Tác phẩm Xuân 2023

Victor Ho
Victor's Journey
6 min readMar 5, 2023

--

Những tháng đầu năm 2023 thì đa phần mình dành cho sách nói; vì với cuộc sách hiện tại thì đây là kênh mình dễ tiếp cận nhất; có thể nghe sách mọi lúc mọi nơi. Các cách thưởng khác mà ngày xưa mình rất thích như xem phim, đọc sách thì không còn nhiều điều kiện để tiếp tục nữa. Cho nên trong bài này thì mình sẽ share những sách nói hay mà mình đã nghe:

Bí mật chiếc xô cảm xúc — Tom Rath

Một cuốn sách self-help kiểu Mỹ; chỉ là cách minh họa khác nhau. Mình không ấn tượng nhiều lắm với nội dung trong sách, đa phần kiến thức là đã biết. Tuy nhiên với những kĩ năng “mềm” trong sách, thì thỉnh thoảng mình cũng nên nghe lại để tự rèn luyện bản thân.

Tam quốc diễn nghĩa — La Quán Trung

Đã tới lúc tôi thưởng thức tác phẩm kinh điển, một trong tứ đại danh tác của Trung Hoa: Tam Quốc diễn nghĩa. Và ý tôi là thưởng thức đúng nghĩa, khi mà tôi đã đủ kiến thức nền để hiểu được cái hay của tác phẩm.

Thật sự là một tác phẩm quá hay, không xứng danh kiệt tác của văn học đã trường tồn mấy trăm năm qua. Không chỉ là cốt truyện li kỳ với nhiều tình tiết hấp dẫn về lịch sử, chính trị, mưa lược quân sự; mà còn là nghệ thuật kể chuyện tài tình của La Quán Trung. Đã 400 năm mà nghệ thuật truyện của ông vẫn còn hấp dẫn cho tới ngày nay, và chắc hẳn đây là nền móng của cách dẫn chuyện nhiều tiểu thuyết hiện đại.

Cover sách nói TQDN trong Voiz

Sức khỏe gia đình — Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Ban đầu tôi đọc sách này để biết thêm kiến thức chăm con. Nhưng đọc xong thì thật sự “ghiền” văn phòng của tác giả — bác sĩ Đồ Hồng Ngọc.

Bìa sách “sức khỏe gia đình”

Cuốn sách không chỉ cung cấp những kiến thức y khoa cần thiết cho mọi người, mà tác giả đã khéo léo dùng nhiều ví dụ bình dân để giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung. Mà tôi thật sự ngưỡng mộ cách viết đậm chất nghệ thuật của tác giả. Nghe một cuốn sách về y khoa, mà tôi cứ tưởng đang nghe một tác phẩm văn chương. Thật là quá tài tình. Tác giả viết câu chữ gẫy gọn, lại gieo vần hài hòa nên đọc lên nghe cứ như là thơ. Tác giả lại thường xuyên dẫn nhập những câu văn, thơ từ các tác phẩm văn học nổi tiếng, giúp càng nhấn mạnh kiến thức được chia sẻ trong quyển sách hơn.

Đọc cuốn này xong, tôi không chỉ học thêm nhiều kiến thức bổ ích, mà cái tâm của tôi còn vui hơn nhờ tác phẩm đậm chất hài hước của cuốn sách.

Vẫn văng vẳng đâu đây một câu rất hay học được từ sách “Sức khỏe gia đình” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc:

“ Trí túc tiện túc, đãi túc hà thời túc

Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn “

- Nguyễn Công Trứ trong bài “Chữ Nhàn”

Dịch Nghĩa :

Biết đủ là đủ, đợi đủ bao giờ mới đủ?

Biết nhàn là nhàn, đợi nhàn bao giờ mới nhàn?

Từ cuốn đầu tiên, tôi đã tiếp tục nghe thêm các cuốn từ BS Đỗ Hồng Ngọc: Gươm báu trao tay, những người trẻ lạ lùng. Và giờ đang nghe “Già ơi chào bạn”.

Văn phong của tác giả rất hay: vừa sâu sắc nhiều tri thức, lại phong phú kết hợp thơ văn; lúc cần thì nghiêm túc sâu sắc; lúc khác thì lại hóm hỉnh hài hước; giúp người đọc vừa tiếp thu được kiến thức mới mà vẫn vui vẻ, đọc không thấy chán. Thật là một cách viết sách hay, dễ tiếp cận. Và nó có một cái gì đó rất riêng, rất Đỗ Hồng Ngọc trong văn phong của tác giả. Đương nhiên, cái chất riêng đó khó mà diễn tả thành lời (hoặc do tôi ít chữ không biết diễn tả); chỉ biết đọc lên một đoạn là cảm ngay được văn phong của Đỗ Hồng Ngọc.

Qua các sách này, tôi biết bác sĩ từ lâu đã thích và giỏi nhiều môn, từ y khoa đến văn học, sư phạm. Sau này bác chọn làm ngành Y, nhưng vẫn tiếp tục giảng dạy và viết lách. Thật tài tình và tài giỏi. Đọc qua đời bac sĩ mà tôi nghĩ tới đời mình. Có chăng tôi cũng có thể làm song song như vậy?

Già ơi chào bạn

Một cuốn sách rất hay về tuổi già của BS Đỗ Hồng Ngọc. Tuổi già, hoặc sắp già nên đọc qua cuốn sách này. Tôi nghe thì cũng thấy hay, hiểu được tuổi già hơn, và chắc hẳn sẽ giúp mình ứng xử với các bác bách nhiên giai lão tốt hơn.

Một điều tôi học được cuốn sách đó là sự khác biệt trong văn hoá về quan niệm “Tuổi già”, từ đó dẫn tới thái độ đối với tuổi già và cuộc sống của người già trong nền văn hoá. Tôi sẽ không ghi lại chi tiết ở đây để tránh làm “mất cái hay” (spoil) của cuốn sách; mọi người nên đọc qua thì hay hơn.

Gió heo mây đã về

Sau khi đọc xong cuốn “Già ơi chào bạn”, tôi lại chuyển qua nghe tiếp quyển sách về giai đoạn chớm già, tuổi trung niên. Như thương lệ, Bs Ngọc viết rất hay. Tôi học được thêm nhiều điều về tuổi này, lứa tuổi mà trước đây tôi không được biết nhiều lắm. Quyển sách giúp tôi hiểu hơn được phần nào tâm lý của ba mẹ, cô chú lớn tuổi hơn mình. Ba mẹ tôi (và vợ) đều đã trải qua lứa tuổi heo mây này, nên có lẽ không còn giống như mô tả tả trong sách, tuy nhiên nếu nhớ lại tầm 10 năm trước thì đâu đó tôi cũng thấy được ba mẹ trong này.

Hiểu được người lớn tuổi hơn, cũng chính là chuẩn bị cho tương lai của mình. Nhờ (hay Do) đọc cuốn sách của BS Đỗ Học Ngọc mà tôi tự nhắc nhở mình để có cách nhìn khái quát hơn về cuộc sống, đời người và công việc. Tôi không còn quá nặng lòng suy nghĩ về việc có nên chuyển việc theo anh Hiếu để có thu nhập ổn hơn hay không. Mà tôi đanh nghiên cứu nhiều hơn về tài chính cá nhân, đầu tư tiết kiệm để đạt tự do tài chính mà ít lệ thuộc vào công việc. Chọn được công việc mình ưng ý và mức lương hậu hĩnh thì quả là tuyệt vời, nhưng “công việc trong mơ” thật khó thấy. Điều tốt hơn nên là biến công việc hiện tại công việc trong mơ.

Lương cao, phúc lợi tốt, việc nhàn thì ắt hẳn có một chiến lược gì đó đằng sau, kiểu như tạo danh tiếng để tuyển người giỏi chẳng hạn. Khi đã đủ nhân lực và tạo một đội ngũ bền vững rồi, giống như Bosch, thì lại kêu tiết chế, giảm cost, cắt nhân lực để bắt đầu kiếm lợi nhuận là chuyện không mới. Công ty tôi (B) thì không phải hoàn hảo, nhưng tôi khâm phục nhất cái chiến lược không đuổi người, dù kinh tế khó khăn. Một chiến lược đi lại biết bao công ty lớn trên thế giới. Chứng tỏ dàn lãnh đạo của Bosch vẫn rất bản lĩnh để đầu tư lâu dài, và coi trọng yếu tố con người hơn là lợi nhuận ngắn hạn.

Hiểu về trái tim — Đỗ Hồng Ngọc

Một cuốn viết về Phật và Thiền, mà sao bác sĩ viết đúng và hay thế.

“Đúng” ở đây là viết đúng ý tôi, giúp tôi dễ hiểu thế. Chứ như theo đạo Phật, thì “đúng” là khái niệm tương đối, không cái đúng tuyệt đối.

“Hay” ở đây là nhờ văn phong đa dạng mà đạm chất nghệ thuật của tác giả, đọc văn xuôi mà cứ ngỡ là đọc thơ. Hay lắm. Gặp được tri kỉ nên đọc tới đâu là thấy hay tới đó.

--

--

Victor Ho
Victor's Journey

Utilize technology to help people have better life.