình nêu trên phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của mỗi chúng ta, còn Đi học thì có vẻ chứa đựng khá nhiều yếu tố khách quan (với sinh viên Ngoại thương — cười)

--

--