Sự thật về Bitcoin: Bitcoin quý hơn vàng liệu có là nói quá?

Hillary
Tokenize Vietnam
Published in
6 min readJan 22, 2021

Bitcoin và vàng đều là 2 công cụ có giá trị lưu trữ và 2 loại tài sản trú ẩn an toàn.

Dù là công cụ có giá trị lưu trữ truyền thống và thông dụng, tiền tệ pháp định (fiat currency) như USD, SGD, VND,… vẫn có những nhược điểm không thể phủ nhận. 2 mối nguy dễ thấy nhất khi sử dụng fiat có thể kể đến:

  1. Các chính sách bất lợi của chính phủ như phá giá hoặc nới lỏng định lượng.
  2. Áp lực lạm phát chung dồn lại theo thời gian.

Khi 1 chính phủ quyết định công bố chính sách cố ý phá giá đồng tiền của chính nước đó (Ví dụ như Trung Quốc) hoặc áp dụng biện pháp nới lỏng định lượng để thúc đẩy phát triển kinh tế, giá trị và sức mua của fiat liên quan sẽ thuyên giảm.

China’s 100-yuan banknotes
Trung Quốc là ví dụ về quốc gia áp dụng phá giá fiat — Chinese Yuan.

Lí do nằm ở việc cốt lõi của các biện pháp này là chính phủ in thêm nhiều fiat, cung tăng cầu giữ nguyên khiến giá trị của fiat giảm.

Vấn đề tương tự phát sinh khi bàn đến lạm phát chung, do vài lí do mà lượng hàng hóa và dịch vụ 1 đơn vị fiat có thể mua được vào 10–20 năm trước dĩ nhiên sẽ ít hơn so với hiện tại. Tìm hiểu thêm về lí do lạm phát tại link.

Từ đó đặt ra câu hỏi cấp thiết: Người ta có thể dùng cách nào để bảo vệ bản thân khỏi sự xói mòn giá trị quá đỗi khó chịu này?

Câu trả lời được nhiều người tin nằm ở bitcoin và vàng. Bitcoin và vàng có sự khan hiếm tự nhiên và không chịu sự ảnh hưởng của chính phủ.

Vàng khan hiếm bởi lượng vàng con người có thể khai thác trên trái đất có hạn. Bitcoin khan hiếm bởi độ khó của thuật toán mining ngày càng nâng cấp và lượng bitcoins có thể tồn tại được giới hạn ở mức 21 triệu. Do vậy có thể hiệu không thế lực nào có thể đẻ ra thêm vàng hay bitcoin.

Suy cho cùng giới hạn nguồn cung này là yếu tố then chốt thu hút giới đầu tư trong việc tìm ra công cụ có giá trị lưu trữ cho mình. Điều này giúp các nhà đầu tư yên tâm tài sản sẽ không mất gì khi nguồn cung đột ngột tăng cao.

Ngoài việc là 1 tài sản có giá trị lưu trữ, bitcoin và vàng còn chia sẻ điểm chung đều là 2 loại tài sản trú ẩn an toàn ngoài 2 hình thức truyền thống là trái phiếu và cổ phiếu. Trái phiếu và cổ phiếu có đặc điểm nhạy cảm với các biến động thị trường, sụt giảm và suy thoái kinh tế, còn bitcoin và vàng thì không.

Mối quan hệ giữa bitcoin và vàng

Xét đến bản chất của các loại tài sản này, mọi người có thể cho rằng bitcoin và vàng có mối quan hệ tương quan đồng biến. Tuy nhiên các nhà phân tích đã đưa ra khẳng định ngược lại(link 1, link 2). Sự tương quan nghịch biến này chứng tỏ 2 điều:

  1. Thị trường đánh giá bitcoin có giá trị lưu trữ tốt hơn vàng.
  2. Thị trường không đánh giá cao bitcoin như 1 tài sản trú ẩn an toàn mà như 1 khoản đầu tư rủi ro hơn. Và khoản này không phù hợp với các điều kiện kinh tế kém.

Có nhiều chứng cứ ủng hộ luận điểm 1 được nhắc đến. Trên thực tế, vào năm 2016 cặp sinh đôi Winklevoss đã gây tranh cãi khi phát biểu “Bitcoin còn tốt hơn vàng trong việc làm vàng”. Có vô số lí do cho phát ngôn này:

  • Bitcoin có độ khan hiếm cao hơn. Nguồn cung vàng toàn cầu đã tăng 1–2% trong thế kỷ qua. Dù con số tăng trưởng không bằng USD, khi so sánh bitcoin vẫn tối ưu hơn tất thảy với nguồn cung cố định và minh bạch.

“Nếu bạn hỏi 1 người khác về đồ thị nguồn cung của vàng, họ sẽ không thể vẽ ra được 1 đường chính xác như 1 đường cong hàm số mũ hay bất cứ gì tương tự. Lạm phát vàng mang tính đột ngột nên nó không phù hợp để dự trữ giá trị như bitcoin.” — Chris Burniske, blockchain products lead của ARK Investment Management.

  • Bitcoin có tính di động và phù hợp với thời đại công nghệ số. 1 nhân tố quan trọng đối với 1 công cụ dự trữ là cần được xã hội công nhận và được săn đón bất chấp thời gian. Sự ủng hộ từ bên cầu cũng quan trọng không kém sự khan hiếm bên cung trong việc quyết định giá trị 1 tài sản. Bitcoin, với đặc tính bất chấp rào cản biên giới và công nghệ, là sự lựa chọn hoàn hảo hơn rất nhiều so với vàng.

Tiếp đến là luận điểm thứ 2, chủ đề vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi.

  • Vàng không phụ thuộc vào internet— Dave Kranzler của Investment Research Dynamics tranh luận rằng ưu điểm của vàng so với bitcoin là nó không phụ thuộc vào internet, từ đó tránh khỏi mối nguy về bảo mật. Trên thực tế, có ý kiến rằng vàng vẫn có giá ngay cả khi chính phủ thực hiện các biện pháp hạn chế hoặc thậm chí cấm vận. Điều này đã xảy ra vào 1933 khi Tổng thống Franklin D Roosevelt áp dụng các biện pháp ngăn cấm và mọi công dân Mĩ sở hữu vàng đều là phạm pháp.
  • Không như bitcoin, 1 cái tên còn mới, vàng đã chứng minh được uy tín và độ tin cậy của mình đối với công chúng. Như Coindesk đã viết, trong khi các tài sản như hoa tulip Hà Lan, bất động sản Nhật, các công ty dot-com và thị trường nhà ở Mĩ đã bùng nổ và tịt ngóm, vàng vẫn vững vàng tiến lên phía trước bất chấp thử thách về thời gian. Bitcoin chưa tồn tại đủ lâu để có uy tín tương tự.
  • Vàng rất có thể là đầu tư an toàn hơn. Dù bitcoin được tin là không thể biến đổi (immutable) với các blockchain ledger, Robert Cookson đã nói trong 1 article của mình về 3 quan ngại về bitcoin đáng để lưu tâm về độ bền vững của nó:(1) Ví điện tử và giao dịch vẫn có nguy cư bị hack; (2) Làm mất private key dễ xảy ra hơn việc để mất vàng; và (3) Vẫn tồn tại sự không yên tâm rằng sự tiến bộ của công nghệ cryptographic có thể đe dọa tới tính bảo mật của blockchain.

Tại thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về bitcoin, điều dễ hiểu và không thể tránh khỏi khi xét đến các đặc tính của loại tiền tệ này. Chỉ có thể để thời gian trả lời về các nghi hoặc của cộng đồng, và về câu hỏi liệu tương lai bitcoin có trở thành tài sản được ưa chuộng như vàng không.

Theo dõi Tokenize Việt Nam cho các thông tin được chắt lọc về crypto.

Các kênh của Tokenize Xchange: Facebook, Telegram, Medium, Twitter, Instagram, *Tokenize Vietnam trên Facebook.

--

--