Teamwork hiệu quả trong Agile

Nguyen Ngoc Ha
VelaCorp
Published in
4 min readJan 13, 2020

Không có dự án nào thành công nếu không có team hoạt động hiệu quả. Thuật ngữ “teamwork” hay “làm việc theo nhóm” thể hiện quá trình hợp tác của một nhóm người để hoàn thành mục tiêu chung.

Tuy nhiên, teamwork không hề đơn giản và mang trong mình rất nhiều thách thức. Bài viết này sẽ mô tả ba thành phần của mô hình quản lý Agile có thể giúp các nhà quản lý hợp tác với các thành viên team và đảm bảo sự phối hợp hiệu quả.

Mô hình quản lý Agile

Mô hình quản lý Agile cho rằng teamwork hiệu quả phải dựa trên mức độ phối hợp công việc và giao tiếp giữa các team và giữa thành viên team. Tuyên ngôn Agile xác định 12 nguyên tắc chỉ ra cách thức các team trong lĩnh vực phần mềm, công nghệ, website, tiếp thị và các dự án khác phải phối hợp công việc với nhau để đạt được thành công.

Theo đó có 3 nguyên tắc chính xác định sự thành công của teamwork, đó là:

  • Nhà kinh doanh và kỹ sư lập trình phải trao đổi và hợp tác cùng nhau hàng ngày trong suốt dự án.
  • Trong môi trường làm việc hợp tác, một thành viên có động lực tốt sẽ làm việc hiệu quả hơn.
  • Đối thoại trực tiếp là phương pháp hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin trong team.

Ba nguyên tắc trên chính là cơ sở của mô hình quản lý Agile. Với cách tiếp cận như vậy, các nhà quản lý dự án có thể xây dựng các nhóm làm việc hiệu quả và đảm bảo thành viên team làm việc theo nhóm. Có nghĩa là mọi người phải hợp tác và giao tiếp với nhau bằng kỹ năng riêng của mình, cung cấp phản hồi mang tính xây dựng tới các thành viên khác và tới quản lý cấp trên, và cố gắng tránh mọi xung đột cá nhân.

Ba yếu tố ảnh hưởng đến Teamwork

Mô hình quản lý Agile khẳng định, để teamwork hiệu quả cần dựa trên 3 yếu tố sau:

  • Giao tiếp
  • Phản hồi
  • Động lực

Giao tiếp

Giao tiếp giữa các team hay giữa thành viên team thúc đẩy thành công của dự án. Các kênh giao tiếp hiệu quả đảm bảo thông tin được trao đổi rõ ràng và người nhận hiểu rõ thông điệp truyền đi. Nói cách khác, thông tin được chia sẻ hiệu quả, không bị rơi rụng hay thay đổi trong quá trình trao đổi.

Mô hình quản lý Agile cho rằng giao tiếp trực tiếp là cách tốt nhất để truyền thông tin giữa mọi người. Đối thoại mở chính là một loại giao tiếp trực tiếp. Các nhà phát triển phần mềm, khách hàng, nhà tài trợ và các bên liên quan khác phải giao tiếp trực tiếp hàng ngày thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp dựa trên cơ sở sự đồng cảm và tin tưởng.

Phản hồi

Phản hồi là việc thông tin được truyền đi hai chiều giữa các thành viên trong nhóm. Phản hồi thông tin giúp các thành viên team điều chỉnh hành vi hiện tại và tương lai của mình để đạt được kết quả mong muốn của dự án.

Mô hình quản lý Agile coi phản hồi là cơ chế phản ứng với một hành động hoặc một hành vi. Thông qua phản hồi, các nhà quản lý dự án có thể tăng cường hiểu biết về các team cũng như thúc đẩy các sáng kiến cải tiến và khuyến khích những thay đổi tích cực.

Trong môi hình quản lý Agile, phản hồi nên:

  • Có mục đích rõ ràng, để các thành viên trong nhóm biết phải bắt đầu, dừng lại và tiếp tục cái gì;
  • Cụ thể và mô tả rõ ràng, để giúp team hiểu làm thế nào để thực hiện công việc có tính lặp đi lặp lại;
  • Đưa ra các lựa chọn thay thế tích cực, để team có thể chấp nhận rủi ro tích cực khi thực hiện các công việc khác nhau.

Động lực

Team có động lực cao nhờ sự phối hợp giữa giao tiếp và phản hồi hiệu quả. Nói cách khác, một cá nhân có động lực tốt trong môi trường dự án Agile có thể giao tiếp hiệu quả với các thành viên team khác và quản lý cấp trên, điều chỉnh hành vi của mình và chấp nhận những rủi ro mang tính tích cực.

Team có động lực cao được xây dựng dựa trên sự thỏa hiệp, khuyến khích và hợp tác. Một cá nhân có động lực cao sẵn sàng làm việc với những người khác và đáp ứng các cam kết trong môi trường hợp tác.

Để team có động lực đòi hỏi phải loại bỏ bất kỳ trở ngại và kỳ vọng không thực tế nào làm mất giảm sự sáng tạo của các thành viên team và phá hủy sự đoàn kết của team. Tinh thần teamwork sẽ xuất hiện khi các team được thúc đẩy và hợp tác trên cơ sở tin tưởng và tự chủ.

Bài viết dựa theo nguồn: https://mymanagementguide.com/ensuring-teamwork-agile-approach/

Ảnh: nguồn Internet

--

--