[UX Interview] Trải nghiệm UX Research Internship tại Google — Phần 2

Thuy Le
UX Research in Vietnam: Untold Stories
9 min readNov 1, 2019

Tiếp theo Phần 1, mình xin tiếp tục gửi đến các bạn phần 2 của bài phỏng vấn với bạn Triệu Thị Linh Diệp, UX Research Intern ở Google hè này ạ. Sau màn giới thiệu sơ bộ kỳ trước, lần này chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các trải nghiệm thực tập của bạn Diệp.

7. Bạn có thể nói về dự án cụ thể bạn đã tham gia ở Google? Vai trò và khối lượng công việc của bạn ra sao?

Cụ thể dự án thì mình không trao đổi được vì vấn đề NDA. Mình thấy khối lượng công việc cũng ổn và hoàn toàn đủ khả năng hoàn thành trong vòng 14 tuần nhưng đòi hỏi phải lên kế hoạch rất kỹ càng.

Cái mình rất value ở Google đấy là dù mình là intern nhưng được giao một dự án quan trọng mang tính nền tảng (foundational), tương đương khối lượng công việc như là một chuyên viên toàn thời gian khác. Dự án của mình là để nghiên cứu một hướng đi mới mà đội ngũ Duo đang phát triển cho năm 2020. Sau khi mình trao đổi lại kết quả nghiên cứu, design team đã ngay lập tức dùng chúng để định hướng cho những giải pháp thiết kế của họ.

Dự án của mình chia ra làm 3 giai đoạn bao gồm literature review (hình thức nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu khác), khảo sát, và phỏng vấn. Nhìn chung khoảng 3 tuần đầu tập trung làm literature review nhưng trong lúc đấy cũng viét câu hỏi khảo sát luôn. Khoảng sau 4 tuần thì mình bắt đầu tập trung lên kế hoạch cho interviews vừa đến tuần thứ 6 của đợt thực tập là bắt đầu đi phỏng vấn người dùng.

Trong dự án nghiên cứu của mình, Diệp cũng được cử đến trụ sở Google ở TP Atlanta, bang Georgia để thực hiện phỏng vấn người dùng.

Interview chia làm 2 đợt một phần vì có một trục trặc nhỏ với viêc recruit nên đợt interview cuối cùng là khoảng tuần 10/14 cả internship. Nhưng từ lúc xong đợt interview đầu tiên thì mình đã tập trung phân tích dữ liệu để đưa vào báo cáorồi. Sau đấy khi xong phỏng vấn đợt 2 thì mình quay lại và điều chỉnh lại một số kết quả nếu cần thiết, hoặc là bổ sung thêm một phần khác trong báo cáo. Nói chung 14 tuần đủ thời gian để xong các dự án nhưng bạn phải chủ động để làm chủ việc quản lý thời gian của mình. UX internship ở Google thì minimum là 12 tuần và maximum là 14 tuần.

Google có rất nhiều resources giúp làm UX research nên mình được tập trung vào những công đoạn chính trong việc nghiên cứu: viết câu hỏi cho khảo sát và phỏng vấn, chuẩn bị presentation deck v…v. Những công đoạn khác kiểu tìm participants và liên lạc participants có những bộ phận khác lo hết cho.

8. Bạn cảm thấy ngành học Tâm lý học của bạn giúp ích được gì cho công việc UX research của bạn?

Nhìn chung học ngành Tâm lý học chuẩn bị mình rất tốt cho việc học PhD, và từ đó tạo nên một tập kỹ năng đa dạng và khả năng thấu hiểu ngành khoa học nghiên cứu hành vi. Nhìn chung từ lúc bắt đầu học PhD, mình khá là quen với cả hai phương pháp định tính và định lượng. Tuy vậy nhờ học Tâm lý học hồi đại học, mình vẫn có nền tảng tốt để hiểu và thực hiện thí nghiệm(i.e. A — B testing). Ngoài ra, vì mình đã học Xác suất thống kê từ hồi đại học nên vào PhD thì cũng nhanh chóng làm quen và trau dồi khả năng thống kê dữ liệu hơn.

9. Bạn có khó khăn gì khi chuyển từ academic research sang UX research hay không?

Có lẽ khó khăn lớn nhất là từ việc làm nghiên cứu để trả lời các câu hỏi mang tính hàn lâm thì giờ nghiên cứu phải mang tính thực dụng và từ kết quả phải đưa ra các các đề xuất thiết kế rõ ràng cho các sản phẩm ngay. Ví dụ làm xong nghiên cứu học thuật xong thì đưa ra các dự đoán, mở rộng cho học thuyết này, hoặc là đúc kết về một cơ chế xã hội nào đó (social mechanisms). Làm xong nghiên cứu ở ngành công nghiệp thì đưa ra gợi ý là cần phải thêm/bớt tính năng gì, người dùng có thể gặp khó khăn ở đoạn nào, hay là có rào cản gì nếu mình muốn người dùng dùng sản phẩm của mình cho hoạt động này hay hoạt động khác.

10. Các research methodology yêu thích của bạn là gì? Vì sao?

Phỏng vấn, khảo sát, và thí nghiệm kiểu A — B testing. Mỗi phương pháp này đều có điểm mạnh khác nhau và phù hợp cho từng giai đoạn trong nghiên cứu. Mình sẽ sử dụng hình thức phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured in-depth interviews) khi các câu hỏi vẫn còn mở và mang tính khai thác, cũng như khi mình cần hiểu một cách sâu sắc về trải nghiệm của người dùng và các ngữ cảnh (context) xoay quanh trải nghiệm đó.

Survey thì có thể có tập mẫu lớn hơn (sample size). Mình có thể survey 2,000 người nhưng không thể nào interview 2,000 người được. Thế nên survey thì hữu ích cho việc tìm hiểu những thói quen phổ biến hay những xu hướng hành vi đang lên.

Thí nghiệm kiểu A — B testing thì là cách nghiêm ngặt và sâu nhất để tìm hiểu xem một sự thay đổi hay không. Đây cũng là một phương pháp có thể nghiên cứu với tập mẫu lớn trên diện rộng.

11. Ngoài công việc, Diệp có thêm ấn tượng gì về văn hoá công ty ở Google không?

Google cực kì quan tâm chăm sóc cho nhân viên lẫn thực tập sinh. Một cái mà nhiều bạn chắc cũng biết đấy là ở Google có đồ ăn miễn phí cả 3 bữa sáng, trưa, và tối cho nhân viên (mặc dù ở văn phòng mình thì thứ 5 và thứ 6 không có bữa tối. Đồ ăn free nhưng rất ngon, đa dạng, nóng hổi và healthy, đầy đủ cả tráng miệng luôn. Ở Google chắc mình ăn tuna tuần 2–3 lần haha.

Mỗi bữa đều có giờ cụ thể nhưng Google cũng có coffee bar có thể gọi các thể loại đồ uống coffee (latte) cũng như nước trái cây tươi và sinh tố. Ở chỗ mình thì từ 2h — 4h chiều có crepe nữa. Nhiều intern ở đây hay đùa là có Google 30 tức là thực tập xong ở Google thì tăng 30lbs (~13 kgs). Việc có đồ ăn miễn không chỉ đơn giản là phục vụ nhu cầu ăn uống mà nó còn tạo một văn hóa giao lưu dễ dàng hơn, cũng như nhân viên không phải ngồi suy nghĩ hôm nay ăn gì ở đâu. Đồ ăn cũng phù hợp cho nhiều chế độ ăn uống khác nhau (luôn có một món chay bên cạnh một món có thịt). Văn phòng của mình không phải ở Mountain View, nhưng thấy bảo ở đó còn nhiều đồ ăn và cơ sở vật chất hoành tráng hơn nữa.

Một số món ăn ở văn phòng Google, có cả phở VN nữa, rất đa dạng đúng không các bạn?

Ngoài ra đợt này mình còn được đi offsite (3 ngày, 2 đêm) với UX và PM của cả Comms team (bao gồm Duo, Android Messages, và Dialer) ở một resort cách Seattle 2 tiếng. Offsite rất vui vẻ và nhiều hoạt động team building làm cho đi về mình cũng thấy gần gũi và biết hơn nhiều người ở team.

Một nhiệm vụ sáng tạo nhỏ trong chuyến team-bonding của Google Duo. Nhiệm vụ là mỗi đội sẽ thiết kế và lắp ráp một chiếc xe đua, gồm có cục gỗ và bánh xe được phát cho trước, và tạo branding cho xedựa trên sản phẩm của mình. Đây là một trong những chiếc se đua của Duo team.

Thứ 5 ở đây còn có một hoạt động nữa là TGIF Happy Hour. Happy Hour luôn có thêm đồ ăn vừa bia rượu để mọi người nói chuyện giao lưu. Ngoài ra thỉnh thoảng (chắc khoảng vài tuần một lần) thì đội ngũ lãnh đạo ở Google sẽ có phát trực tiếp một thông báo và một buổi Q&A để nói những sự kiện mới nhất của công ty và giải đáp thắc mắc của nhân viên.

Là một thực tập viên, mình thấy ở đây có rất nhiều cơ hội dành cho mình để để phát triển và tận dụng nhiều nguồn lực. Trong thời gian ở Google, mình có thể tham gia 2 buổi hội thảo ở trụ sở Mountain View, và chuyến đi sẽ hoàn toàn được tài trợ nếu mình chọn đi. Cụ thể, đó là Google Women Conference và PhD Intern Conference. Ngoài ra đoạn cuối giai đoạn thực tập thì có một cái khác là UX Intern và cái này thì chỉ tổ chức ở Bay Area thôi (mình ở khu Seattle) và không có tài trợ. Lúc mình đề xuất với quản lý trực tiếp của mình thì được trả lời là nếu mình muốn đi thì lúc nào cũng sẽ được tài trợ. Tuy nhiên, các buổi này đều trùng với đợt mình đi công tác hay tham gia offsite cùng với team nên không tận dụng được cái nào.

Cuối cùng, mình thấy mọi người ở đây đều rất quan tâm đến work — life balance và không thấy có đòi hỏi phải làm quá thời gian hay là có áp lực gì gì. Trong team mình khi có ai cần phải gặp bác sĩ hay có biến cố gia đình gì thì mọi người làm việc tại nhà, nói chung là khá linh hoạt. Cuối đợt thực tập, mình tập trung phân tích dữ liệu, quản lý của mình cũng bảo là giờ cần tập trung thì mình có thể ngồi làm tại nhà cũng được.

11. Chưa đầy một năm nữa, bạn sẽ chính thức tốt nghiệp với tấm bằng Tiến Sĩ ngành Thông tin. Bạn đã nghĩ đến những dự định tương lai của mình sau khi tốt nghiệp?

Mình dự định sẽ apply vào các UX research positions và theo đuổi ngành này.

12. Lời cuối cùng, bạn có lời khuyên nào cho các bạn đang muốn thử sức với UX Research ở Việt Nam?

Nhìn chung mình chưa làm nghiên cứu ở VN bao giờ nên không quá rõ, nhưng mình thấy ở VN có lẽ nền tảng để khuyến khích và trân trọng giá trị của việc nghiên cứu vẫn chưa quá phát triển. Tuy vậy vai trò của UX researcher luôn luôn là một cái quan trọng: là tìm hiểu về người dùng một cách sâu sắc (qua nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau) sau đó đem lại hiểu biết này về cho team của mình. Hi vọng các công ty ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển có nhiều vị trí cho UX research. Kể cả khi công ty không có vị trí chính thức cho UX research, các bạn vẫn có thể cố gắng thử gửi khảo sát hay phỏng người dùng trên quy mô nhỏ để trau dồi kinh nghiệm cho bản thân.

Cảm ơn Diệp, chúc bạn thành công trên con đường đã chọn của mình.

--

--

Thuy Le
UX Research in Vietnam: Untold Stories

UX Researcher & Consultant at Bosch Global Software Technologies. Freelance UX Partner for Each&Other and Applause. Formerly at One Mount & BE GROUP.