Cách tư duy của designer ở Facebook — Phần 1: Xác định vấn đề

Trong Nguyen
Totoro Designs
Published in
4 min readJun 23, 2018

Julie Zhou, VP of Product Design Facebook, một người mà mình vô cùng ngưỡng mộ. Một tư duy tuyệt vời về thiết kế sản phẩm. Xuất phát là một Software Engineer và đến với Product Design như một cơ duyên khi thực tập ở Facebook.

Tháng 10/2016, Julie trình bày ở trước các sinh viên ở Standford với chủ đề “How a Facebook designer thinks”. Có thể nói đây là bài nói chuyện bổ ích nhất từ trước tới giờ đối với mình. Nội dung chính của bài nói trả lời một câu hỏi luôn có trong đầu chúng khi xây dựng một sản phẩm:

“Làm sao để quyết định feature nào sẽ được xây dựng?”

Và đây là những tổng kết của mình cho buổi nói chuyện này.

Product Designer ở Facebook tư duy như thế nào? Đây là ba câu hỏi mà những designer ở Facebook luôn luôn suy nghĩ khi xây dựng sản phẩm:

1. Vấn đề của người dùng/khách hàng mà chúng ta đang cố gắng giải quyết là gì?

2. Làm sao biết được đó là một vấn đề THẬT SỰ?

3. Làm sao để biết được chúng ta đã giải quyết được vấn đề này hay chưa?

Hãy xem chi tiết từng phần như thế nào.

1. Vấn đề của người dùng/khách hàng mà chúng ta đang cố gắng giải quyết là gì?

Hay nói cách khác, đó là xác định đúng nhu cầu thật sự của người dùng.

Từ khóa thật sự ở đây là “người dùng”, chứ không phải là “vấn đề”. Bởi vì, một điều chắc chắn là khi chúng ta xây dựng bất kì thứ gì, chúng ta đều đang cố gắng giải quyết một vấn đề.

Nhưng khi chúng ta bắt đầu xây dựng, chúng ta thường hay nghe “Vấn đề chúng ta cần giải quyết là tối ưu hóa (optimize) tỉ lệ click ở trang của chúng ta.”

Nghe quen không? Nhưng đó không phải là vấn đề của người dùng.

Vấn đề của người dùng là khi chúng ta ra ngoài và nói chuyện với họ, những người ngày diễn đạt một cách rõ ràng vấn đề mà họ đang gặp phải.

Có một số thứ chúng ta cần xem xét để chắc chắn rằng đó là một phát biểu chính xác về vấn đề của người dùng:

Human, đơn giản và thẳng thắn

Chúng ta không nên dùng những từ như: CTR (Click-Through Rate), tối ưu hóa (optimize) hay intergrate… Đó không phải là những từ mà những người không thuộc giới công nghệ hay dùng khi nói về vấn đề của họ.

Không bao gồm giải pháp

Người ta hay nói “Tôi sẽ xây dựng một website giúp” hay “Tôi sẽ thiết kết một app giúp ”. Chính cách phát biểu này đã giới hạn chúng ta vào một giải pháp mà bỏ đi cơ hội tìm những giải pháp khác tốt hơn. Nếu đó không cần phải là một website thì sao?

Không phải dành phần thắng cho công ty/team

Ví dụ tiêu biểu về việc này là “Công ty của chúng ta sẽ trở thành số một trong mãng ”. Người ta không có quan tâm đến công ty của bạn tốt như thế nào. Điều mà người ta quan tâm “Hey, đây là vấn đề của tôi, giải pháp tốt nhất là gì?”

Biết được lý do tại sao

Chúng ta thường hay gặp việc như thế này “Người ta không xem trang này. Đó là vấn đề chúng ta cần giải quyết”. Và chỉ dừng lại như thế và không đi sâu hơn, tìm hiểu về vấn đề cốt lõi. Tại sao người ta không xem trang này? Nó bị ẩn hay nó gây lúng túng cho người khác? Chúng ta phải biết được không chỉ là chuyện gì đang xảy ra mà tại sao nó lại như vậy.

Không chỉ là chức năng, mà còn là cảm xúc và tính xã hội

Đó không chỉ là về chức năng. Đôi khi người ta chỉ muốn cảm thấy họ quan trọng hay có ích cho người khác.

Dài quá, sẽ tiếp tục hai phần tiếp theo vào tuần sau

Phần 2: Làm sao biết được đó là một vấn đề THẬT SỰ?

Phần 3; Làm sao để biết được chúng ta đã giải quyết được vấn đề này hay chưa?

Originally published at totorodesigns.com.

--

--

Trong Nguyen
Totoro Designs

UX Designer loves to create useful, simple and intuitive products that solve real problems. More detail: http://trongnguyen.co