NGHỀ ĐẦU BẾP, MỨC LƯƠNG BAO NHIÊU?

Phan Thi Ngoc Qui
6 min readJul 30, 2018

--

Bếp là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ nhà hàng hay khách sạn nào. Mỗi một vị trí trong bếp đóng một vai trò quan trọng để căn bếp được hoạt động hiệu quả. Đầu bếp là công việc nhận được nhiều sự quan tâm và có mức thu nhập hấp dẫn trong những năm gần đây tại thị trường lao động Việt Nam. Tại Mỹ, Canada và một số nước châu Âu như Pháp, Anh, nghề bếp nằm trong top 15 công việc có mức thu nhập cao và ổn định. Thu nhập của đầu bếp ở các vị trí và môi trường làm việc khác nhau cũng có sự chênh lệch khác nhau, song mức lương trung bình của nghề bếp có thể xem là khá cao trên thị trường lao động hiện nay. Nghề nào cũng vậy, khi một người xin việc cái họ nhìn vào công ty sau chuyên ngành là lương bổng và quyền lợi được hưởng. Nói trắng ra, không một ai mà không hy vọng mình vào công ty có được mức lương cao.

Nhu cầu ăn uống ngày càng cao đòi hỏi số lượng đầu bếp ngày càng tăng, do đó hiện có rất nhiều nhà hàng, khách sạn tuyển dụng đầu bếp từ phụ bếp, quản bếp, bếp phó đến bếp chính. Nói là vậy, nhưng nhiều người cũng rất thắc mắc về mức lương như thế nào, có cao không. Vậy bạn có biết mức lương của các vị trí trong bếp hiện nay là bao nhiêu, cao hay thấp, có chiều hướng tăng hay giảm trong tương lai, có hay nên học nghề bếp? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu điều này nhé!

Trong thời đại ngành Du lịch — Ẩm thực phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mức lương Đầu bếp cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Mức lương — thưởng của nghề đầu bếp hiện nay tương đối cao so với các ngành nghề khác, là một trong những yếu tố khiến nghề này thu hút nhiều đối tượng tham gia học tập.

Năm 2017 là bước đầu của sự đột phá lên ngôi của nghề đầu bếp, do đó có nhiều chênh lệch khá lớn phụ thuộc vào chức vụ, vị trí và phụ thuộc vào cả môi trường làm việc. Do đó, đầu bếp có kinh nghiệm, tay nghề cao, làm việc trong những môi trường chuyên nghiệp sẽ có mức lương khác so với những đầu bếp mới vào nghề. Mặc dù có sự chênh lệch, song nhìn chung, thu nhập nghề đầu bếp được xem là cao hơn so với rất nhiều ngành nghề khác hiện nay.

Lương của đầu bếp mới vào nghề

Đầu bếp mới vào nghề đa phần là những bạn trẻ vừa hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp hay đã được đi làm và chưa có nhiều kinh nghiệm. Đây là nguồn lao động trẻ, có tay nghề tuy nhiên vẫn còn thiếu kinh nghiệm làm việc cũng như những kỹ năng xử lý các vấn đề trong gian bếp. Vì thế, những đầu bếp mới vào nghề thường bắt đầu công việc của mình ở vị trí phụ bếp, và có mức lương khoảng từ 3–5 triệu đồng/tháng.

Đầu bếp là người chịu trách nhiệm nấu nướng, chuẩn bị các nguyên liệu chính, trang trí, ra sản phẩm… Lương hiện nay của một đầu bếp nằm ở mức 8–10 triệu đồng/tháng.

Lương bếp phó, bếp trưởng

Đã là một đầu bếp, ai cũng mong muốn và cố gắng nỗ lực để có thể đạt được những vị trí cao trong gian bếp như trưởng nhóm, bếp phó hoặc bếp trưởng. Khi đã đặt chân lên những vị trí này, mức lương cứng mà người đầu bếp nhận được có thể lên đến vài chục triệu khi làm lâu dài.

Tổ trưởng có mức lương dao động từ 12–14 triệu/tháng, bếp phó từ 15– 17 triệu đồng. Trong khi đó, bếp trưởng đạt được con số hơn 20 triệu đồng.

Trong nghề bếp, lương được phân chia theo thứ tự tay nghề (Ảnh: Internet)

Năm 2017 là vậy, nhưng sang năm 2018 theo như dự báo có nhiều khởi sắc hơn khi mức mức lương ở các ngành nghề đều được Hội đồng tiền lương Quốc gia và các doanh nghiệp thống nhất tăng với mức đề xuất là 6,5% so với năm 2017. Đó là niềm vui cho các ngành nói chung và ngành bếp nói riêng.

Nếu xét về năm 2018 so với 2017, thì năm 2018 là cơ hội cho các bạn trẻ hiện là đầu bếp, bếp chính cơ hội để phát triển bản thân không những trong nước mà ra cả quốc tế, bên cạnh đó những bạn đang có ý muốn học nghề bếp hay ấp ủ ước mơ trở thành đầu bếp thì hãy tự tin tìm cho mình một trường trung cấp chuyên nghiệp nấu ăn tốt nhất nhé, để bạn có thể theo kịp và vươn xa hơn nữa với ước mơ nấu ăn của mình.

Theo khảo sát trung bình năm 2018, mức lương được dự đoán sẽ nằm ở mức tối thiểu cho vị trí phụ bếp là từ 5–6 triệu đồng; đầu bếp 11–13 triệu; tổ trưởng 14–16 triệu; bếp phó 16–20 triệu, bếp trưởng từ 22– 40 triệu đồng/tháng… Nếu làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, resort 5 sao hay ngoại ngữ tốt thì có rất nhiều cơ hội để ra nước ngoài làm việc và có cả cơ hội định cư hấp dẫn thì mức lương có thể cao hơn nhiều lần. Có không ít các đầu bếp nước ngoài kiếm được 3.000USD/tháng hoặc 9.000USD/tháng khi có bằng cấp giá trị và kinh nghiệm làm việc lâu năm.

Nhân lực nghề bếp đang thiếu hụt nghiêm trọng không chỉ trong nước mà các quốc gia khác cũng đang cần một lực lượng đầu bếp đông đảo để phát triển du lịch, ẩm thực tại đất nước của họ. Do đó, tuyển dụng đầu bếp Việt đang là xu hướng của thị trường lao động thế giới. Với tình hình này đến năm 2020, Việt Nam sẽ có được những đầu bếp được ra nước ngoài làm việc và cơ hội du nhập ẩm thực phương Tây về Việt Nam là càng lớn. Song song đó, với du nhập ẩm thực thì việc tuyển dụng nhân lực nghề bếp về các chuyên môn làm món Á, Âu, Nhật, Hoa sẽ được nhân ra rộng rãi và mức lương của người đầu bếp có nguy cơ tăng cao vào đến năm 2020.

Để đáp ứng nhu cầu học nghề bếp và những câu hỏi được đặt ra là nên học trung cấp nghề bếp ở đâu tốt nhất, nhanh nhất thì hiện nay có rất nhiều trung tâm, trường nghề ra đời với mục đích đào tạo nghề bếp, trong đó nổi trội hơn hẵn là trường Trung cấp Kinh tế — Du lịch Tp.HCM hay gọi là CET, đào tạo các khóa học đầu bếp chuyên nghiệp với ngành Kỹ thuật chế biến món ăn.

Trong một giờ học của học viên CET (Ảnh: Internet)

Rất nhiều học viên tại CET đã có thu nhập ổn định từ nghề bếp ngay trong quá trình còn học tập. Bên cạnh đó, chứng chỉ nghề uy tín cùng với những kinh nghiệm có được từ quá trình thực tập, quan trọng nhất là kiến thức chuyên môn đã giúp nhiều học viên đã có được việc làm tốt tại những nhà hàng lớn chỉ trong thời gian ngắn.

Nếu bạn có quan tâm về CET có thể xem chi tiết hơn tại đây về các blog về trường, các hoạt động của trường luôn luôn được cập nhật để có thể phục vụ nhu cầu tin tức của các bạn nhanh nhất.

Học nhanh, có việc làm ngay, ứng dụng được kiến thức đã học vào việc làm thực tế và đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng về khả năng làm nghề ngay sau khi nhận việc là những ưu điểm của việc lựa chọn theo học nghề đầu bếp hiện nay. Nếu bạn yêu thích nghề Bếp, muốn theo nghề và có thu nhập hấp dẫn, hãy trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, rèn kỹ năng nghề và tích lũy kinh nghiệm để sẵn sàng đón đầu các cơ hội nhé!

--

--