Sơ bộ chính trị Nhật Bản

Tôi Có Thể Viết
Thiết Kế Cuộc Sống
3 min readFeb 28, 2018
Sơ đồ bộ máy Nhà nước Nhật Bản (Nguồn: Wikipedia)

Với thể chế Quân chủ lập hiến và Cộng hòa Đại nghị (hay còn gọi là chính thể Quân chủ Đại nghị), mô hình nhà nước Nhật bản cũng theo mô hình tam quyền phân lập với 3 nhánh Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp độc lập nhau.

Quyền Lập pháp thuộc về Quốc hội, gồm 2 viện là Tham nghị viện (Thượng viện) và Chúng nghị viện (Hạ viện), được coi là có quyền lực nhất trong 3 nhánh. Quốc hội sẽ có quyền giới thiệu cho Nhật hoàng để chỉ định người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng (hành pháp) và Thẩm phán tối cao (tư pháp). Quốc hội còn có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ và trong một số trường hợp xấu nhất có thể đứng ra để thành lập chính phủ mới.

Tất cả công dân trên 18 (hoặc 20, cần xác minh thêm) tuổi đều được đi bầu, chọn ra các đại biểu cho cả 2 viện. Có nhiều đảng phái tham gia tranh cử vào quốc hội, một đảng hoặc liên minh của nhiều đảng hội đủ đa số ghế trong quốc hội sẽ có quyền thành lập chính phủ và đề cử thủ tướng, thường là lãnh đạo của đảng chiếm đa số đó. Bầu cử thường diễn ra 5 năm 1 lần hoặc có thể sớm hơn. Trong lần bầu cử lần gần nhất là năm 2017 vừa rồi, liên minh của đảng Dân chủ Tự do và đảng Komeito giành chiến thắng.

Quyền hành pháp thuộc về chính phủ, với Thủ tướng là người đứng đầu. Thủ tướng được Quốc hội bầu cử chọn ra, thường là người đứng đầu đảng chiếm đa số trong Quốc hội, và Thiên hoàng phê chuẩn về mặt hình thức. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm các bộ trưởng và thành viên nội các của mình, và sẽ chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội. Thủ tướng hiện tại của Nhật Bản là Shinzo Abe.

Quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao với người đứng đầu là Thẩm phán tối cao cũng được Quốc hội chỉ định và Thiên hoàng phê chuẩn (về mặt hình thức).

Câu hỏi đặt ra là Thẩm phán được Quốc hội chỉ định, thì có giữ được tính độc lập của nhánh tư pháp so với nhánh Lập pháp không? Câu trả lời là vẫn đảm bảo mức độ độc lập cần thiết. Quốc hội là một cơ quan nhiều người và quyền lực không bị tập trung vào một cá nhân cụ thể nên không thể thao túng việc đề cử Thẩm phán. Thêm nữa là sau khi được phê chuẩn thì Tòa án tối cao hoạt động độc lập và sẽ không bị điều khiển bởi Quốc hội hay Nội các chính phủ.

Bên cạnh 3 nhánh trên, là một nước Quân chủ lập hiến, Nhật Bản vẫn duy trì một chế độ có Hoàng gia và người đứng đầu là Nhật hoàng, giữ vai trò về mặt hình thức, là biểu tượng của quốc gia và thống nhất dân tộc. Thiên hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ quốc gia hay gặp mặt các nguyên thủ nước ngoài.

YOLO!

--

--

Tôi Có Thể Viết
Thiết Kế Cuộc Sống

Những bài viết ngắn mỗi ngày về những điều quan trọng trong cuộc sống