Cách tư duy của designer ở Facebook — Phần 2: Chọn vấn đề xứng đáng

Trong Nguyen
Totoro Designs
Published in
3 min readJun 30, 2018

Lần trước chúng ta trả lời câu hỏi: “Vấn đề của người dùng mà chúng ta đang cố gắng giải quyết là gì?” Câu hỏi tiếp theo chúng ta cần suy nghĩ là: “Làm sao biết được đó là một vấn đề THẬT SỰ?”

Và từ cần nhấn mạnh ở đây là “thật sự”.

Một cách phát biểu khác của câu hỏi này là tại sao đó là vấn đề xứng đáng để giải quyết.

Chúng ta đều có những giới hạn về nguồn lực, thời gian và tài chính. Chúng ta không thể giải quyết tất cả. Vậy tại sao vấn đề này được chọn thay vì hàng trăm vấn đề khác?

Mục đích của câu hỏi này cũng là nhắt nhở rằng chúng ta đang giải quyết vấn đề của người dùng chứ không phải chỉ vấn đề của chính mình (designer, developer hay business).

Để biết được điều này, chúng ta cần nói chuyện nhiều với người dùng của mình và đồng thời nhìn vào những dữ liệu chúng ta có.

Hãy xem một ví dụ của Julie để hiểu rõ hơn.

Nút Like

Vấn đề của người dùng: “Không phải tất cả những gì tôi thấy trên News Feed đều đáng để thích (likable). Tôi muốn nhiều cách hơn để thể hiện cảm xúc của mình.”

Để biết được vấn đề này có xứng đáng để giải quyết không. Team Facebook trò chuyện với rất nhiều người dùng của mình, xem họ lướt trên News Feed, những phản ứng và cách thể hiện cảm xúc của họ đối với các câu chuyện trên News Feed.

Điều Facebook học được về nút Like là người dùng rất thích nó vì nó rất đơn giản. Họ chỉ cần với một tay và nói rằng tôi thích nó một cách nhanh chóng. Nhưng tất cả những gì họ có thể làm là like. Nên có nhiều cách hơn để thể hiện cảm xúc của mình về những thứ trên News Feed.

Ngoài ra, Facebook còn nhìn vào những comment mà họ có trong data, để xem người dùng thể hiện như thế nào về những điều mà họ không thích. Họ xem những sticker, emoji, những comment ngắn với một vài từ được sử dụng thường xuyên như thế nào.

Và sau đó, họ thống kê lại những cảm xúc phổ biến nhất được sử dụng để quyết định những cảm xúc nào nên có cho chức năng reaction.

Đó là cách Facebook chọn ra được chức năng Reaction để xây dựng thay vì một chức năng khác.

Chúng ta sẽ đến với phần cuối cùng: Làm sao để biết được chúng ta đã giải quyết được vấn đề này hay chưa? sẽ được tiếp tục vào tuần sau.” vào tuần sau.

Originally published at totorodesigns.com.

--

--

Trong Nguyen
Totoro Designs

UX Designer loves to create useful, simple and intuitive products that solve real problems. More detail: http://trongnguyen.co