Điều tôi học được trong năm 2019 (phần 3)

Andy Le
5 min readJan 12, 2020

--

Đây là phần cuối trong loạt bài tổng kết lại năm 2019 của mình. Nếu chưa đọc bài nào, các bạn có thể xem phần 1phần 2 trước.

Đào tạo

Trong tổ chức engineering, đào tạo là công việc có thể chưa mang lợi ích trong ngắn hạn, nhưng lại rất tốt trong trung hạn & dài hạn. Việc xác định được mã gene của tổ chức, để đưa vào chương trình đào tạo giúp nuôi dưỡng những thế hệ chủ nhân kế tiếp của tổ chức. Nhiều công ty có được những nhân sự chính từ chương trình đào tạo của họ.

Mã gene này cũng giúp tổ chức sàng lọc những nhân sự phù hợp. Tuy nhiên, nếu mã gene đó không thực sự khỏe mạnh thì sẽ dẫn tới:

  • Tình trạng “hôn nhân cận huyết", làm tổ chức bị suy thoái.
  • Không hấp thụ được các gene tinh hoa khác từ môi trường bên ngoài vào tổ chức.

May mắn là năm qua, mình được hỗ trợ để nhân rộng chương trình đào tạo cho Fresher của ZaloPay. Tiếp cận có hệ thống theo hướng mở và lấy con người làm trung tâm là một trong những kim chỉ Nam để xây dựng chương trình.

Câu hỏi thú vị (và khó) được đặt ra tiếp theo là: Nhân sự được đào tạo xong, nên được sử dụng như thế nào cho hiệu quả? Nếu theo mô hình AGE cho tổ chức, mình có thể thấy được một số lời giải tạm thời như sau.

Có điều kiện để thử nghiệm áp dụng những mô hình này quả thực là một điều hấp dẫn đối với mình trong năm 2020.

“If you want to build a ship, don’t drum up people to collect wood and don’t assign them tasks and work, but rather teach them to long for the endless immensity of the sea.” — Antoine de Saint-Exupery

Open R&D (ORD) Framework

Phát triển team đòi hỏi thời gian, không những để phát sinh những liên kết bền chặt giữa các cá nhân mà còn để mỗi cá nhân tự học hỏi và phát triển. Không phải tự nhiên, người xưa có câu: “nuôi quân ba năm, dụng một giờ”.

Việc học hỏi này của các cá nhân nên được tiến hành để tạo ra các sản phẩm (nhỏ) hữu ích. Dưới góc nhìn của tổ chức nên có một cách nhìn mở, cùng có lợi, cùng tham gia định hướng, đặt đề bài để giúp các cá nhân nhận thấy các vấn đề mà mình có thể giải quyết và giá trị mang lại cho tổ chức.

Việc áp dụng framework này vào làm việc trong năm 2019 đã mang lại được một số kết quả đáng khích lệ. Có những ngày mà cả team chúng tôi hạnh phúc ngồi đếm sao trên Github.

“Done is better than perfect”. Các open project ở trên có cái hay là rèn luyện cho các kỹ sư tư duy tận tâm trong từng sản phẩm của mình khi đi ra ngoài. Qua đó, giúp tổ chức có thêm các kỹ sư có tư duy sản phẩm (Đọc thêm: product-minded engineers)

Leadersheep

Kỹ năng lãnh đạo (hay leadership) là một thuật ngữ nghe có vẻ đao to búa lớn. Nhiều kỹ sư trong số chúng ta vì quá yêu những dòng code & lady bug 🐞 mà không thích làm quản lý.

Tuy nhiên, có thể ở tổ chức bạn không làm quản lý. Nhưng bạn phải tự lãnh đạo chính cuộc đời mình. Vì thế, việc định hướng, giúp cho các cá nhân trưởng thành, trở thành các nhà-quản-lý-không-chức-danh thực sự là một điều đáng để tâm khi xây dựng tổ chức. Qua quá trình này, chúng ta cũng có thêm hạt giống của các thế hệ lãnh đạo kế tiếp.

“With great responsibility comes great power”

Với engineering, có một phương pháp mà mình thấy áp dụng khá tốt đó là:

  • Tạo một mục tiêu cụ thể (đa phần là build/hack things) với thời gian xác định. OKR là một công cụ hay dùng cho phần này.
  • Build team thực hiện với những người phù hợp với cơ cấu phù hợp (x-team). Chú ý cần trang bị cho x-team đầy đủ hiểu biết theo 5C (5 Clear). Nhấn mạnh về việc giữ một nhịp điệu làm việc (working rhythm) với team lead.
  • Grant họ toàn quyền hoạt động (autonomy) & thi thoảng họp review kết quả.
  • Ghi nhận các kết quả đã deliver được của họ trong tổ chức. Ngoài ra, nếu làm project mở, các bạn còn có một sự tưởng thưởng khá lớn từ cộng đồng.
Sản phẩm của team được đăng tải trên Grokking

Các kết quả ban đầu tuy có thể còn góc cạnh, nhưng tới phiên bản sau chắc chắn sẽ tốt hơn. Về cơ bản, với mục tiêu deliver được một sản phẩm hữu ích, cách các bạn tận tâm để hoàn thành là một cách họ trưởng thành rất nhanh. Điều này vô hình chung tạo cho các bạn một tinh thần hơn hẳn những đàn anh đi trước, “anh hùng xuất thiếu niên".

Ở một góc nhìn khác, trong chiến trận ngày xưa, tướng muốn áp dụng các binh pháp trận đồ cũng cần truyền dạy cho binh lính về binh pháp. Chỉ khi đồng tâm nhất trí thì mới giành chiến thắng được. Leadership theo mình cũng là một dạng binh pháp trong các tổ chức engineering.

Leadership may be all about laying foundations to help people connect the dots and shine brightly

Phần kết

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết của mình. Những nội dung trên đa phần đến từ trải nghiệm của mình trong năm qua, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Nếu có thể, các bạn có thể phản hồi qua comment để mình hoàn thiện dần.

--

--

Andy Le

Engineer that loves big systems, history & entrepreneurship. 👨‍🎨 Now I’m working for ZaloPay as a principal engineer. 🏡 About me: https://bigsonata.com