LeSS framework — Khung làm việc LeSS

Velacorp
VelaCorp
Published in
4 min readNov 1, 2018

Khung làm việc LeSS

Việc mở rộng quy mô SCRUM bắt đầu từ việc hiểu thế nào là một-team SCRUM tiêu chuẩn. Từ đó, tổ chức của bạn sẽ bắt đầu có thể hiểu và áp dụng LeSS, một khung làm việc yêu cầu phải xem xét mục tiêu của các thành phần trong team SCRUM và tìm cách để đạt được cùng mục tiêu đó trong các giới hạn của các nguyên tắc SCRUM tiêu chuẩn.

Việc phát triển theo tư duy Agile với SCRUM yêu cầu một sự thay đổi tổ chức sâu sắc để có thể trở nên linh hoạt. Do đó, cả Scrum hay LeSS đều không nên được coi là một áp dụng đơn lẻ. Thay vào đó, chúng sẽ tạo nên một khung làm việc được thiết kế cho cả tổ chức.

Hai Khung làm việc Agile mở rộng quy mô

LeSS cung cấp hai khung làm việc Scrum khác nhau cho tổ chức lớn. Hầu hết các yếu tố mở rộng của LeSS đầu tập trung vào việc hướng sự quan tâm của tất cả các team tới toàn bộ sản phẩm chung thay vì “phần việc của tôi”. Vấn đề tập trung vào toàn cục và “điểm tiếp xúc” có lẽ là vấn đề chủ đạo trong việc giải quyết bài toán mở rộng quy mô. Hai khung làm việc — thực ra cơ bản chính là một team Scrum gia tăng quy mô — là:

LeSS: Lên tới 8 team (mỗi mỗi team 8 người)
LeSS Huge: Lên tới vài ngàn người trên cùng một sản phẩm.

Nói nó chính là một-team-Scrum có nghĩa là gì?

LeSS là phiên bản tăng quy mô của một-team-Scrum, và nó duy trì nhiều thói quen và ý tưởng của một-team-Scrum. Ở LeSS, bạn sẽ thấy:

  • một Product Backlog duy nhất (bởi vì nó là dành cho sản phẩm, không phải cho một team)
  • một Định nghĩa Hoàn thành (DoD) cho tất cả các team
  • một Phần tăng trưởng Sản phẩm Có thể Có khả năng chuyển giao ở cuối mỗi Sprint
  • một Product Owner
  • nhiều team hoàn chỉnh, đa chức năng (không hề có một team chuyên biệt nào)
  • chỉ một Sprint.

LeSS có gì khác biệt?

  • Sprint Planning phần 1: thêm vào việc chỉ có một Product Owner, nó sẽ bao gồm tất cả mọi người trong tất cả các team. Để cho thành viên của các taem tự quyết định phân chia các item trong Product Backlog. Các thành viên còn trao đổi, thảo luận về các cơ hội để tìm được những công việc chung và các phối hợp, nhất là đối với các item có liên quan đến nhau.
  • Sprint Planning phần 2: việc này sẽ được diễn ra độc lập (và thường song song), tuy nhiên đôi khi để phục vụ việc phối hợp công việc và học hỏi, hai hoặc nhiều team có thể cùng tổ chức trong cùng một phòng (nhưng vẫn ở các khu vực khác nhau).
  • Daily Scrum: Sự kiện này cũng được tổ chức riêng biệt bởi các team, nhưng một thành viên của team A có thể quan sát Daily Scrum của team B, để gia tăng tính chia sẻ thông tin.
  • Phối hợp: nói chuyện với nhau, trao đổi qua code, hay bất kỳ công cụ nào phục vụ việc trao đổi thông tin khác.
  • Làm mịn Product Backlog tổng quát: có thể có một buổi làm mịn chung (không bắt buộc) và ngắn gọn bao gồm Product Owner và thành viên của tất cả các team. Mục tiêu chính là để xác định team nào sẽ có khả năng cao thực hiện các item nào, và từ đó sẽ chọn các item đó để phục vụ cho buổi làm mịn từng team sẽ đi sâu hơn. Đây cũng là cơ hội để điều chỉnh với Product Owner và tất cả các team.
  • Làm mịn Product Backlog: điều bắt buộc duy nhất ở LeSS là buổi làm mịn từng team, và nó cũng giống như là làm mịn Backlog ở một-team-Scrum. Tuy nhiên có một điểm khác biệt chung và hữu ích là làm mịn Backlog đa team, trong đó hai hoặc nhiều team sẽ làm mịn ở cùng một phòng, để gia tăng tính trao đổi và phối hợp.
  • Sprint Review: cùng với một Product Owner, nó sẽ bao gồm tất cả mọi người ở tất cả các team, cùng với khách mời là Cổ đông hoặc khách hàng/người dùng. Trong giai đoạn kiểm tra phần gia tăng của sản phẩm và các item mới, có thể cân nhắc hình thức “chợ phiên”, hay là “triển lãm”: một phòng lớn với nhiều khu vực, mỗi khu vực sẽ được một team điều hành, nơi các item được phát triển bởi team tương ứng sẽ được trình diễn và thảo luận.
  • Buổi Retrospective tổng quát: đây là một buổi họp mới không xuất hiện khi chỉ có một team Scurm, và mục đích của nó là để khám phá, cải tiến hệ thống chung, thay vì tập trung vào một team cụ thể. Thời lượng tối đa của nó là 45 phút/mỗi tuần của Sprint. Buổi này bao gồm Product Owner, các Scrum Master, và thành viên đại diện được quay vòng của từng team.

Bài viết được dịch từ https://less.works/less/framework/index.html

--

--